MẠCH NHÂM – Mạch Nhâm hội khí của 3 kinh âm và điều hòa phần trước của cơ thể
Mạch nhâm: đường đi, biểu hiện bệnh lý
Mạch Nhâm hội khí của 3 kinh âm và điều hòa phần trước của cơ thể
Mục Lục
1. Lộ trình đường kinh
- Mạch Nhâm khởi lên từ Thận, đến vùng Hội âm tại huyệt Hội âm, chạy vòng ngược lên xương vệ, qua huyệt Quan nguyên, theo đường giữa bụng ngực lên mặt đến hàm dưới tại huyệt Thừa tương.
- Từ huyệt Thừa tương có những mạch vòng quanh môi, lợi rồi liên lạc với mạch Đốc tại huyệt Ngân giao. Cũng từ huyệt Thừa tương xuất phát 2 nhánh đi lên 2 bên đến huyệt Thừa khấp rối đi sâu vào trong mắt.
2. Những mối liên hệ của mạch Nhâm
- Mạch Nhâm có vai trò rất quan trọng trong vận hành khí huyết ở phần âm của cơ thể (vùng bụng ngực).
- Mạch Nhâm là nơi hội tụ của 3 kinh âm ở chân:
+ Trung quản là huyệt hội của khí Thái âm.
+ Huyệt Ngọc đường là huyệt hội của khí Quyết âm.
+ Huyệt Liêm tuyền là huyệt hội của khí Thiếu âm.
3. Triệu chứng khi mạch Nhâm rối loạn
Khi mạch Nhâm rối loạn, chủ yếu xuất hiện những triệu chứng sau:
- Đau tức vùng bụng dưới.
- Hơi dồn từ dưới lên.
Thiên 41 sách Tố vấn: “Bệnh ở mạch Nhâm làm đau thắt lưng, đau trước vùng thấp kèm xuất hạn mồ hôi; mồ hôi xuất ra, người bệnh khát nhiều…”.
- Những biểu hiện bệnh lý:
+ ở nam: co rút bìu, đau tinh hoàn, tinh hoàn ứ nước.
+ ở nữ: khí hư, rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn.
4. Huyệt khai (giao hội huyệt của mạch Nhâm) và cách sử dụng
Huyệt Liệt khuyết là huyệt khai của mạch Nhâm, nằm ở bờ ngoài cẳng tay, trên nếp cổ tay 1,5 thốn. Huyệt Liệt khuyết có quan hệ với huyệt Chiếu hải của mạch Âm kiểu (mối quan hệ chủ – khách).
Theo sách Châm cứu đại thành, huyệt Liệt khuyết được chỉ định trong những trường hợp: trĩ, sa trực tràng, khạc đờm có máu, tiểu khó, tiểu máu, đau vùng tim, đau bụng. ở phụ nữ dùng chữa chứng rối loạn tinh thần sau khi sinh kèm đau khớp, đau lưng, lạnh quanh rốn, thai chết trong bụng, đau thắt lưng.
Phương pháp sử dụng:
- Huyệt đầu tiên châm là: huyệt Liệt khuyết.
- Kế tiếp là những huyệt điều trị.
- Cuối cùng là huyệt Chiếu hải.
- Mạch Nhâm có những đặc điểm:
+ Mạch khác kinh có huyệt riêng của mình (không mượn huyệt của các đường kinh khác để đi).
+ Phân bố chủ yếu vùng bụng và ngực (phần âm của cơ thể).
- Do những đặc điểm phân bố trên mà những rối loạn của sinh dục – tiết niệu là những chỉ định điều trị của mạch Nhâm.
- Giao hội huyệt của Nhâm mạch: Liệt khuyết
5. Các huyệt trên mạch Nhâm
Xem thêm: