Vị trí huyệt Khí hộ – Huyệt thứ 13 của kinh vị. Huyệt phía dưới huyệt Trung Phủ (là nơi xuất phát của kinh Phế, Phế chủ khí), huyệt được coi là nơi cửa ra vào của khí, vì vậy gọi là Khí Hộ
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Huyệt phía dưới huyệt Trung Phủ (là nơi xuất phát của kinh Phế, Phế chủ khí), huyệt được coi là nơi cửa ra vào của khí, vì vậy gọi là Khí Hộ (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính :
+ Huyệt thứ 13 của kinh Vị.
+ Huyệt quan trọng, nơi khí các kinh Vị, Đại Trường, Tiểu Trường, Tam Tiêu đưa mạch vào trong, và nơi các kinh Biệt đến từ trong ra ngoài để thông với các kinh Dương ở đầu.
2. Vị trí huyệt Khí hộ
Xưa: dưới xương đòn, nơi chỗ hõm xuống, các huyệt Du Phủ 2th, đường giữa ra 4th.
Nay: ở sát dưới xương đòn, dưới huyệt Khuyết Bồn 1 thốn, cách đường giữa ngực 4 thốn. Huyệt nằm ở bờ trên xương sườn 1, ngay dưới xương đòn.
Giải Phẫu: Dưới da là cơ bám da cổ, cơ ngực to, cơ dưới đòn, bờ trên xương sườn 1, đỉnh phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh cơ bám da của thần kinh mặt, nhánh cơ ngực to và cơ dưới đòn của đám rối thần kinh nách.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị lưng và ngực đau, khó thở , nấc, suyễn, khí quản viêm.
Phối Huyệt :
- Phối Thần Môn (Tm.7) + Thiên phủ (P.3) + Vân Môn (P.2) trị suyễn (Thiên Kim Phương)(+Chiên Trung, Xích Trạch, Liệt Khuyết, Phế Du)
- Phối Hoa Cái (Nh.20) trị hông sườn đau (Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối Khố Phòng (Vi.14) + Ốc Ế (Vi.15) + Ưng Song (Vi.16) trị thần kinh ngực đau (Tân Châm Cứu Học).
Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn hoặc xiên 0,5 – 0,8 thốn, Cứu 3 – 5 tráng. Ôn cứu 5 – 10 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu quá vì có thể vào phổi. Trị nấc, ăn không biết mùi vị.
Xem thêm: