Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Uyển cốt 腕骨 [Ứng dụng và tham khảo]

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Uyển cốt – vị trí nay: Phía mu bàn tay, nơi chỗ lõm giữa xương móc và xương bàn tay 5, trên đường tiếp giáp da gan tay, mu tay.

1. Đại cương

Tên Huyệt: Huyệt ở xương (Cốt) cổ tay (Uyển) vì vậy gọi là Uyển Cốt.

 “Uyển” có nghĩa là cổ tay.

“Cốt” có nghĩa là xương.

Huyệt được lấy gần xương Đậu, nó được gọi là “Uyển-đậu cốt”. Tên của cố tay cũng có âm tương tự được phát âm “Oản” do đó mà còn có tên là Oản cốt, hay Uyển cốt (xương cổ

cổ tay).

Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải ghi rằng: “Huyệt ở chỗ hõm xuống phía trước xương đậu, bờ ngoài tay nên gọi là Uyển cốt”.

Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2)

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 4 của kinh Tiểu Trường.

+ Huyệt Nguyên.

2. Vị trí huyệt Uyển cốt

Xưa: Phía ngoài tay, chỗ hõm phía xương cao cổ tay.

Nay: Phía mu bàn tay, nơi chỗ lõm giữa xương móc và xương bàn tay 5, trên đường tiếp giáp da gan tay, mu tay.

Vị trí huyệt Uyển cốt

Giải Phẫu: Dưới da là cơ da gan tay, cơ dạng ngón út, chỗ lõm giữa đầu trên xương bàn tay 5 và xương tháp, đáy chỗ lõm là xương móc.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Sơ tà khí ở Thái dương kinh, thanh thấp nhiệt ở tiểu trường.

Chủ Trị: Trị khớp khuỷ tay, cổ tay, ngón tay viêm; đầu đau, tai ù, nôn mửa, tiểu đường.

Phối Huyệt:

  1. Phối Trung Chử (Ttu.3) trị ngón tay không thể co duỗi được (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Thiên Tông (Ttr.11) trị vai và tay đau (Tư Sinh Kinh).+ Đại Chùy, Thiên Trụ
  3. Phối Dương Cốc (Ttr.5) trị cổ gáy sưng, nóng lạnh (Tư Sinh Kinh).
  4. Phối Trung Quản trị Tỳ hư, hoàng đản (Châm Cứu Tụ Anh).
  5. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Thân Mạch (Bq.62) trị vàng da sau khi bị thương hàn (Châm Cứu Đại Thành).
  6. Phối Tụy Du + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) trị tiểu đường (Châm Cứu Học Thượng Hải).+ Tam Tiêu Du, Thái khê
  7. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Gian Sử (Tb.5) + Tam Gian (Đtr.3) trị khớp cổ tay viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  8. Phối Thống Lý, Thính Cung trị ù tai
  9. Phối Tiểu Hải, Khúc Trì trị bong gân khớp khuỷu tay, Với Ngoại Quan trị bong gân khớp cổ

Châm Cứu: Chậm Thắng, sâu 0,5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan tới lòng bàn tay.. Cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu 5 – 10 phút.

4 Tham Khảo :

1, <<Giáp ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Có triệu chứng trên mình cứng rắn, uốn ván, miệng cắt chặt không nói được dùng huyệt Uyển cốt làm chủ”.

2, <<Giáp ất>> quyển thứ 10 ghi rằng: “Thiên khô, cánh tay cổ tay sinh đau, co rút khuỷu tay không duỗi ra được, đau nhức đầu, chảy mũi nước đau vai gáy xuống cánh tay, vẹo cứng cổ, tâm phiền đầy tức sợ sệt, năm ngón tay co không duỗi bóp được, chọn huyệt Uyển cốt”.

3. <<Giáp ất>> quyển thứ 12 ghi rằng: “Chảy máu cam chọn huyệt Uyển cốt”.

4. <<Thiên kim>> ghi rằng: “Uyển cốt, Dương cốc, Kiên trinh, Khiếu âm, Hiệp khê chủ trị đau hàm lan tới tai, ù tai không nghe được”. 5. <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Uyển cốt chủ trị về nhiệt bệnh mồ hôi không ra, đau dưới sườn làm khó thở, sưng cổ hàm, phát sốt, ù tai, chảy nước mắt, mắt sinh ế, phát cuồng, thiên khô, khuỷu tay không co duỗi được, sốt rét nhức đầu, tâm phiền, động kinh, co giật, rút năm ngón tay, đau đầu”.

6. <<Tạp bệnh huyệt pháp ca>> ghi rằng: “Đau nhức thắt lưng – đùi dùng Uyển cốt” (Yêu liên thối đông Uyển cốt thăng).

7. <<Ngọc long ca>> ghi rằng: “Chứng tỳ vị có nhiều, ăn vào nôn ra, sáng ăn chiều mửa, vàng da, tiên dùng Uyển cốt, Trung quản” (T) gia chi chứng hữu da ban, chí thành phiên vị thổ thực nan, hoàng dẫn diệt tu tầm Uyển cốt, kim châm tất định đoạt Trung quản).

8. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ huyệt Uyển cốt trong trường hợp vì bón, bệnh nhân buồn bả và rên xiết luôn, dễ cảm động, hay sợ sệt, trạng thái bồn chồn bứt rứt, chứng bón vì ruột sệ, gân thịt trong bụng yếu mềm không vận hóa được.

9. Huyệt này là “Nguyên” huyệt của Thủ thái dương kinh.

Châm trong những trường hợp tay không sức, không cầm được đồ vật (Biển Thước Tâm Thư’).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm