Huyệt lương khâu – Lương là cái đỉnh, chỗ gồ ghề. Khâu nghĩa là đồi. Huyệt ở phần trên đầu gối, có hình dáng giống cái sườn của gò đất, vì vậy gọi là Lương Khâu (Trung Y Cương Mục)
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Lương là cái đỉnh, chỗ gồ ghề. Khâu nghĩa là đồi. Huyệt ở phần trên đầu gối, có hình dáng giống cái sườn của gò đất, vì vậy gọi là Lương Khâu (Trung Y Cương Mục). Có người cho rằng Lương là lương thực, Lương Khâu là chỉ cái gò chứa lương thực.
Tên Khác : Hạc Đỉnh, Khóa Cốt, Lương Kheo, Lương Khư, Lương Khưu.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 34 của kinh Vị.
+ Huyệt Khích, rất mẫn cảm trong trường hợp dạ dày đau.
2. Vị trí huyệt Lương khâu
Xưa: Ở trên gối 2 th , giữa 2 gân.
Nay: Ở chỗ lõm trên bờ trên ngoài xương đầu gối 2 thốn, thẳng trên huyệt Độc Tỵ.
Hoặc ngồi ngay có gối, đo từ giữa bờ trên xương bánh chè lên 2 th, đo ra ngoài 1 th. Khi duỗi chân có chỗ hõm.
Giải Phẫu : Dưới da là khe giữa cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài, cơ rộng giữa, xương đùi.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Tác Dụng : Thông điều Vị khí, khu phong, hóa thấp.
Chủ trị : Trị khớp gối viêm, tuyến vú viêm, dạ dày đau, dạ dầy co cứng, sợ sệt nhiều.
Phối Huyệt :
- Phối Dương Quan (Đ.33) + Khúc Tuyền (C.8) trị gân cơ co rút, chân không thể cất bước được (Thiên Kim Phương ).
- Phối Địa Ngũ Hội (Đ.42) trị vú sưng (Tư Sinh Kinh).
- Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị hạc tất phong [đầu gối sưng to] (Trung Hoa Châm Cứu Học).
- Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Độc Tỵ (Vi.35) + Tất Dương Quan (Đ.33) trị khớp gối viêm (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
- Phối Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) trị dạ dầy viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Côn Lôn (Bq.60) + Trung Liêu (Bq.33) trị hạ lỵ (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu : Châm thẳng sâu 0,5 – 1 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Xem thêm: