Vị trí huyệt Thủy đột – Thủy chỉ thủy cốc, ẩm thực; Đột = ống. Thức ăn uống theo đường đó mà vào cơ thể, vì vậy gọi là Thủy Đột
Mục Lục
1. Đại cương
Tên Huyệt: Thủy chỉ thủy cốc, ẩm thực; Đột = ống. Thức ăn uống theo đường đó màvào cơ thể, vì vậy gọi là Thủy Đột (Trung Y Cương Mục).
Thủy là nước, Đột là nhô lên, huyệt nằm ở củ hầu, xuất hiện chỗ nhô lên khi nuốt, nên gọi Thủy Đột.
Tên Khác: Thuỷ Môn, Thuỷ Thiên.
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính : Huyệt thứ 10 của kinh Vị.
2. Vị trí huyệt Thủy đột
Xưa: Phía trước lằn chỉ lớn trên cổ, từ Nhân Nghênh đo xuống, trên huyệt Khí Xá Nay: Tại bờ trước cơ ức – đòn – chũm, giữa huyệt Nhân Nghênh (Vi.9) và Khí Xá (Vi.11), dưới sụn giáp trạng.
Giải Phẫu: Dưới da là bờ trước cơ ức-đòn-chũm, khe giữa các cơ vai-móng, ức- móng, ức giáp, vào sâu có bó mạch thần kinh cảnh, cơ cổ dài, cơ bậc thang trước. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số XI và số XII, các nhánh của đám rối thần kinh cổ.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt
Chủ trị: Trị họng đau, hen suyễn.
Phối Huyệt :
- Phối Khí Xá (Vi.11) trị họng viêm (Tư Sinh Kinh).
- Phối Chiên Trung (Nh.17) + Cự Khuyết (Nh.14) + Quan Nguyên (Nh.4) trị nấc (Trung Quốc Châm Cứu Học).
- Phối Bách Hội (Đc.20) + Khí Hộ (Vi.13) + Phong Môn (Bq.12) trị ho gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối Thiên Đột trị bướu cổ.
Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 – 1 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
Ghi Chú : Không châm sâu quá, dễ vào bó mạch ca?nh gây chảy máu.
Tham Khảo : “ Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ ghi : “ Nhọt không rõ ở chỗ nào,ấn tay vào không có cảm giác, lúc có lúc không, châm thủ Thái âm bàng tam hội (Khí Hộ (Vi.13), Khố Phòng – Vi.14) và Anh Mạch [Thủy Đột – Vi.10] (TVấn 28, 50).
Xem thêm: