Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Đại cương Mạch đốc [Đường đi, triệu chứng, huyệt khai]

by BBT Yhctvn

Mạch Đốc nhận tất cả kinh khí từ các đường kinh dương của cơ thể (bể của các kinh dương). Mạch Đốc cùng với tất cả những kinh dương (thái dương, dương minh, thiếu dương) hòa hợp với nhau và tạo thành dương của cơ thể.

1. Lộ trình đường kinh

  • Mạch Đốc bắt nguồn từ Thận, chạy đến huyệt Hội âm, chạy tiếp đến huyệt Trường cường. Từ đây đường kinh chạy tiếp lên trên dọc theo cột sống đến cổ tại huyệt Phong phủ (từ đây đường kinh có nhánh đi sâu vào não), chạy tiếp lên đỉnh đầu đến huyệt Bách hội, vòng ra trước trán, xuống mũi, môi trên (huyệt Nhân trung) và Ngân giao ở nướu răng hàm trên. Từ huyệt Phong phủ (ở gáy), có nhánh đi ngược xuống 2 bả vai để nối với kinh cân của Túc thái dương Bàng quang, chạy tiếp xuống mông và tận cùng ở bộ sinh dục tiết niệu. Từ đây (từ huyệt Trung cực) xuất phát 2 nhánh:
  • Nhánh đi lên trên: theo kinh cân Tỳ đến rốn. Tiếp tục đi lên theo mặt sau thành bụng, qua Tâm, xuất hiện trở ra ngoài da ở ngực để nối với kinh cân của Bàng quang ở ngực, chạy tiếp đến cổ, mặt, đi sâu vào đồng tử và chấm dứt ở huyệt Tình minh.
  • Nhánh đi xuống: theo bộ phận sinh dục – tiết niệu đến trực tràng, đến mông (nối với kinh cân Bàng quang tại đây) rồi chạy ngược lên đầu đến tận cùng ở huyệt Tình minh (từ đây đi sâu vào não). Lại theo Kinh chính Thận đi xuống đến thắt lưng ở huyệt Thận du rồi cho nhánh đi vào Thận.

mạch đốc

2.  Những mối liên hệ của mạch Đốc

Mạch Đốc nhận tất cả kinh khí từ các đường kinh dương của cơ thể (bể của các kinh dương). Mạch Đốc cùng với tất cả những kinh dương (thái dương, dương minh, thiếu dương) hòa hợp với nhau và tạo thành dương của cơ thể.

Mạch Đốc có tác dụng:

  • Điều chỉnh và phấn chấn dương khí toàn thân.
  • Duy trì nguyên khí của cơ thể.

3.  Triệu chứng khi mạch Đốc bị rối loạn

Tùy theo tình trạng thực hay hư mà có biểu hiện khác nhau:

  • Trong trường hợp thực: đau và cứng cột sống.
  • Trong trường hợp hư: cảm giác đầu trống rỗng, váng đầu.

Những triệu chứng kèm theo khi mạch Đốc rối loạn có liên quan chặt chẽ đến những nhánh của mạch Đốc:

+ Đau thắt lưng kèm sốt cơn; nếu bệnh nặng, người bệnh có cảm giác lưng cứng như gỗ kèm không giữ được nước tiểu (Thiên 41, sách Tố vấn).

+ Đau vùng hố chậu lan lên ngực.

+ Đau vùng tim lan ra sau lưng. Thiên 58, sách Tố vấn… “Khi mất cân bằng giữa âm và dương, làm xuất hiện tâm thống lan ra trước hoặc ra sau, lan xuống hạ sườn kèm có cảm giác khí dồn lên trên (thượng tiêu)”.

  • Châm cứu đại thành nêu lên những triệu chứng khá cụ thể như:

+ Đau lưng, đau thắt lưng, đau các chi, cứng cổ, trong trường hợp trúng phong: co giật, mất tiếng nói.

+ Cứng và run các chi.

+ Đau đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đau răng, sưng hầu họng.

+ Cứng ưỡn lưng, tê các chi.

4.  Huyệt khai (giao hội huyệt) của mạch Đốc và cách sử dụng

Huyệt Hậu khê, nằm trên đường tiếp giáp da gan và mu bàn tay, bờ trong bàn tay ngang với đầu trong đường văn tim, là huyệt khai của mạch Đốc. Huyệt có quan hệ với huyệt Thân mạch (quan hệ chủ – khách).

Phương pháp sử dụng:

  • Trước tiên là châm huyệt Hậu khê.
  • Kế tiếp là châm những huyệt trị triệu chứng.
  • Cuối cùng chấm dứt với huyệt Thân mạch. Mạch Đốc có nh ững đặc điểm:

+ Mạch khác kinh có huyệt riêng của mình (không mượn huyệt của các đường kinh khác để đi).

+ Phân bố chủ yếu toàn bộ vùng lưng và đầu (phần dương của cơ thể).

+ Phân bố sâu trong phủ kỳ hằng: não.

+ Ngoài ra còn có phân bố ở vai, bụng dưới, ngực (phần trước của thân).

Do những đặc điểm phân bố trên mà rối loạn mạch Đốc sẽ có những biểu hiện:

+ Những triệu chứng của dương hư, khí hư: đầu trống rỗng, váng đầu.

+ Những triệu chứng không chỉ ở thắt lưng, lưng, cổ gáy mà cả những triệu chứng ở bụng dưới, ngực (phần trước của thân).

  • Giao hội huyệt của mạch Âm kiểu: Hậu khê.

5. Các huyệt trên mạch Đốc

Trường cường 长强 Phong phủ 风府
Yêu du 腰俞 Não hộ 脑户
Yêu dương quan 腰阳关
Mệnh môn 命门 Hậu đỉnh 后顶
Tích trung 脊中 Bách hội 百会
Trung khu 中枢 Tiền đỉnh 前顶
Cân súc 筋缩 Tín hội 囟会
Chí dương 至阳
Linh đài 灵台 Thần đình 神庭
Thần đạo 神道 Tố liêu 素髎
Thân trụ 身柱 Nhân trung人中
Đào đạo 陶道 Đoài đoan 兑端
Đại chùy 大椎 Ngân giao 龈交
Á môn 哑门

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm