Huyệt độc tỵ – Huyệt ở vị trí có hình dạng giống cái mũi (tỵ) của con trâu, vì vậy gọi là Độc Tỵ (Trung Y Cương Mục).
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt ở vị trí có hình dạng giống cái mũi (tỵ) của con trâu, vì vậy gọi là Độc Tỵ (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác : Độc Tỷ.
Xuất Xứ : Thiên ‘BảnDu’ (Lkhu.2).
Đặc Tính : Huyệt thứ 35 của kinh Vị.
2. Vị trí huyệt Độc tỵ
Xưa: Chỗ hõm dưới xương bánh che, trên xương ống chân, ngoài đường gân lớn ở đầu gối.
Nay: Ngồi co đầu gối, huyệt ở chỗ lõm dưới góc dưới – ngoài xương bánh chè và ở ngoài gân cơ tứ đầu đùi.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ 4 đầu đùi và gân cơ căng cân đùi, góc ngoài bờ dưới xương bánh chè và khe khớp gối.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh đùi và nhánh của dây thần kinh mông trên.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị khớp gối viêm, bệnh thuộc tổ chức phần mềm quanh khớp gối, phong tà đau nhức.
Phối Huyệt:
- Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tất Quan (Đ.33) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị bệnh ở gối (Tư Sinh Kinh).
- Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tất Quan trị đầu gối mất cảm giác (Tư Sinh Kinh).
- Phối Lương Khâu (Vi.34) + Tất Nhãn + Uỷ Trung (Bq.40) (+Tất Dương Quan, Dương Lăng Tuyền) trị khớp gối viêm
Châm Cứu: Châm hướng về giữa đầu gối, sâu 1 – 1,5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Ghi Chú: Tràn dịch khớp gối chỉ nên cứu hoặc bổ, không nên tả.
Xem thêm: