Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Thiên xung 天冲

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Thiên xung – Sau huyệt Suất Cốc 0,5 thốn, ở trên và sau tai, trong chân tóc 2 thốn, vùng cơ tai trên.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Xung là xung yếu. Huyệt ở vùng đầu là thiên, là nơi giao hội của kinh túc T hiếu dương và kinh túc Thái dương, cũng là nơi tương ứng với huyệt Thông Thiên. Kinh khí của 2 kinh lưu thông và xung yếu, vì vậy gọi là Thiên Xung (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác: Thiên Cù.

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 9 của kinh Đởm.

+ Huyệt hội với kinh Thủ + Túc Thái Dương.

2. Vị trí huyệt thiên xung

Xưa: Phía trên sau gốc vành tai vào trong chân tóc 2 th

Nay: Sau huyệt Suất Cốc 0,5 thốn, ở trên và sau tai, trong chân tóc 2 thốn, vùng cơ tai trên.

huyệt thiên xung

Giải Phẫu: Dưới da là cơ tai trên, xương thái dương. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ Trị: Trị đầu đau, động kinh, lợi răng sưng đau.

Phối Huyệt:

  1. Phối Bách Hội (Đc.20) + Đầu Duy (Vi.8) + Giác Tôn (Ttu.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20), Thái Dương trị đầu đau, động kinh (Châm Cứu Học Giản Biên).

Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 3 – 5 phút. Trị hay sợ hãi

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm