Huyệt phục thố – Huyệt ở đùi, khi duỗi chân ra có một chỗ nhô lên có hình dạng giống như con thỏ (thố) đang nằm phục ở đó, vì vậy gọi là Phục Thố.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt ở đùi, khi duỗi chân ra có một chỗ nhô lên có hình dạng giống như con thỏ (thố) đang nằm phục ở đó, vì vậy gọi là Phục Thố.
Tên Khác: Ngoại Câu, Ngoại Khâu, Phục Thỏ.
Xuất Xứ : Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).
Đặc Tính : Huyệt thứ 32 của kinh Vị.
2. Vị trí huyệt Phục thố
Xưa: Trên đầu gối 6 th nơi chỗ thịt nổi lên.
Nay: Ở điểm cách góc trên phía ngoài xương bánh chè 6 thốn, bờ ngoài cơ thẳng trước, bờ trong cơ rộng ngoài. Hoặc bàn tay úp lên đầu gối, các ngón tay khép lại, để ngay giữa lằn cổ tay thứ nhất lên trên giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa áp lên da chân ở đầu, nơi đó là huyệt.
Giải Phẫu : Dưới da là bờ ngoài cơ thẳng trước, bờ trong cơ rộng ngoài, cơ rộng giữa, xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị chi dưới đau và liệt, nửa người liệt, khớp gối viêm, dị ứng mẩn ngứa.
Phối Huyệt :
- Phối Lăng Hậu Hạ + Mại Bộ + Phong Thị (Đ.21) trị chi dưới tê, liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Ủy Trung, Thận Du, Hoàn Khiêu, Dương Lăng Tuyền, Tam Âm Giao. Trị chi dưới liệt
Châm Cứu: Châm thẳng sâu 1 – 1,5 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Tham Khảo: Khi cước khí mới bị nên cứu Phục Thố, Độc Tỵ, Tất Nhãn, Tuyệt Cốt.
Xem thêm: