Huyệt Ngoại lăng – Huyệt ở phía mặt ngoài bụng, chỗ có hình dạng như cái gò, vì vậy gọi là Ngoại Lăng (Trung Y Cương Mục).
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt ở phía mặt ngoài bụng, chỗ có hình dạng như cái gò, vì vậy gọi là Ngoại Lăng (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 26 của kinh Vị.
2. Vị trí huyệt Ngoại lăng
Xưa: Dưới huyệt Thiên Khu 1th.
Nay: Dưới rốn 1 thốn (huyệt Âm Giao – Nh.7) ra ngang 2 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc
ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là ruột non và tử cung khi có thai 6-7 tháng, bàng quang khi bí tiểu.
Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị bụng đau, kinh nguyệt rối loạn.
Phối Huyệt :
- Phối Thiên Khu (Vi.25) trị trong bụng đau (Tư Sinh Kinh )
- Phối Thái Xung, Tam Âm Giao trị sán khí.
Châm Cứu: Châm thẳng 1 – 1,5 thốn, Cứu 5 – 7 tráng, Ôn cứu 10 – 20 phút.
Tham Khảo: Theo De La Fuye: Tả huyệt này, nên thêm huyệt Thân Mạch (Bq.62). trị phụ nữ đau thần kinh, đa cảm, dễ sợ.
Xem thêm: