Huyệt Thái Ất – Thái = lớn; Ất = chỉ Vị Trường có hình dạng quanh co giống chữ Ất. Huyệt ở tại vị trí tương ứng với Trường Vị, có hình dạng giống chữ Ất, vì vậy gọi là Thái Ất (Trung Y Cương Mục). Đẩy mạnh chức năng tỳ vị.
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt : Thái = lớn; Ất = chỉ Vị Trường có hình dạng quanh co giống chữ Ất. Huyệt ở tại vị trí tương ứng với Trường Vị, có hình dạng giống chữ Ất, vì vậy gọi là Thái Ất (Trung Y Cương Mục). Đẩy mạnh chức năng tỳ vị.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 23 của kinh Vị.
2. Vị trí huyệt Thái ất
Xưa: Dưới Quan Môn 1 th.
Nay: Rốn lên 2 thốn (huyệt Hạ Quản – Nh.10), đo ngang ra 2 thốn.
Giải Phẫu : Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là ruột non.
Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng- sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị dạ dầy đau, thoát vị ruột, tâm thần phân liệt, tiểu nhiều.
Phối Huyệt :
- Phối Hoạt Nhục Môn (Vi.24) + Phi Dương (Bq.58) trị điên cuồng lè lưỡi (Phổ Tế Phương).
- Phối Bách Hội, Tâm Du, Thần Môn, Đại Lăng trị động
- Phối Thiên Khu, Thượng Cự Hư trị ỉa chảy.
Châm Cứu: Châm thẳng 1 – 1,5 thốn – Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
Xem thêm: