Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Túc ngũ lý 足五里

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Túc ngũ lý – Huyệt ở trên cơ gian 5 thốn, cùng tên với huyệt Thủ Ngũ Lý, vì vậy gọi là Túc Ngũ Lý.

1. Đại cương

Tên Huyệt : Huyệt ở trên cơ gian 5 thốn, cùng tên với huyệt Thủ Ngũ Lý, vì vậy gọi là Túc Ngũ Lý (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác   : Túc Ngũ Lý.

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính : Huyệt thứ 10 của kinh Can.

2. Vị trí huyệt Túc ngũ lý

Xưa: Ở dưới Âm Liêm, dưới huyệt Khí Xung 3 th, nơi có mạch nhảy ở háng.

Nay: Ở bờ trong đùi, dưới huyệt Âm Liêm 1 thốn, hoặc dưới nếp nhăn của bẹn 3 thốn.

huyệt Túc ngũ lý

Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ lược và cơ khép nhỡ, cơ khép bé và các cơ bịt. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh bịt.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ trị: Trị vùng bụng dưới đau, tiểu dầm, tiểu bí, ghẻ lở vùng bìu dái.

Phối Huyệt:

  1. Phối Lệ Đoài (Vi.45) + Tam Dương Lạc (Ttu.8) + Tam Gian (Đtr.3) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) trị thích nằm, tay chân không muốn cử động (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Huyết Hải, Tam Âm Giao trị lở ngứa ở bừu dái

Châm Cứu: Châm thẳng 1-2 thốn. Cứu 3-5 tráng, ôn cứu 5-10 phút.

Ghi Chú: Không châm sâu vì dễ gây tổn thương bó mạch thần kinh đùi.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm