Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Thủy phân 水分

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Thủy phân – Huyệt này nói đến chức năng của tiểu trường phân thanh giáng trọc, phân vào đại trường và bang quang, huyệt có tác dụng thúc đẩy nước rất mạnh nên gọi là Thủy Phân.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt này nói đến chức năng của tiểu trường phân thanh giáng trọc, phân vào đại trường và bang quang, huyệt có tác dụng thúc đẩy nước rất mạnh nên gọi là Thủy Phân

Tên Khác: Phân Thủy, Trung Thủ, Trung Thủy.

Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 9 của mạch Nhâm.

+ Là huyệt có tác dụng tháo nước ra khỏi cơ thể.

2. Vị trí huyệt Thủy phân

Xưa: Phía dưới huyệt Hạ Quản 1 th

Nay: Ở đường giữa bụng rốn thẳng lên 1 thốn.

huyệt Thủy phân

Giải Phẫu:

Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc, vào sâu là tụy tạng và tá tràng hoặc tử cung khi có thai 8-9 tháng.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Vận Tỳ thổ, lợi Thuỷ thấp.

Chủ Trị: Trị bụng sôi, bụng và quanh rốn đau, phù thũng, cổ trướng. Phối Huyệt:

  1. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Tỳ Du (Bàng quang.20) trị vú sưng (Châm Cứu Tập Thành).
  2. Phối Bách Lao + Đại Lăng (Tâm bào.7) + Ủy Trung (Bàng quang.40) trị trúng nắng (Châm Cứu Đại Thành).
  3. Phối Hành Gian (C.2) + Khí Hải (Nh.6) + Nội Đình (Vi.44) + Thạch Quan (Th.18) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị đơn cổ trướng (Châm Cứu Đại Thành).
  4. Phối Khúc Tuyền (C.8) + Trung Phong (C.4) trị quanh rốn đau (Châm Cứu Đại Thành).
  5. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị cổ trướng (Ngọc Long Kinh).
  6. Phối Âm Giao (Nh.7) + Thiên Xu (Vi.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị quanh rốn đau (Loại Kinh Đồ Dực).
  7. Phối cứu Khí Hải (Nh.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị đổng tiết thuộc Giáp Ất phong mộc (Nho Môn Sự Thân).
  8. Phối cứu Can Du (Bàng quang.18) + Tỳ Du (Bàng quang.20) trị thủy thũng (Cảnh-Nhạc Toàn Thư).
  9. Cứu Thủy Phân (Nh.9) 100 tráng + cứu Thần Khuyết (Nh.8) [tùy theo tuổi] + Trường Cườg 3 tráng trị thoát giang do khí huyết hư mà hạ hãm (Châm Cứu Phùng Nguyên).
  10. Phối Khí Hải (Nh.6) + Thần Khuyết (Nh.8) trị quanh rốn đau (Thần Cứu Kinh Luân).
  11. Phối Đại Đôn (C.1) + Hành Gian (C.2) + Lãi Câu (C.5) + Lan Môn + Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Xung (C.3) + Trung Phong (C.4) trị các chứng sán khí (Y Học Cương Mục).
  12. Phối Đại Trường Du (Bàng quang.24) + Khúc Tuyền (C.8) + Phúc Kết (Ty.14)+ Quan Nguyên (Nh.4) + Thần Phong (Th.23) + Thần Khuyết (Nh.8) + Thiên Xu (Vi.25) + Thượng Liêm (Đại trường.9) + Tứ Mãn (Th.14) trị trong ruột đau như cắt mà sôi, ngay rốn đau (Vệ Sinh Bảo Giám).
  1. Phối Thủy Câu (Đốc.26) trị thủy thủng, trên bụng ra nước (Cổ Kim Y Án)+ Thủy Đạo
  2. Phối Tỳ Du (Bàng quang.20) + Phế Du (Bàng quang.13) + Túc Tam Lý (Vi.36)+ Tam Âm Giao (Ty.6) trị bụng trướng nước (Châm Cứu Học Giản Biên).
  1. Phối Thạch Môn trị bụng dưới đau thắt
  2. Phối Liệt Khuyết (P.7) + Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thận Du (Bàng quang.23) + Thiên Xu (Vi.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bàng quang.20) trị phù thũng thể dương hư (Phù Thũng Bệnh Trung Y Giản Dị Phương Tuyển).
  3. Phối Khí Hải (Nh.6) + Tam Tiêu Du (Bàng quang.22) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị bụng trướng nước (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học)
  4. Phối Túc Tam Lý, Âm Lăng Tuyền trị sôi ruột ỉa chảy

Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0, 3 – 1, 5 thốn. Cứu trên 20 phút Tư sinh kinh ghi cấm châm

Ghi Chú:

Chữa phù và cổ chướng phải cứu lâu, không châm. Có thai nhiều tháng không châm cứu.

Nếu lỡ ngộ châm làm cho người bệnh bị phù thũng, nên châm 2 huyệt Thiên Khu và Hoang Du để giải . Có thể dùng vị thuốc Huyết Kiệt hoặc Hòe Hoa, tán bột, dán vào đó cũng được (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).

Tham Khảo:

“Có thầy thuốc chữa bệnh thủy thũng cho họ Lý, cho uống thuốc đã lâu không hiệu quả. Một hôm, bỗng nhiên cứu huyệt Thủy Phân và Khí Hải, hôm sau thấy mặt hết phù” (Châm Cứu Tư Sinh Kinh).

Trẻ con lõm thóp cứu 10 mồi/ ngày x 10 ngày

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm