Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Tứ độc 四渎

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Tứ độc – Độc là rãnh nước lớn. Huyệt ở phía sau huyệt Tam Dương Lạc là nơi kinh khí của tam dương chảy qua, tạo thành rãnh nước lớn là độc. Sau tam là tứ, vì vậy gọi là Tứ Độc

1. Đại cương

Tên Huyệt : Độc là rãnh nước lớn. Huyệt ở phía sau huyệt Tam Dương Lạc là nơi kinh khí của tam dương chảy qua, tạo thành rãnh nước lớn là độc. Sau tam là tứ, vì vậy gọi là Tứ Độc (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính : Huyệt thứ 9 của kinh Tam Tiêu.

2. Vị trí huyệt Tứ độc

Xưa: Chỗ hõm trước khuỷu tay 5 th

Nay: Ở mặt sau cẳng tay, dưới khớp khuỷ 5 thốn, giữa khe xương trụ và xương quay.

huyệt Tứ độc

Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi riêng ngón tay út, cơ dạng dài ngón cái, màng gian cốt.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ Trị: Trị điếc, răng đau, cánh tay đau.

Phối Huyệt:

  1. Phối Thiên Dũ (Ttu.16) trị điếc đột ngột (Tư Sinh Kinh).
  2. Phối Dịch Môn (Ttu.2) trị thở ngắn, trong họng có cảm giác vướng (Tư Sinh Kinh).
  3. Phối Phong Trì (Đ.20) thấu Phong Trì (bên kia) + Thái Dương thấu Suất Cốc trị đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  4. Phối Khúc Trì trị cánh tay đau
  5. Phối Trung Chữ, Thính Cung, Ế Phong

Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm