Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

[Trí huệ cổ xưa]: Sức khỏe của giấc ngủ

by BBT Yhctvn

Trong xã hội ngày nay, nguyên nhân số một gây ra chứng mất ngủ là do Tâm và Thận không giao nhau. Nếu Tâm hỏa thượng viêm, Thận thủy hạ hành, hình thành hình thái của Tâm Thận phân ly. Sự phân ly này khiến người ta mất ngủ vào ban đêm và rất mệt mỏi vào ban ngày, chân cảm thấy nặng nề.

1. Tại sao con người cần ngủ

Tại sao mọi người cần ngủ? Đông y giải thích cơ chế của giấc ngủ như thế nào?

Y học phương Đông cho rằng cơ thể con người có khí vận hành bên ngoài, giống như các vệ binh xung quanh cơ thể con người, gọi là vệ khí, vệ khí là sự cố nhiếp của dương khí. Nó liên tục di chuyển qua lại trên bề mặt cơ thể con người. Ban ngày vệ khí di chuyển trong phần dương của cơ thể, ban đêm nó di chuyển trong phần âm, tức là đi ở trong kinh âm. Chỉ cần dương khí đi vào kinh âm, con người sẽ buồn ngủ. Sau khi vệ khí trong kinh âm, thời điểm nó rời khỏi kinh âm, con người sẽ thức dậy. Đây là lời giải thích về cơ chế của giấc ngủ trong y học phương Đông.
Người bình thường sẽ đặc biệt tràn đầy năng lượng vào ban ngày và buồn ngủ vào ban đêm. Đây được gọi sự vận hành bình thường của doanh vệ. Khi về già, khí và huyết đều suy yếu, cơ bắp khô héo, khí đạo khô cằn, sinh khí không đủ, ban ngày không đủ sinh lực, uể oải, ban đêm tinh khí cũng suy, không đủ, nên không thể ngủ được.

bài tập chữa mất ngủ - khử mùi cơ thể

Chứng mất ngủ

2. Vấn đề của giấc ngủ

2.1 Mất ngủ

Tại sao mọi người bị mất ngủ?

Trong xã hội ngày nay, nguyên nhân số một gây ra chứng mất ngủ là do Tâm và Thận không giao nhau. Nếu Tâm hỏa thượng viêm, Thận thủy hạ hành, hình thành hình thái của Tâm Thận phân ly. Sự phân ly này khiến người ta mất ngủ vào ban đêm và rất mệt mỏi vào ban ngày, chân cảm thấy nặng nề.

Tâm Thận bất giao tạo thành chứng mất ngủ rất khó trị. Trước đây chỉ cần dùng vài thang Toan táo nhân thang, hoặc Ôn đởm thang là có thể khỏi bệnh, nhưng hiện nay những loại thuốc này không có tác dụng hiệu quả nữa. Do cuộc sống của con người phức tạp hơn nhiều hơn so với thời xưa. Chứng mất ngủ của nhiều người có liên quan đến việc thức khuya trong thời gian dài. Mỗi đêm từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng là thời gian vận hành của kinh đởm, nếu con người không ngủ vào thời điểm này, lâu dần tạo thành trạng thái Tâm Thận bất giao, dẫn đến mất ngủ.

Thứ hai là huyết hư. Huyết hư cũng có thể gây mất ngủ. Có một câu nói trong Đông y rằng; Trung tiêu thụ khí, trung tiêu chính là Tỳ Vị[mfn]dạ day và lá lách theo Tây y[/mfn] của chúng ta. Huyết của con người từ đâu mà ra? Trên thực tế, huyết từ Vị, cơ thể con người thông qua Vị (dạ dày) tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa tinh chất của thức ăn thành huyết. Huyết là một loại năng lượng, đại diện cho một loại động năng, được phân phối theo mọi hướng cho các nhu cầu của cơ thể con người.

Người bình thường chúng ta hay nhắc đến vấn đề bổ huyết, người hiểu lý luận Đông y thì biết huyết từ Vị mà sinh, Nhưng ăn nhiều đồ ăn được gọi là bổ máu chưa chắc đã có nhiều tác dụng, cách tốt nhất là “ăn tốt”[mfn]Ăn uống dưỡng sinh đúng cách[/mfn]. Vị chủ huyết, do đó Vị hư sẽ dẫn đến tình trạng huyết hư (thiếu máu), muốn bổ huyết thì phải dưỡng Vị.

Nếu huyết không đủ và không đưa máu lên não một cách hiệu quả sẽ gây ra tình trạng mất ngủ do thiếu máu cục bộ.

Nguyên nhân thứ ba là Vị bất hòa, nằm bất an. Ăn quá nhiều vào ban đêm cũng có thể gây mất ngủ. Khí của con người, vừa liên quan tới giấc ngủ, vừa liên quan đến tiêu hóa thức ăn. Nếu ăn quá nhiều vào buổi tối, dương khí sẽ bị trung tiêu cản trở, dương khí không lên não được dẫn đến mất ngủ.

Trong Đông y cổ đại, dưỡng sinh chú trong tới việc không ăn quá giờ ngọ. Tức là chỉ ăn hai bữa một ngày, một lúc chín hoặc mười giờ sáng, một lúc bốn hoặc năm giờ chiều và không ăn thêm vào ban đêm. Và quy luật của cuộc sống cũng cũng dựa theo mặt trời, mặt trời lên thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi. Nên con người thời bấy giờ ít khi mất ngủ.

Chúng ta cũng phải nắm vững một nguyên tắc khi ăn tối, đó là chỉ ăn 7-8 phần[mfn]Ăn 7-8/10. Ý là không nên ăn quá no[/mfn]. Hơn nữa tốt nhất nên đi dạo sau bữa tối, hoặc tập một số bài tập thể dục khác, rất tốt cho việc tăng cường chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ, ở đây chúng tôi chỉ giải thích một số nguyên nhân phổ biến nhất gây mất ngủ dựa trên điều kiện sống thực tế của con người hiện đại, các trường hợp đặc biệt cần phân tích riêng.

2.2 Tại sao một số người thích nằm?

Chúng ta thường thấy rằng một số người đặc biệt thích nằm dài, khi không có việc gì làm họ chỉ nằm trên giường và ngủ. Có câu “đứng không bằng ngồi, ngồi không bằng nghiêng, nghiêng không bằng nằm”. Thực ra, thích nằm cũng là một bệnh.

Có hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất, thấp khí quá lớn. Những người có thấp khí cao thường hay cáu kỉnh, rất lười vận động và không thích vận động. Người như vậy khí trong cơ thể không sảng khoái nên lúc nào cũng muốn ngủ, càng ngủ thì càng béo, càng béo, càng kém hoạt bát, lâu dần hình thành một vòng luẩn quẩn, dẫn đến không tiêu được thấp khí trong cơ thể, các bệnh tiểu đường và nhiều bệnh khác sẽ thừa cơ gây họa. Những người như vậy phải đốc thúc tập thể dục nhiều hơn, thậm chí buộc phải tập thể dục.

Còn một loại do thận tinh thiếu hụt, toàn thân suy nhược, trong Đông y gọi là chứng Âm chứng, cũng gọi là Đãn dục mỵ. “Đãn” có nghĩa “chỉ là”, “Đãn dục mỵ” chính là chỉ muốn ngủ, Đãn thực thì nằm dài trên giường, mà không ngủ được vậy. Đây là một trạng thái do bệnh của Tâm và Thận

Còn có một loại người thích ngủ nướng vào buổi sáng, cũng là bởi vì thấp khí quá nhiều. Buổi sáng từ 7 giờ đến 9 giờ là kinh Vị vận hành, từ 9 giờ đến 11 giờ là kinh Tỳ vận hành. Dương minh Vị hỏa không khởi tác dụng, thì thích ngủ nướng vào buổi sáng.

2.3 Hay mơ (đa mộng)

Trong Đông y, Nguyên nhân Hay mơ được gọi là hư hỏa nhiễu đầu. Hư hỏa nhiễu đầu là khí có thể bốc lên, nhưng tinh khí không đủ, chất dinh dưỡng không đưa lên được, không vận hóa được nên có nhiều mộng mị.

Những người nằm mơ nhiều hiện nay không phải ít, hơn nữa một số người có rất nhiều suy nghĩ hỗn loạn. Họ mơ hết đêm này sang đêm khác, thậm chí sau khi thức dậy vào ban đêm lại nằm mơ tiếp. Hơn nữa, giấc mơ ngày hôm sau có thể kết nối với giấc mơ của ngày hôm trước, kết nối như một chương trình truyền hình.

Chứng hay nằm mộng - nguyên nhân gây chứng mất ngủ

Chứng hay nằm mộng

Những giấc mơ có thể dẫn đến việc nghỉ ngơi kém, và theo thời gian có thể dẫn đến bệnh tật. Vì nhiều giấc mơ là do hư hỏa nhiễu đầu dẫn đến, nguyên nhân chính là do thận tinh bất túc, thận hư thì nguyên khí cũng hư, cho nên muốn giải quyết vấn đề này, cần phải bắt đầu từ việc ăn uống điều độ, thông qua việc ăn uống hợp lý mà bồi bổ nguyên khí, đồng thời có thể chọn phương thức thiền định, dần dần có thể giảm dần tình trạng hay nằm mộng.

3. Giấc mơ là gì ?

3.1 Mơ là sự bay bổng của hồn phách

Sau khi nói về các vấn đề về giấc ngủ, chúng ta hãy nói về lý do tại sao mọi người lại mơ.

Về việc nằm mơ, lý luận Đông y cho rằng đây là sự bay bổng của hồn phách. Y học phương Đông đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, ngũ tạng bên trong cơ thể con người đều có thần, vậy hồn và phách là thần nằm ở cơ quan nào? Hồn là thần của gan, Phách là thần của phổi.

Trong khi ngủ, các khoảng thời gian khác nhau bị chi phối bởi các kinh mạch khác nhau. Mười một giờ đêm, kinh Đởm làm chủ, từ một đến ba giờ sáng là Can (hồn) làm chủ, từ ba đến năm giờ sáng do Can (hồn) làm chủ. Vì vậy, nằm mơ trong khoảng thời gian này giống như hồn phách không thể kìm hãm được. Hồn (Can) liên quan đến lý trí, Phách (Phế) liên quan đến bản năng. Do đó, những giấc mơ có trước ba giờ sáng liên quan đến Can (hồn), cũng chính là liên quan đến lý trí; những giấc mơ sau ba giờ sáng liên quan đến Can (hồn), liên quan đến bản năng của con người.

Xã hội phương Tây cũng đã nghiên cứu về giấc mơ, chẳng hạn, phân tâm học của Freud rất chú trọng đến vấn đề giấc mơ. Ông tin rằng tất cả những giấc mơ đều là những biểu hiện quanh co hoặc mang tính biểu tượng của tiềm thức. Ví dụ, mơ thấy nước có thể liên quan đến sự sinh nở; mơ thấy cây lớn có thể liên quan đến tình dục; mơ thấy đi du lịch có thể liên quan đến khái niệm cái chết. Theo lý thuyết của Freud, con người có hai bản năng cơ bản: một là bản năng chết và hai là bản năng tình dục. Do đó, việc phân tích hình ảnh của ông (tức là phân tích các giấc mơ) về cơ bản được phân tích từ hai góc độ này.

3.2 Mộng tượng

Mộng tưởng [mfn]Hình ảnh giấc mơ[/mfn]: Cách hiểu của Đông y về giấc mơ rất khác với Freud. Ví dụ, trong cùng một giấc mơ về nước, Đông y nhìn nhận rằng nó là do khí âm quá thịnh gây ra, và những giấc mơ như vậy thường đáng sợ. Trong các tạng phủ của cơ thể con người thì Thận chủ sự sợ hãi, trong ngũ hành thì tương hợp với thận là thủy. Do đó, nằm mơ thấy nước hoặc mơ thấy những điều khủng khiếp là âm thịnh quá mức. Nếu dương khí quá mạnh, sẽ mơ thấy lửa cháy, chẳng hạn như trước khi sốt cao, một số người sẽ mơ thấy nhà mình bốc cháy, điều này thực sự có liên quan đến khí dương phù việt.

Cuốn “Hoàng đế nội kinh Linh khu”, “Dâm tà phát mộng biện”, mô tả cụ thể những cách hiểu khác nhau về giấc mơ của người xưa. Ví dụ, nếu khí âm dương trong cơ thể con người rất mạnh, sẽ mơ thấy giết nhau. Nếu Phế khí rất mạnh, sẽ mơ thấy bản thân dùng vũ khí kim loại để chiến đấu, vì Phế thuộc kim theo ngũ hành. Nếu khí ở trên mặt đặc biệt mạnh, sẽ mơ thấy mình đang bay. Những người thường mơ thấy mình bay thường có đặc điểm chung là theo đuổi sự hoàn hảo, họ có tính cách theo đuổi sự hoàn hảo trong mọi việc và mọi thứ đi, họ sẽ luôn mơ ước được bay. Đối với những người khác, khí của họ luôn chìm xuống phía dưới, những người như vậy hay mơ thấy mình rơi xuống vực sâu.

Nếu như đang rất đói, sẽ mơ thấy ai đó cho bạn một thứ gì đó trong giấc mơ. Ngược lại, nếu đang rất no, sẽ luôn mơ thấy mình cho người khác một thứ gì đó.

4. Cách điều trị chứng mất ngủ như thế nào

4.1 Thư giãn từ đầu đến chân

Ở đây tôi cung cấp cho bạn một phương pháp để loại bỏ chứng mất ngủ, được gọi là thư giãn từ đầu đến chân.

Trước hết, khi nằm trên giường, chúng ta phải thả lỏng đầu, bắt đầu là tóc, thả lỏng tóc, sau đó là thả lỏng lông mày (khi để ý kỹ điều này, bạn sẽ thường thấy ban đầu lông mày bị khóa). Hít thở sâu sau khi lông mày được thả lỏng, hít thở sâu từ từ. Sau đó, từ từ thư giãn vai. Nơi chúng ta khó thả lỏng nhất là vai, thường phần này bị căng, lúc này chúng ta cần thả lỏng vai một cách có ý thức. Và sau đó là Tâm và Thận … Cứ như vậy tiếp tục nghĩ về nó, và cuối cùng, mọi ngón tay, mọi ngón chân đều thả lỏng. Thông thường, trước khi nghĩ đến đôi chân của mình, bạn đã bước vào giấc ngủ. Cái gọi là ngủ trước tiên phải ngủ được “Tâm”, trước tiên phải để cho tâm của mình bình tĩnh lại, mới có thể ngủ trước. Chỉ khi đó, cơ thể mới có thể tuân theo sự sắp xếp của tâm trí, và tức là có thể đi vào giấc ngủ.

4.2 Ngủ theo kiểu hổ ôm đầu

Chúng ta có thể học hỏi từ trẻ sơ sinh trong khi chúng ngủ. Tư thế nằm ngủ của bé có một đặc điểm – con hổ ôm đầu, tức là hai bàn tay nhỏ bé của bé luôn giơ lên ​​trên, giống như con hổ đang ôm đầu. Nằm ngủ bằng bốn chân lên xuống là tư thế thư giãn nhất. Đây thực ra là một dấu hiệu của Phế khí bất túc.

Ngủ ôm đầu - nguyên nhân gây chứng mất ngủ

Ngủ ôm đầu

Bé sơ sinh không cần kê gối khi ngủ, thông thường một chiếc khăn nhỏ dưới đầu là đủ. Con người ta khi về già dần yếu đi nên kê gối sẽ ngày càng cao, đó chính là nguồn gốc của câu thành ngữ “Cao chẩm vô ưu”[mfn]Kê cao gối mà ngủ không lo lắng[/mfn] mà chúng ta thường nói.

Bệnh nhân hen suyễn nặng không thể nằm được, vì chỉ cần nằm xuống, các thùy phổi đều bị kẹt lại trên đó sẽ ảnh hưởng đến hô hấp, nguyên nhân là do khí càng ngày càng thiếu hụt. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu chiếc gối của bạn liên tục cao lên một cách vô ý thức có nghĩa là bạn đang bị thiếu dương khí, bạn nên chú ý.

4.3 Phương pháp Tâm thận tương giao

Phương pháp Tâm thận tương giao có thể thúc đẩy giấc ngủ. Động tác rất đơn giản, Xoa huyệt Lao Cung trên lòng bàn tay, và huyệt Dũng Tuyền trên lòng bàn chân.

Huyệt Dũng Tuyền ở lòng bàn chân là huyệt chính của kinh thận, Huyệt Lao cung ở lòng bàn tay là một huyệt trên kinh Tâm bào.

 

Nếu chúng ta ngồi trên ghế sofa hoặc giường xem TV vào ban đêm, chúng ta có thể dùng lòng bàn tay trái để xoa lòng bàn chân phải, và lòng bàn tay phải xoa lòng bàn chân trái, rất rất hữu ích để thúc đẩy giấc ngủ, và nó rất đơn giản và dễ làm. Bạn có thể làm tại nhà, những người bị mất ngủ có thể thử.

 

 

Nguồn: Trích sách “Sức khỏe từ đầu đến ngón chân”

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ