Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Thừa Khấp 承泣

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Thừa Khấp – Thừa là bề trên ban cho kẻ dưới giữ lấy, Khấp nghĩa là khi khóc chảy nước mắt. Huyệt có tác dụng trị chứng nước mắt chảy khi ra gió và cầm được nước mắt trong bệnh túi lệ viêm, vì vậy gọi là Thừa Khấp

1. Đại cương

Tên Huyệt: Thừa là bề trên ban cho kẻ dưới giữ lấy, Khấp nghĩa là khi khóc chảy nước mắt. Huyệt có tác dụng trị chứng nước mắt chảy khi ra gió và cầm được nước mắt trong bệnh túi lệ viêm, vì vậy gọi là Thừa Khấp

Tên Khác: Diên Liêu, Hề Huyệt, Khê Huyệt.

Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính :

+ Huyệt thứ 1 của kinh Vị.

+ Huyệt giao hội với Mạch Dương Kiều và Mạch Nhâm.

2. Vị trí huyệt Thừa Khấp

Xưa: dưới mắt 7 phân từ con ngươi kéo thẳng xuống.

Nay: dưới đồng tử 0,7 thốn, ở chỗ gặp nhau của bờ dưới xương ổ mắt với đường dọc chính giữa mắt.

Huyệt thừa khấp

Giải Phẫu: Dưới da là cơ vòng mi ( giữa phần ổ mắt và phần mi của cơ này), ở sâu là cơ thẳng dưới, cơ chéo bé của mắt và nhãn cầu.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số VII và các nhánh của dây thần kinh sọ não số III.

Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác Dụng : Khu phong, tán hoả , sơ tà, minh mục.

Chủ Trị: Trị kết mạc viêm, cận thị, viễn thị, thần kinh thị giác viêm, thần kinh thị giác teo, giác mạc viêm.

Phối Huyệt :

  1. Phối Cự Liêu (Vi.3) + Cường Gian (Đc.18) + Đại Nghênh (Vi.5) + Hạ Quan (Vi.7) + Hòa Liêu (Đtr.19) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Phong Trì (Đ.20) + Thuỷ Câu (Đc.26) + Tứ Bạch (Vi.2) trị miệng méo không nói được (Thiên Kim Phương).
  2. Phối Can Du (Bq.18) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Xung (C.3) + Thận Du (Bq.23+ Tinh Minh (Bq.1) trị thần kinh thị giác suy yếu (Châm Cứu Học Giản Biên).
  3. Phối Can Du (Bq.18) + Đồng tử Liêu (Đ.1) trị hoa mắt (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  4. Phối Khúc Trì (Đtr.11) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Xung (C.3) + Tinh Minh (Bq.1) trị thanh quang nhãn (đục nhân mắt) (Châm Cứu Học Thượng Hải).(giãn đồng tử)
  5. Phối Can Du (Bq.18) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tinh Minh (Bq.1) + Phong Trì (Đ.20)+ Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị thần kinh thị giác teo (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  6. Phối Can Du (Bq.18) + Kiện Minh + Kiện Minh 5 + Phong Trì (Đ.20) + Thận Du (Bq.23) + Tỳ Du (Bq.20) trị võng mạc mắt biến tính (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  7. Phối châm ngang thấu Tinh Minh (Bq.1) trị cận thị (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  8. Phối Tình Minh, Phong Trì, Khúc Trì, Thái Xung trị viêm màng tiếp hợp, viêm củng mạc.
  9. Phối Phong Trì, Hợp Cốc trị ra gió chảy nước mắt.

Châm Cứu: Bảo người bệnh ngước mắt nhìn lên trên, dùng 1 ngón tay đặt lên mi dưới, đẩy nhãn cầu lên, châm mũi kim chếch xuống dưới, dựa theo ổ mắt, sâu 0,1 – 1 thốn, Không vê kim, Không cứu.Không vêkim

Ghi Chú :

( Tránh châm vào nhãn cầu hoặc vào mạch máu vùng mi dưới.

( Huyệt này dễ chảy máu, sau khi rút kim phải áp chặt bông 1-2 phút để phòng chảy máu.

( Nếu có chảy máu, khoang dưới mắt có thể bị tím xanh, 5 – 7 ngày sau có thể tự tan hết, không gây ảnh hưởng đến thị lực.

( Lỡ ngộ châm làm cho mắt mờ, không nhìn thấy, châm huyệt Nội Đình (Vị 46), sâu 0,2 – 0,3 thốn, kích thích mạnh, để giải cứu (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).

( Nếu ngộ châm làm cho mắt không di động được, dùng mồi ngải thật nhỏ cứu trực  tiếp ở huyệt Thính Cung (Ttr 16) 1 tráng để giải cứu (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm