Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Kinh Thủ thái âm Phế

by Dieu Quang

Kinh Thủ thái âm phế – Là kinh đầu tiên trong vòng tuần hoàn 12 kinh chính.

1. Tổng quan kinh Thủ thái âm phế

Điều chỉnh rối loạn khí của Phế và Đại Trường, dùng khi Phế có thực tà (theo nguyên tắc phối huyệt Trong – Ngoài, Âm – Dương).

  • Vượng giờ Dần (3-5g) – Hư giờ Mão (5-7g) – Suy giờ Thân (15-17g).
  • Nhiều Khí, ít Huyết.
  • Ấn đau huyệt Trung Phủ (Mộ huyệt) và Phế Du [Bq.13] (Bối Du Huyệt).
Tạng Phủ Liên

Hệ

 

Mối Quan Hệ

 

Tác Dụng

 

 

P

 

Đại Trường

 

Biểu – Lý

 

+Điều chỉnh rối loạn khí của Phế và Đại Trường, dùng khi Phế có thực tà (theo nguyên tắc phối huyệt Trong – Ngoài, Âm – Dương).

 

 

H

 

Thận

 

 

Tỳ

+Tương Sinh (Phế Kim sinh +Thận Thủy).

Tương Sinh (Tỳ Thổ sinh Phế Kim).

+Dùng khi Thận bị Hư, theo nguyên tắc (Hư bổ Mẫu).

+Dùng khi Phế qúa Thực, theo nguyên tắc ‘Thực tả tử’.

+Dùng khi Phế quá hư theo nguyên tắc Hư Bổ Mẫu.

 

 

 

 

Can

 

 

Tâm Tâm

+Tương Khắc (Phế Kim khắc Can Mộc).

+Mẫu Tử theo giờ lưu chuyển khí.

+Bị Khắc (Tâm Hỏa khắc Phế Kim).

+ Phu – Thê

+Dùng khi Can Thực (theo nguyên tắc tương khắc : lấy Kim khắc Mộc).

+Dùng khi kinh khí của Phế kinh bị suy.

+Dùng khi Phế quá Thực (theo nguyên tắc lấy Hỏa khắc Kim).

+Điều hòa Âm Dương giữa Phế và Tâm.

Tỳ

 

Bàng Quang

Đồng Danh ( Thủ – Túc Thái Âm)

+ Nghịch Khí ( Thái Âm # Thái Dương) giữa Tạng

– Phủ.

+ Tý Ngọ Đối Xứng

+Dùng khi Tỳ khí bị rối loạn theo nguyên tắc chọn huyệt Trên -Dưới, Đồng Danh.

+Dùng khi Bàng Quang thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm +Dương giữa 1 Tạng và 1 hủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : +Thái Uyên (P.9) + Kinh Cốt (Bq.64).

+Dùng khi thời khí của kinh Phế suy.

1.1/Kinh chính

Khởi đi từ Trung Tiêu ở huyệt Trung Quản (Nh) xuống Đại Trường, * ngược lên Vị, qua cách mô vào Phế, * theo khí quản, thanh quản lên họng hầu rồi rẽ ngang vào nách, và ở đây Phế khí xuất ra ở huyệt Trung Phủ* chạy vòng xuống mặt trước ngoài cánh tay đến tận ngón tay cái tại huyệt Thiếu Thương.

1.2/ Kinh biệt

Khởi đi từ huyệt Trung Phủ chạy vào vùng huyệt Uyên Dịch (Đ), lặn vào Phế, * xuống Đại Trường * rồi ngược lên hố xương đòn vùng h. Khuyết Bồn (Vị) * nổi lên ở cổ và giao hội với kinh Biệt và Kinh chính Đại Trường ở huyệt Phù Đột (Đtr).

1.3/ Lạc dọc

Khởi đi từ huyệt Lạc – Liệt Khuyết, theo gò Ngư Tế đến mặt trong ngón tay trỏ, liên hệ với kinh thủ Dương Minh Đại Trường.

1.4/ Lạc ngang

Nối kinh Phế với kinh biểu lý Đại Trường, Khởi đi ừ huyệt Lạc – Liệt Khuyết, vòng theo bờ ngoài cẳng tay qua cổ tay tới h. Hợp cốc (huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương Minh Đại Trường).

1.5/ Kinh cân

Khởi đi từ huyệt Thiếu Thương đến khớp xương ngón cái ở huyệt Ngư Tế, * qua rãnh trên mạch quay chạy dọc theo mé trước ngoài cẳng tay vào hố nách, đến tại huyệt Uyên Dịch (Đ), * rồi trở lên hõm xương đòn, vòng quanh khu trước vai, * trở lại hõm xương đòn và xuống kết ở ngực, phân tán vào Tâm, Vị, cuối cùng hợp ở bờ sườn cụt.

thủ thái âm phế

Thủ thái âm phế kinh (ảnh benhhoc.com)

2. Triệu chứng Kinh phế

  • Kinh Bệnh: Hố trên đòn đau, đau kịch liệt thì 2 tay bắt chéo ôm ngực, mắt tối sầm, tim loạn lên, mặt trong chi trên đau.
  • Tạng Bệnh: Ngực phổi đầy tức, ho, suyễn, khó thở, khát, tiểu gắt, tiểu vàng, ngực bồn chồn, gan bàn tay nóng, nếu cảm phong hàn thì có sốt, gai rét, có hoặc không có mồ hôi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phế Thực: Vai và lưng đau, mồ hôi ra, dễ trúng phong, tiểu nhiều, hay ngáp. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn mạch Nhân Nghênh 3 lần.
  • Phế Hư: Vai và lưng đau, lạnh, thiếu khí, không đủ hơi để thở. Mạch Thốn khẩu nhỏ hơn mạch Nhân Nghênh.

2.1 Phế Thực phân ra:

a* Phong Hàn Buộc Phế

-Chứng: Sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau, mũi nghẹt, ho, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù.

-Điều trị: Tuyên Phế, tán hàn. Dùng huyệt của kinh Thủ Thái Âm.

2.2 Phế Hư phân ra:

a* Phế Khí Hư:

  • Chứng: Ho suyễn, không có sức, hơi thở ngắn, đờm màu xanh, đờm có mùi hôi, ra mồ hôi, chất lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi nhạt, mạch Hư.
  • Điều trị: Bổ ích Phế khí. Dùng huyệt ở kinh Thủ Thái Âm (Phế) + Thủ Dương Minh (Đại Trường) + Bối Du huyệt của Phế (Phế Du) làm chính. Châm bổ và cứu.

b* Phế Âm Hư:

-Chứng: Ho khan, đờm ít mà dính, trong đờm có lẫn máu, miệng khô, họng ráo, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, lưỡi hồng, tân dịch ít, mạch Tế, Sác.

-Điều trị: Tư âm, nhuận Phế, dùng Bối Du và Mộ huyệt của kinh Thủ Thái Âm + Thủ Dương Minh (Đại Trường) + Túc Thiếu Âm (Thận) làm chính. Châm bổ.

Kinh chính

Ấn đau huyệt Trung Phủ (P.1) và huyệt Phế Du (Bq.13).

  • RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ

+ Ngực trướng, Ho, khó thở, suyễn, Đau vùng hõm trên xương đòn, Bệnh nặng: hen suyễn và đau co thắt vùng ngực, thở ngắn, mắt lờ mờ.

Kinh biệt: Triệu chứng giống Kinh chính nhưng đau từng cơn.

Kinh cân

. Toàn bộ cơ theo đường kinh đi qua bị co rút hoặc đau nhức. Bệnh nặng gây nghẹ tức, bồn chồn.

. Vai đau không nâng lên được, khớp trước vai viêm. 2 bên hông sườn đau thắt. Thổ huyết.

Lạc dọc

*THỰC: Mỏm trâm quay đau, Lòng bàn tay nóng.

*HƯ: Hay ngáp, Tiểu gắt.

Lạc ngang

+ Hen suyễn với cảm giác khí nghịch lên phần trên cơ thể. Khát nước. Ngực trướng, thở nông.

Vị bị rối lọạn. Vùng mặt trước cánh tay đau nhức. Lạnh hoặc nóng lòng bàn tay.

3. Điều trị kinh Phế

 3.1 Kinh chính

  • Hư: Châm Bổ huyệt Thái Uyên (P.9) vào giờ Mão. Đây là Du Thổ huyệt (Thổ sinh Kim – Hư bổ mẫu).
  • Thực: Châm Tả huyệt Xích Trạch (P.5) vào giờ Dần. Đây là Hợp Thủy huyệt (Kim sinh Thủy – Thực tả tử).

*THỰC:

Tả: Xích Trạch (Huyệt Tả – P.5), Thái Uyên (Nguyên   – P.9), Liệt Khuyết (Lạc – P.7), Phế Du (Bq.13), Dũng Tuyền (Th.1). Phối: Nhị Gian (Đtr.2), Tam Gian (ĐTr.3), Hành Gian (C.2).

* HƯ:

Bổ: Thái Uyên (Huyệt Bổ – P.9), Đản Trung (Nh.17), Phế Du (Bq.13), rung Phủ (Mộ cu?a Phế – P.1). Phối: Khúc Trì (Đtr.11), Khúc Tuyền (C.8), Tỳ Du (Bq.20), Trung Quản (Nh.12)

3.2 Kinh biệt

*RỐI LỌAN DO TÀ KHÍ

Thiếu Thương (Tỉnh – P.11), Thương Dương (Tỉnh – Đtr.1), (Phía đối bên bệnh ), Thái Uyên (Nguyên Phế – P.9), Tam Gian (Du- Đtr.3), (Phía bên bệnh )

+ RỐI LỌAN DO NỘI NHÂN

Âm Khích (Lạc – Tm.6), Khổng Tối (Khích – P.6), Túc Tam Lý (Hợp – Vi.36), Thái Uyên (Nguyên    – P.9), Trung Phủ (Mộ – P.1), Phù Đột (Đtr.18)

3.3 Kinh cân

  • THỰC

Tả: A Thị Huyệt kinh Cân. Bổ: Thái Uyên (P.9), Thiếu Thương (P.11) Phối: Kinh Cừ ( P.8), Uyên Dịch (Đ.22)

  • HƯ:

Cứu A Thị Huyệt kinh Cân. Tả : Xích Trạch (P.5), Phối: Thiếu Thương (P.11), Kinh Cừ (P.8), Thái Uyên ( P.9), Uyên Dịch (Đ.22).

3.4 Lạc dọc

*THỰC: Tả: Liệt Khuyết (Lạc – P.7)

* HƯ: Bổ: Thiên Lịch (Đtr.6), Tả : Thái Uyên (P.9)

3.5 Lạc ngang

  • THỰC:

Tả: Liệt Khuyết (Lạc – P.7), Bổ: Hợp Cốc (Nguyên – Đtr.4)

Ghi Chú: Kinh Biệt Phế không có hội chứng riêng, vì Kinh Biệt và Tạng tương ứng có cùng dấu hiệu bệnh lý, nhưng có tính từng cơn. Tuy nhiên, có trường hợp đặc biệt ‘Thi Quyết’ (chết giả) do rối loạn khí của 5 Kinh Biệt: Phế-Tỳ – Thận – Tâm và Vị mà thiên ‘Mậu Thích’ mô tả: “Tà khí khách tại lạc mạch của các kinh thủ và túc Thái Âm, thủ túc Thiếu Âm và túc Dương Minh. Năm Lạc mạch này đều hội ở trong tai, lên trên quay vòng ở góc trái của trán trên tai. Nếu mạch khí của 5 Lạc trên đều bị kiệt, nó sẽ làm cho Kinh Mạch ở toàn thân đều chấn động, mất hết tri giác, người đờ ra như “thây ma”, còn gọi là ‘Thi Quyết’. Nên châm nơi mép trong ngón chân cái, cách ngón chân khoảng 1 lá hẹ (Ẩn Bạch – Ty.1), tiếp theo là châm giữa lòng bàn chân (Dũng Tuyền – Thận 1), tiếp theo châm vào gần móng chân của ngón giữa (Lệ Đoài – Vị 45), mỗi chỗ 1 kim. Tiếp theo châm vào mép trong của ngón tay cái, cách móng tay khoảng 1 lá hẹ (Thiếu Thương – Phế 11), rồi châm vào kinh Tâm chủ, chỗ đầu xương nhô lên của kinh Thiếu âm (Thiếu Xung – Tâm 9), mỗi chỗ 1 kim, sẽ hết bệnh” (TVấn 63, 29).

4. Các huyệt trên kinh Thủ thái âm Phế

Trung phủ 中府(LU 1) Liệt khuyết 列缺(LU 7)
Vân môn 云门(LU 2) Kinh cừ 经渠 (LU 8)
Thiên phủ 天府(LU 3) Thái uyên 太渊 (LU 9)
Hiệp bạch 侠白(LU 4) Ngư tế 鱼际(LU 10)
Xích trạch 尺泽(LU 5) Thiếu thương 少商(LU 11)
Khổng tối 孔最(LU 6)

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm