Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Khí xung 气冲

by Lê Quý Ngưu

Huyệt Khí xung –  Khí = năng lượng cần thiết cho sự sống, ý chỉ kinh khí chảy vào các kinh. Xung = đẩy mạnh lên hoặc xuống. Huyệt ở vùng háng, nơi kinh khí của kinh Vị và mạch Xung đi lên, huyệt biểu hiện sự rối loạn khí ở phần, trên p/n có thai đau vào buổi sáng, vì vậy gọi là Khí Xung (Trung Y Cương Mục).

1. Đại cương

Tên Huyệt: Khí = năng lượng cần thiết cho sự sống, ý chỉ kinh khí chảy vào các kinh. Xung = đẩy mạnh lên hoặc xuống. Huyệt ở vùng háng, nơi kinh khí của kinh Vị và mạch Xung đi lên, huyệt biểu hiện sự rối loạn khí ở phần, trên p/n có thai đau vào buổi sáng, vì vậy gọi là Khí Xung (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác: Dương Hy, Dương Thỉ, Khí Nhai, Khí Vệ.

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính :

+ Huyệt thứ 39 của kinh Vị.

+ Huyệt quan trọng của Mạch Xung.

+ Huyệt Tản khí lên trên.

2. Vị trí huyệt Khí xung

Xưa: Dưới huyệt Qui Lai 1 th.

Nay: Rốn xuống 5 thốn (huyệt Khúc Cốt -Nh.2) đo ra ngang 2 thốn.

Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to, bờ ngoài cơ thẳng to, cân cơ chéo bé của bụng và cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc; Trong ổ bụng là ruột non và tử cung khi có thai 2 -3 tháng, bàng quang khi đầy.

Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng- sinh dục.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1.

huyệt khí xung

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng : Thư tôn cân, tán nghịch khí, điều Bàng quang.

Chủ trị: Trị vùng thận đau dữ dội, các bệnh về bộ phận sinh dục, đau do thoát vị.

Phối Huyệt :

  1. Phối Hạ Liêm (Đtr.8) + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Tam Lý (Vi.36) để Tả nhiệt trong Vị (Tố Vấn 61, 40).
  2. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Cư Liêu (Đ.29) + Hạ Liêu (Bq.34) + Thượng Liêu (Bq.31) + Trường Cường (Đc.1) + Yêu Du (Đc.2) trị lưng đau (Bị Cấp Thiên Kim Phương).
  3. Phối Chương Môn (C.13) + Nhiên Cốc (Th.2) + Tứ Mãn (Th.14) trị tiểu buốt (do sỏi) (Thiên Kim Phương).
  4. Phối Chương Môn (C.13) trị không nằm được (Tư Sinh Kinh).
  5. Phối Khúc Tuyền (C.8) + Thái Xung (C.3) trị thoát vị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  6. Phối Quan Nguyên (Nh.4) thấu Trung Cực (Nh.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị đường tiểu viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  7. Phối Quan Nguyên trị đau ngọc hành.
  8. Phối Huyết Hải trị viêm đường bạch huyết.

Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn hoặc hướng mũi kim về phía bộ phận sinh dục, Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo :

( “Khi tà khí lưu lại ở mạch Phục Xung, nếu đè tay lên vùng bụng, cảm thấy như có động dưới tay, khi nhấc tay lên sẽ có luồng nhiệt khí đi xuống 2 bên đùi giống như luồng nước sôi nóng (LKhu.61, 31).

Tỳ vị hư nhược, cảm thấp thành nuy liệt, mồ hôi ra nhiều, ăn uống trở ngại. lấy kim tam lăng chích nặn máu ở Khí Xung, Tam Lý. Mửa máu nhiều không khỏi lấy kim tam lăng chích nặn máu ở Khí Xung khỏi ngay. Lý Đông Viên.

Chủ trị bụng đầy, bí tiểu do nhiệt.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ