Huyệt Quy lai – Quy = quay về. Lai = trở lại. Vì huyệt có tác dụng trị tử cung sa, làm cho kinh nguyệt trở lại bình thường, đau ngọc hành vì vậy, gọi là Quy Lai (Trung Y Cương Mục).
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Quy = quay về. Lai = trở lại. Vì huyệt có tác dụng trị tử cung sa, làm cho kinh nguyệt trở lại bình thường, đau ngọc hành vì vậy, gọi là Quy Lai (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Khê Cốc, Khê Huyệt, Trường Nhiễu.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 29 của kinh Vị.
2. Vị trí huyệt Quy lai
Xưa: Dưới Thủy Đạo 1 th.
Nay: Dưới rốn 4 thốn, cách đường giữa bụng 2 thốn, ngang huyệt Trung Cực (Nh.3).
Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to, bờ ngoài cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là ruột non và tử cung khi có thai 3 -4 tháng, đáy bàng quang khi đầy. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng- sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị không có kinh nguyệt, thống kinh, phần phụ viêm, đau do thoát vị.
Phối Huyệt :
- Phối Đại Đôn (C.1) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị dịch hoàn rút lên bụng (Châm Cứu Đại Thành).
- Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Cực (Nh.3) trị kinh bế, đới hạ ra nhiều (Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối Thái Xung (C.3) trị thoát vị bẹn, dịch hoàn sa xuống (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị màng trong tử cung viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Khúc Cốt (Nh.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Tử Cung trị kinh nguyệt không đều (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Khí Hải (Nh.6) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Khê (Th.3) trị âm đạo viêm do trùng roi (Trichonomas) (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) trị bệnh ở buồng trứng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Đại Đôn (C.1) + Đại Hách (Th.12) + Hội Dương (Bq.35) trị dịch hoàn đau nhức (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Quan Nguyên, Tam Âm Giao trị liệt dương.
- (tả)( Khí Hải, Quy Lai, Tam Âm Giao,Thứ Liêu) trị rong kinh
Châm Cứu: Châm thẳng 1 – 1,5 thốn hoặc hướng mũi kim đến nơi liên hợp của củ xương mu, Cứu 5 – 7 tráng, Ôn cứu 10 – 20 phút.
Tham Khảo: P/N lạnh âm đạo có thể cứu.
Xem thêm: