Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Ngoại quan 外关

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Ngoại quan – Huyệt ở phía ngoài so với huyệt Nội Quan, vì vậy gọi là Ngoại Quan

1. Đại cương

Tên Huyệt : Huyệt ở phía ngoài so với huyệt Nội Quan, vì vậy gọi là Ngoại Quan (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 5 của kinh Tam Tiêu.

+ Huyệt Lạc.

+ 1 trong Bát Hội Huyệt (huyệt giao hội với Dương Duy Mạch),

+ Biệt Tẩu của kinh Quyết Âm.

2. Vị trí huyệt Ngoại quan

Xưa: Sau cổ tay 2 th, chỗ hõm của 2 xương

Nay: Trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ, ở mặt giữa sau cánh tay.

huyệt Ngoại quan

Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa các cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi dài riêng ngón tay cái ở ngoài, với các cơ duỗi riêng ngón tay út và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ ở trong, giữa màng gian cốt.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Giải biểu nhiệt, khu đờm, thông khí trệ ở kinh lạc.

Chủ Trị: Trị chi trên liệt, thần kinh gian sườn đau, đầu đau, tai ù, điếc, cổ gáy cứng, sốt, cảm mạo.

Phối Huyệt:

  1. Phối Hội Tông (Ttu.7) trị tai ù (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị cánh tay teo, liệt, tê (Thiên Kim Phương).
  3. Phối Đại (Thái) Uyên (P.9) + Nội Đình (Vi.44) + Thương Khâu (Ty.5) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị miệng không mở được (Thiên Kim Phương).
  4. Phối Chi Câu (Ttu.6) + Đại Lăng (Tb.7) trị bụng bị bí kết (Ngọc Long Ca).
  5. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Thị (Đ.31) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) trị tay chân đau do phong thấp (Châm Cứu Đại Thành).
  6. Tả Ngoại Quan (Ttu.5) thấu Nội Quan (Tb.6) trị hông sườn đau (Y Học Cương Mục).
  7. Phối Hậu Khê (Ttr.3) trị đầu và mắt đau (Thần Cứu Kinh Luân).
  8. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị cảm mà không sốt (Châm Cứu Học Giản Biên).
  9. Phối Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11) trị quai bị (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  10. Phối Bách Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) trị ngoại cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  11. Phối Khúc Trì (Đtr.11), Hợp Cốc trị tay cứng đờ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  12. Phối Dương Phụ (Đ.38) + Nội Quan (Tb.6) trị hông ngực đau nhói (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  13. Phối Dưỡng Lão (Ttr.6) + Nội Quan (Tb.6) trị khớp cổ tay đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  14. Phối Thính Hội trị tai ùng bùng nghe không rõ
  15. Phối Túc Lâm Khấp trị tê ngón chân
  16. Phối Thiên Trì, Đại Lăng trì phù nề màng ngoài tim cấp, nếu mạn thì thêm Cự Khuyết Du, Quyết Tâm Du, Bối Du

Châm Cứu: Châm thẳng 0,5 – 1 thốn, hoặc xiên qua Nội Quan. Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo :

( ”Biệt của thủ Thiếu dương gọi là Ngoại Quan… Bệnh thực thì quyết, hư thì liệt, què, ngồi xuống không đứng lên được. Nên thủ huyệt lấc để châm” (LKhu 10, 158). ( “Khớp tay chân sưng đau, gối lạnh, tay chân tê, đầu đau do phong, lưng đau, gân xương trong và ngoài đùi đau, đỉnh đầu đau, xương chân mày đau, tay chân nóng, tay chân tê, mồ hôi trộn, mắt sưng, mắt lở loét, thương hàn mà biểu nóng, ra mồ hôi, duy chỉ có huyệt Ngoại Quan là cần thiết” (Bát Mạch Bát Huyệt Trị Chứng Ca).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm