Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Nhị gian 二 间

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Nhị gian – Nhị = 2; Gian = khoảng trống. Huyệt ở khoảng giữa lóng tay 2 và 3, lại là huyệt thứ 2 của kinh Đại Trường, vì vậy, gọi là Nhị Gian (Trung Y Cương Mục).

1. Đại cương

Tên Huyệt: Nhị = 2; Gian = khoảng trống. Huyệt ở khoảng giữa lóng tay 2 và 3, lại là huyệt thứ 2 của kinh Đại Trường, vì vậy, gọi là Nhị Gian (Trung Y Cương Mục).

– “Nhị” có nghĩa là hai.

“Gian” có nghĩa là khe, ý nói khe hở.

Huyệt ở bên ngoài ngón trỏ, nơi tiếp nối của thân với đầu trên xương đốt 1 ngón tay trỏ, là huyệt thứ hai của kinh Thủ Dương-minh Đại- trường cho nên có tên là Nhị gian.

Tên Khác:   Chu Cốc, Gian Cốc .

Xuất Xứ: Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

+ Vinh huyệt (Huỳnh huyệt), thuộc hành Thủy.

+ Huyệt Tả của kinh Đại Trường.

2. Vị trí huyệt Nhị gian

Xưa: Huyệt ở chỗ lõm, phía trước và bờ ngoài khớp xương bàn và ngón trỏ, bờ ngoài ngón cái.

Nay: trên đường tiếp giáp da gan tay, mu tay. Sờ thấy xương hình vòng cung, huyệt ở bên ngoài ngón trỏ chỗ tiếp nối của thân với đầu xương đốt 1 ngón trỏ.

huyệt nhị gian
Vị trí huyệt Nhị gian

Giải Phẫu : Dưới da là gân cơ gian cốt mu tay và xương Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh trụ.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Tán tà nhiệt, lợi yết hầu.

Chủ Trị : Trị ngón tay trỏ đau, bàn tay đau, răng đau, họng đau, vai đau, lưng đau, liệt mặt, sốt.

  1. Phối Tam Gian (Đtr.3) trị thích nằm, muốn ngủ (Tư Sinh Kinh). Trị chảy nước mũi trong không cầm(tả).
  2. Phối Tiền Cốc (Ttr.2) trị mắt viêm cấp (Tư Sinh Kinh).
  3. Phối Âm Khích (Tm.6) trị sợ lạnh (Châm Cứu Tụ Anh).
  4. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị mắt có màng (Châm Cứu Tụ Anh).
  5. Phối Dương Khê (Đtr.5) trị răng sưng, họng sưng đau (Tịch Hoằng Phú).
  6. Phối Gian Sử (Tb.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ky Môn (Tb.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thần Đạo (Đc.11) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị thương hàn đầu đau, người sốt (Loại Kinh Đồ Dực).
  7. Phối Thủ Tam Lý (Đtr.10) trị đầu đau, răng đau, họng sưng (Thiên Tinh Bí Quyết).
  8. Phối Nghinh Hương, Phong Phủ, Thiếu Thương trị nục huyết.

Châm Cứu : Châm thẳng 0,1 – 0,3 thốn. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.

4. Tham khảo

1. <<Giáp ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Hay thích ngủ, đau vai, nghẹt mũi, mũi chảy máu, mình nóng, sưng tắc họng như có vật gì cản, tổn thương ở khóe mắt, đau vai, dùng huyệt Nhi gian làm chủ”,

2. <<Đạn thành>>  quyển thứ 6 ghi rằng “Chủ sưng tắc họng, sưng hàm, đau vai lưng, phát lạnh, chảy máu mũi, sợ mệt, đau răng, mất vàng, miệng khô, khát nước, thương hàn thủy kết”,

3. <<Bách chứng phú ghi rằng “Lạnh run sợ lạnh, huyệt Nhị gian sở thông, huyệt Âm khích kết hợp trị bệnh thuộc nhiệt ở lạnh” (Hàn lại 6 hàn, Nhị gian sở thông Âm khích ám).

4.<<Thông huyền chỉ yếu phú ghi rằng: “Mở mắt không thấy, nên dùng Nhị gian” (Mục hơn bất kiến, Nhị gian nghỉ thủ)5. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du ” thì huyệt này là “Vinh” huyệt của Thủ Dương minh kinh.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm