Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Kinh thủ thiếu âm Tâm

by Dieu Quang

Kinh thủ thiếu âm Tâm – Là kinh thứ 5 trong vòng tuần hoàn 12 kinh chính.

1. Tổng quan kinh thủ thiếu âm Tâm

Điều chỉnh rối loạn ở Tâm và Tiểu Trường. Dùng dương kinh (Tiểu Trường) để điều chỉnh khí của kinh Âm (Tâm).

Vượng giờ Ngọ (11-13g), Hư giờ Mùi (13-15g), Suy giờ Tý (23-1g). Khí Nhiều, Huyết ít.

Ấn đau huyệt Cự Khuyết (Nh.14) và Tâm Du (Bq.15 – Bối Du Huyệt).

Tạng Phủ Liên Hệ Mối Quan Hệ Tác Dụng
 

Tiểu Trường

Biểu – Lý (quan hệ giữa 1 kinh Âm vàkinh Dương ) Điều chỉnh rối loạn ở Tâm và Tiểu Trường. Dùng dương kinh (Tiểu Trường) để điều chỉnh khí

của kinh Âm (Tâm).

 

T

 

Can

+ Tương Sinh (Can Mộc sinh Tâm Hỏa).

+ Tý Ngọ đối xứng.

. Dùng khi Tâm quá hư – Hư bổ mẫu.

. Dùng khi thời khí của kinh Tâm suy.

 

Â

 

Tỳ

+ Tương Sinh (Tâm Hỏa sinh Tỳ Thổ).

+ Mẫu tử theo giờ thịnh.

. Dùng khi Tâm quá thực – Thực tả tử.

. Dùng khi Tỳ khí suy.

 

 

M

 

 

Phế

 

+ Tương Khắc (Tâm Hỏa khắc Phế Kim).

+ Phu Thê

. Dùng khi Phế quá Thực, dùng Hỏa để ức chế bớt Kim đang vượng.

. Điều hòa Âm Dương giữa 2 kinh Tâm và Phế.

 

 

Thận

 

Đồng Danh (Thủ + Túc Thiếu Âm)

Dùng khi Tâm Thận bị rối loạn, dùng trong trường hợp chọn huyệt điều trị theo cách trên – dưới,

chọn huyệt ở dưới để trị bệnh ở trên

 

 

Đởm

 

Nghịch Khí (Thiếu Âm # Thiếu Dương ), giữa Tạng và Phủ

Dùng khi Tâm quá Thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ

hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới : Thần Môn (Tm.7) + Khâu Khư (Đ.40).

1.1/Kinh chính

Bắt đầu từ tim đi vào Tâm hệ, qua cơ hoành liên lạc với Tiểu Trường. Từ Tâm hệ phân một nhánh đi vào thanh quản, thẳng lên Mục hệ, một nhánh ra Phổi, ngang ra đáy hố nách, đi dọc bờ trong trước chi trên, dọc bờ trước ngoài ngón tay út, ra ở đầu ngón tay út để nối với kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường.

1.2 Kinh biệt

Khởi từ hố nách ở huyệt Cực Tuyền đến huyệt Uyên Dịch (Đ), rồi lặn vào trong Tim, phân một nhánh thẳng lên trên đến cổ và nổi lên ở mặt, kết tại huyệt Tinh Minh để gặp kinh Biệt Tiểu Trường, Kinh chính Bàng Quang – Tiểu Trường.

1.3 Lạc dọc

Từ huyệt Lạc – Thông Lý, chạy theo mặt trong cánh tay, men theo Kinh chính Tâm để vào Tim rồi trở lên mặt, qua lưỡi, đến mắt, để gặp Kinh chính Tiểu Trường.

1.4 Lạc ngang

Từ huyệt Lạc – Thông Lý vòng ngang bờ ngoài cánh tay để vào huyệt Nguyên của Tiểu Trường là Uyển Cốt.

1.5 Kinh cân

Khởi đầu ở góc ngoài chân móng ngón tay út, chạy lên cổ tay (xương đậu), dọc theo bờ trong mặt trước cẳng tay đến phía đầu trong nếp gấp khuỷ tay tới hố nách, hội với các kinh Cân Âm ở tay tại huyệt Uyên Dịch, rồi lặn vào trong ngực qua Tâm Vị và kết ở rốn.

thủ thiếu âm tâm

2. Triệu chứng Kinh Tâm

Kinh Bệnh: Vai đau, mặt trong chi trên đau, gan bàn tay nóng hoặc lạnh, miệng khô, khát, muốn uống nước, mắt đau.

Tạng Bệnh: Vùng tim đau, nấc khan, ngực sườn đau tức. Thực chứng thì phát cuồng. Hư chứng thì bi ai, khiếp sợ.

Tâm Hư: Hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ, hay quên. Mạch Thốn Khẩu lớn hơn Nhân Nghênh 2 lần.

Tâm Thực: Tinh thần rối loạn, hay cười, nói sảng. Mạch Thốn Khẩu nhỏ hơn Nhân Nghênh.

2.1 Kinh chính

Rối Loạn Do Tà Khí: Họng khô, Khát nước, Đau vùng tim.

2.2 Lạc ngang

RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN: Mắt vàng, Đau 2 bên hông sườn, Đau nhức mặt trong cánh tay, cẳng tay. Đau và nóng lòng bàn tay.

2.3 Lạc dọc

THỰC: Nghẹn, khó chịu và đau nhói vùng ngực. HƯ: Không nói được.

2.4 Kinh biệt

Cùng một triệu chứng với đường Kinh chính nhưng đau với tính cách từng cơn.

2.5 Kinh cân

Đau nhức và co rút cơ dọc theo đường kinh đi. Đau và co cứng khớp khuỷ tay như bị thắt chặt. Đau và co rút vùng ngực. Chứng Phục lương: Khí tích tụ ở rốn, thân co quắp, bụng nổi khối u to bằng nắm tay, bất động ở trên rốn hoặc ngay rốn khiến đau khắp vùng rốn, buồn bã.

3. Điều trị kinh Tâm

Tâm Hư:

+ Châm bổ huyệt Thiếu Xung (Tm.9) vào giờ Mùi [13-15g] (đây là huyệt Tỉnh Mộc, Mộc sinh Hỏa – Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).

+ Bổ Tâm khí, an Tâm thần: dùng huyệt Du + Mộ của kinh thủ Thiếu Âm (Tâm) và thủ Quyết Âm (Tâm Bào) làm chính. Châm bổ (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

Tâm Thực:

+ Châm tả huyệt Thần Môn [Tm7] (đây là huyệt Du Thổ, Hỏa sinh Thổ – Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).

+ Thanh Tâm tả hỏa: chọn huyệt ở kinh Thủ Thiếu Âm + thủ Quyết Âm phối hợp với huyệt của kinh Thủ Thái Dương. Châm tả.

3.1 Lạc ngang

THỰC: Tả: Thông Lý (Lạc – Tm.5), Bổ: Uyển Cốt (Nguyên -Ttr.4) HƯ: Bổ Thần Môn (Nguyên – Tm.7), Tả Chi Chánh (Lạc -Ttr.4)

3.2 Lạc dọc

THỰC: Tả : Thông Lý (Lạc – Tm.5)

HƯ: Bổ: Chi Chánh (Lạc -Ttr.7), Tả : Thần Môn (Nguyên – Tm.7)

3.3 Kinh biệt

RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ:

Châm Phía đối bên bệnh: Thiếu Xung (Tm.9), Thiếu Trạch (Ttr.1 ), Phía bên bệnh: Thần Môn (Tm.7), Hậu Khê (Ttr.3),

RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN:

Âm Khích (Tm.6), Túc Tam Lý (Vị.36), Thiếu Xung (Tm.9), Cực Tuyền (Tm.1)

3.4 Kinh cân

THỰC: Tả A thị huyệt kinh Cân, Bổ: Thiếu Xung (Tm.9) Phối: Thần Môn (Tm.7), Linh Đạo (Tm.4), Uyên Dịch (Đ.22)

HƯ: Bổ: Cứu A thị huyệt kinh Cân, Tả: Thần Môn (h.Tả – Tm.7) Phối: Thiếu Xung (Tm.1), Linh Đạo (Tm.4), Uyên Dịch (Đ.22)

4. Các huyệt trên kinh Thủ thiếu âm tâm

Cực tuyền 极泉 Âm khích 阴郄
Thanh linh 青灵 Thần môn 神门
Thiếu hải 少海 Thiếu phủ 少府
Linh đạo 灵道 Thiếu xung 少冲
Thông lý 通里

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm