Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Dương thức Thái Cực Quyền thôi thủ

by BBT Yhctvn

Dương thức Thái-cực-quyền Thôi-thủ gồm có 3 phép truyền thống, soạn giả xin được giới thiệu sơ lược.

A – Định bộ thôi thủ (đứng tấn một chỗ đẩy tay)

Định-bộ-thôi-thủ còn gọi là tứ-chính-bộ-thôi-thủ. Là hai người dùng 4 phép BẰNG-PHÚC-TỀ- ÁN, đẩy nhau tại nguyên chỗ.

Động tác 1 :

AB, hai người đứng đối diện nhau, chân phải đồng bước tới (tập quen thì đổi sang trái cho được đồng đều). Tay trái đưa tới nghiêng 45 độ, cho hai cánh tay dựa vào nhau, giao thoa, xoay mu bàn tay về hướng đối thủ, tay chạm, dựa nhau hàm chứa bằng kình (tức mắt thần đặt vào tay để đo lường kình lực địch). Kể cả hai dùng lòng bàn tay phải đặt lên chỏ trái đối thủ (gọi là SONG ĐÁP THỦ).

  • A chân trước co (Cung bộ), B co chân sau (Hư bộ)
  • B dùng hai tay Án qua A, A dùng vai trái chịu đựng thế án của
  • A, thân trên xoay về bên trái… (h. 1)

(A áo đen, B áo trắng ;B dùng thế án, B dùng tấn Bằng)

Động tác 2 :

Thuận theo thế án của B, A xoay thân qua trái và tọa lực về phía sau, cổ tay trái vẫn Bằng sức Án của B đẩy tới ; cổ tay phải A Niêm (dính liền) lấy chỏ trái B, và hướng về hướng trái Phúc (đưa, dẫn) qua, cánh tay phải ngoại triền cho chưởng tâm xoay vào phía mặt.

  • B đem bàn tay phải về áp trên bên trong cánh chỏ của mình…(h. 2, A Phúc thức)

Động tác 3 :

B thuận theo Phúc thức của A, bàn tay phải đẩy chỏ trái tới ngực A, đồng thời dồn lực đầy đủ lên chân phải (trước)

  • A thuận theo Tề thế của B, eo xoay qua phải, hai cánh tay xoay ngược lại (nội triền), vẫn tựa dính trên cánh tay trái B. (H. 3, B dùng Tề thức)

Động tác 4 :

A thuận theo Tề thức của B, eo hông tiếp tục xoay qua phải, thân thể xoay tới đứng đối với thân

Đồng thời hai cánh tay tiếp tục Nội triền và dùng cánh tay phải chụp lấy cánh tay phải của B, tay trái hạ trầm chỏ xuống. Bàn tay vịn phần dưới cánh chỏ B, kế hai tay Án tới phía trước, chân phải chuyển tới mang theo trọng lực thân thể thành Cung bộ. B bèn dùng cánh tay phải Bằng ra chịu lấy sức Án của A ; chân sau chuyển thành Hư bộ. Tức là trở về như động tác 1 chỉ đổi tay. (h. 4, A án, B bằng)

Xong, B xoay thân qua phải, tay trái Niêm cùi chỏ phải A, Bằng qua bên phải, A dùng tay trái đặt trong cùi chỏ phải đẩy ra (Tế) , B chuyển thành Án thức, A dùng cánh tay trái Bằng tiếp…. Cứ như thế tuần hoàn thay phiên nhau Thôi-thủ (đẩy qua đẩy lại).

Thái cực quyền thôi thủ h1

Thôi thủ (hình 1)

Thái cực quyền thôi thủ h2

Thôi thủ (hình 2)

YẾU LÝ :

Đinh bộ thôi thủ, đòi hỏi hai người khi cùng lúc Tế chân, thì cũng vừa vặn la lúc co chân, và khi Phúc chân thì cũng vừa vặn lúc người kia Tọa (Hư bộ) về sau. Như khi Tế Tọa về phía sau và Phúc Cung phía trước đều không đúng điệu. Bằng và Án là khoảng giữa của Cung bộ và Tọa bộ. Nên lưu ý tập chậm chậm dần cho quen.

B – Hoạt bộ thôi thủ

Hoạt bộ thôi thủ là hai người dùng 4 phép Bằng, Phúc, Tề, Án, phối hợp với bộ pháp tiến, lùi, mà tuần hoàn luyện tập.

Bộ pháp chia làm hai loại : HỢP BỘ và SÁO BỘ.

I – HỢP BỘ PHÁP :

Ví dụ : AB đều bắt đầu bằng chân trái ở phía trước, hai tay vịn nhau (Hình Hoạt bộ thôi thủ.

Khởi điểm A hình 1). A bàn chân TRẮNG ; B bàn chân ĐEN.

A tiến, B lùi :-

— A lùi, B tấn ; B hướng phìa trước nhắc chân phải lên rồi hạ xuống nguyên chỗ cũ – A đồng thời chân trái hơi nghiêng phía sau nhấc lên rồi hạ xuống chỗ cũ.

— B lùi chân trái ra sau, A tấn chân phải lên.

— B lùi chân phải ra sau, A tấn chân trái tới. Như trên thì B lùi 3 bước, A tiến bộ 3 bước. Nhưng thực ra bước đầu A-B chỉ nhấc chân tại chỗ mà không bước tới. (lược đồ hình 1)

B tiến, A lùi :-

— Kế B tiến, A lùi ; Tức B lùi tới bước thứ 3 thì dừng lại, để bắt đầu bước tới. (lược đồ 1B)

— B nhấc chân trái lên rồi đặt xuống vị trí cũ, A cũng đồng nhấc chân phải lên (chân sau) rồi cũng đặt xuống chỗ cũ.

— B bước chân phải tới trước, A lùi chân trái về sau.

— B tiến chân trái tới trước, A lùi chân phải về sau.

Cứ một tiến một thoái ; liên hoàn Thôi thủ, hai tay luân phiên không rời tay đối thủ. Tập đến chán thì đổi sang bộ pháp khác.

II – SÁO BỘ BỘ PHÁP :

Hai người A-B đứng đối diện nhau cách một bước (xem lượt đồ 1A -2B) A tiến, B lùi :

— A chân trái tiến tới, B lùi chân phải ra sau (bàn chân A đặt trong bàn chân B)

— A tiến chân phải lên ngoài, sau chân trái B… ; B lùi chân trái về một bước, bàn chân nằm bên trong bàn chân A.

— Chân trái A tiến lên bên trong bàn chân phải B ; B lùi chân trái ra sau … (lượt đồ II A)

B tiến A lùi :

— B nhấc bàn chân phải lên đặt vào bên trong bàn chân trái A ; A nhấc bàn chân phải (sau) lên rồi đặt xuống vị trí cũ…

— B bước chân trái lên đặt mgoaif bàn chân phải A ; A lùi chân trái về sau…

— B tiến chân phải lên, đặt trong bàn chân trái A ; A lùi bàn chân phải về sau…(lượt đổ II B)… xong, bàn chân A lại nhấc lên đặt vào trong chân B, rồi tiến lên, B lùi… cứ tiếp tục, tiến lùi, tuần hoàn thay đổi đến chán thì đổi bộ pháp, Hai tay Niêm tay đối thủ, tùy hứng 4 thế Bằng, Phúc, Tề, Án.

Hoạt bộ Thôi thủ bất luận Hợp-bộ hay Sáo-bộ, thường chỉ vẫn dùng 4 phép : Bằng, Phúc, Tề, Án. Nhưng lúc bắt đầu động bộ thì người lùi tất nhiên là Bằng mà người tiến thì xử dụng thế Án. Tiếp theo người lùi vừa lùi vừa chuyển thành Phúc. Khi tới bước chót, chỗ cuối, thì chân cũng vừa lùi hết ba bước ; người tấn bộ cũng vừa tấn vừa chuyển thành Tề. Đến khi người lùi chuyển thành tấn (tiến) tay chuyển từ Phúc thánh Án, người tấn chuyển thành thoái bộ (lui), tay chuyển từ Tề sang Bằng. Và cứ như thế phối hợp mà luyện tập lâu ngày đặng tinh thục, ứng phó đòn địch như thần.

C – Đại Phúc

Đại Phúc có biên độ lớn vì sự chi phối của Bộ pháp, cho nên so với Phúc của Định-bộ thì Định- bộ nhỏ hơn. Phương hướng Đại-phúc là hướng 4 góc xéo (xem hình di chuyển trong lượt đồ) cho nên còn gọi là TỨ THÔI THỦ PHÁP. Động tác chính của nó là PHÚC và KHÁO (nương theo). Trong mỗi tuần hoàn động tác của 2 người, tính ra có 4 động tác của Phúc và 4 Kháo, cho nên cũng còn được gọi là TỨ PHÚC TỨ KHÁO. (Đẩy tới kéo lui nương theo 4 lần)

Động tác 1 :

Thái cực quyền thôi thủ h3

Thôi thủ (hình 3)

Hai người đứng đối nhau theo phương Nam-Bắc (h. 1A), hai tay A (bàn chân trắng) và B (bàn chân đen) giao thoa nhau. Song đáp thủ.

— A Phúc (đẩy) ; B Kháo (nương)

— B lùi ; A tấn ;

— B chuyển hai tay Án vào bắp tay cánh tay phải A, A dùng bắp tay phải Bằng lấy, chân trái A hướng phương Tây bước ra. Chân phải B lùi xéo về hướng Tây-Bắc, thân xoay theo về bên phải ; đồng thời lộn cánh tay nắm nhẹ lấy cổ tay A, và dùng bắp tay trái, chỗ xích cốt, bên ngoài, Niêm lấy cánh tay trên của A, chỗ gần xương cùi chỏ ; kế hướng bên phải Phúc (dẫn đi) ; kế chân phải A bước tới đặt bên trong chân trái B. Đồng thời chưởng trái di chuyển tới trong cùi chỏ B, rồi dùng vai hướng phía trước ngực B Kháo tới (bộ pháp xem hình 1A, tư thế xem hình 4).

Động tác 2 :

Thái cực quyền thôi thủ h4

Thôi thủ (hình 4)

Bắp tay dưới B hạ trầm theo eo hóa giải sức Kháo của A và dùng tay phải hướng phía trước mặt A đánh lên (làm như đánh). Hình Đại-phúc 3 (tư thế của hình 3 chưa Kháo túc)

Động tác 3 :

A dùng cổ tay phải chụp lấy cổ tay phải B ; tay trái đồng thời di chuyển Niệm lấy trên cùi chỏ phải B, để trở lại thức Song đáp thủ (2 cổ tay giao nhau). Trong lúc A chụp lấy cổ tay phải B, A tấn chân trái, rồi dùng bàn chân trái làm trục, hướng bên phải xoay thân,, đùi phải lùi về sau, đưa chân trái về xếp hai bàn chân song song, chuyển mặt về hướng Đông. B cũng đồng thời chân trái hơi nhấc về, rồi bước xuống hướng Nam, rút chân phải vè song song nhau. Mặt xoay về hướng Tây. (hình Đại-phúc 1B).

Thái cực quyền thôi thủ h4

Thôi thủ (hình 5)

Mỗi một tuần hoàn Đại-phúc phải chạy 4 góc xéo ; phần trên, B lùi A tấn, tức B Phúc, A Kháo. Chạy xong một góc xéo, là xong động tác Phúc – Kháo lần thứ 1. Tiếp đó lần 2 A lùi, B tấn tức A Phúc, B Kháo. Động tác diễn như nhau chỉ có A đổi thành B để thực hành các động tác mà thôi. Phương hướng của A là Tây-Nam, B là hướng Nam : (hình Đại-phúc 2A). A chuyển sang hướng Bắc, B lùi về hướng Nam : (hình Đại-phúc 2B).

Lần thứ 3 A lùi, B tấn ; tức A Phúc, B Kháo. Rồi chuyển hướng Đông-Tây, động tác giống lần thứ nhất, chỉ khác hướng ; (hình 3 AB)

Lần thứ 4 đổi A lùi, B tấn ; tức A Phúc, B Kháo. Rồi A trở lại đứng hai chân song song hướng Nam, B hướng Bắc như lúc khởi đầu. Như trên là đủ một tuần hoàn Đại-phúc (hình 4 AB)

Bốn động tác trên khởi đầu bằng cổ tay phải giao thoa nhau (Song đáp thủ) cho nên bất luận A hay B đều dùng Phúc hoặc Kháo đều là Hữu-phúc hoặc Hữu-kháo. Muốn thực hiện bên Tả thì đổi tay lúc khởi đầu, tức hai tay trái giao thoa nhau ,rồi cứ tương phản theo động tác đã học mà diễn thì được Tả-phúc và Tả-kháo. Như (hình 2 và 3)

Thái cực quyền thôi thủ h5

Thôi thủ (hình 6)

Khi luyện tập nên luân phiên tập đều hai bên để ứng dụng trong mọi trường hợp.

Thủ pháp Đại-phúc gồm 4 loại : TRÁI, LIỆT, TRỬU, KHÁO. Trong lúc tập động tác Thái đồng thời cũng Phúc, còn Kháo biểu hiện dễ thấy ; Liệt và Trửu khó diễn tả đơn thuần mà chỉ thấy được khi vận dụng. Nghĩa là khi thực hành động tác Đại-phúc thì tự nó biến hóa mà có.

LIỆT PHÁP :

Dương-Trừng-Phủ giải thích … nắm lấy cổ tay trái của B là Thái, tay phải bất động, tức là Thiết Liệt, nếu biến sẽ là Liệt. Liệt tức là Phiết cùi chỏ trái ra ; hướng chỗ cổ áo của B dùng chưởng đánh xéo ra (đây là ví dụ động tác A Tả phúc, B Tả kháo). A dùng tay trái thái cổ tay trái B, đồng thời dùng bắp tay phải Niêm cánh tay trên của tay trái B. Phúc qua trái ; nếu tay phải bất động thì dùng Xích-cốt Thiết liệt(cắt) vào khớp xương cùi chỏ trái B, nếu biến sẽ là Liệt, thì bàn tay phải Phiết cùi chỏ trái B ra, kế dùng sống bàn tay (mu bàn tay chỗ phần ngón cái) phải hưởng cổ B đánh tới. Vì thế, trong khi luyện động tác Liệt không nhận ra, chỉ trong ý niệm hoặc trong biến hóa mới sanh ra Liệt. Ngoài ra còn hai cách Liệt, là dùng Chớp (đá), Thiểm là Liệt chưởng, còn loại là khi A Tả phúc xong, kế cùi chỏ phải hạ trầm, bên phải hóa giải Kháo-kình của B.

TRỬU PHÁP :

Thái cực quyền thôi thủ h6

Thôi thủ (hình 7)

Động tác Trửu cũng chỉ có trong ý niệm ki diễn tập Đại-phúc. Khi A dùng tả phúc, bắp tay phải chận chỏ trái B. B bèn đưa chỏ trái lên trên bắp tay phải của A và đánh chỏ tới ngực A. Theo Dương- Trừng-Phủ… người bị Phúc dùng phép cùi chỏ (Trửu), còn có người nói người xử dụng Trửu-pháp là khi A tả phúc, B tả kháo, thì A dùng chỏ phải hạ trầm hóa giảo Kháo-kình của B… là động tác của Trửu.

Tuy rằng Đại-phúc là thủ pháp của Thái, Liệt, Trửu, Kháo, nhưng thực ra có kèm theo các thủ pháp Bằng, Phúc, Tề, Án. Các vấn đề Bằng, Liệt, Án đã nói rõ trong phần Đại-phúc.

Thầy DƯƠNG-TRỪNG-PHỦ thuyết

Đệ tử Trần-Vi-Minh ghi chép.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm