Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Phù đột 扶 突

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt phù đột – Phù = giống như 4 ngón tay nằm ngang = 3 thốn; Đột ý chỉ cuống họng. Huyệt ở cách cuống họng 3 thốn, vì vậy gọi là Phù Đột (Trung Y Cương Mục).

1. Đại cương  

Tên Huyệt: Phù = giống như 4 ngón tay nằm ngang = 3 thốn; Đột ý chỉ cuống họng. Huyệt ở cách cuống họng 3 thốn, vì vậy gọi là Phù Đột (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác: Phò Đột, Thuỷ Đột, Thuỷ Huyệt.

Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 18 của kinh Đại Trường.

+ Huyệt đặc hiệu dùng trong trường hợp mất tiếng.

+ 1 trong nhóm huyệt Thiên Dũ (‘Thiên Dũ Ngũ Bộ’ gồm : Nhân Nghênh (Vi.9) + Phù Đột (Đtr.18) + Thiên Dũ (Ttu.16) + Thiên Phủ (P.3) + Thiên Trụ (Bq.12) (LKhu 21, 20).

2. Vị trí huyệt Phù đột

Xưa:Từ má đo xuống 1th, từ Nhân Nghênh ra 1,5th .

Nay:Trên cơ ức đòn chũm, trên đường ngang qua bờ trên sụn giáp trạng, ngang ra 3 thốn.

Vị trí huyệt phù đột

Vị trí huyệt phù đột

Giải Phẫu : Dưới huyệt là cơ bám da cổ, bó ức và bó đòn của cơ ức-đòn-chũm, các cơ bậc thang, chỗ bám vào xương của cơ góc.

Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh cơ da-cổ, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh của đám rối thần kinh cổ sâu.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ Trị: Trị bụng đau, tắc tiếng nói, suyễn, ho.

  1. Phối Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Khê (Ty.18) trị họng khò khè, họng có cảm giác n hư vướng (Thiên Kim Phương). Nhổ bọt nhiều.
  2. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiên Đột (Nh.22) trị mất tiếng, khàn tiếng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  3. Phối Hợp Cốc, Giáp Xa, Ngoại Quan trị viêm tuyến mang tai.

Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo : Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi : “Bị cảm 1 cách đột ngột, khí nghịch lên (làm cho cổ họng và lưỡi) bị cứng : châm huyệt Phù Đột và châm ra máu Thiệt Bản [Phong Phủ]” (LKhu 21, 16).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm