Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Thiếu xung 少冲

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Thiếu xung – Thiếu là thiếu âm; Xung là xung yếu, ý chỉ huyệt là nơi khí huyết thịnh, vì vậy gọi là Thiếu Xung (Trung Y Cương Mục).

1. Đại cương

Tên Huyệt: Thiếu là thiếu âm; Xung là xung yếu, ý chỉ huyệt là nơi khí huyết thịnh, vì vậy gọi là Thiếu Xung (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác: Kinh Thỉ, Kinh Thuỷ.

Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 9 của kinh Tâm.

+ Huyệt Tỉnh của kinh Tâm, thuộc hành Mộc.

+ Huyệt Bổ của kinh Tâm.

+ Huyệt đặc biệt dùng với huyệt Thương Dương (Đtr.1) , châm theo phương pháp ‘Mậu Thích’ trong bệnh do phong (sốt gián đoạn), khi cánh tay mới đau.

2. Vị trí huyệt Thiếu xung

Xưa: Bờ trong đầu chót ngón tay út. Cách gốc ngón tay bang lá hẹ.

Nay: Ở ngón tay út phía tay quay, cách chân góc móng tay út 0,1 thốn, trên đường tiếp giáp da gan tay – mu tay.

huyệt thiếu xung

Giải Phẫu: Dưới da là giữa chỗ bám của gân ngón 5, cơ gấp chung sâu các ngón tay và gân ngón út, cơ duỗi chung các ngón tay, bờ ngoài của đốt 3 xương ngón tay út.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Tác Dụng: Khai Tâm khiếu, thanh thần chí, Tả nhiệt.

Chủ trị: Trị hồi hộp, trúng phong, hôn mê, sốt cao, động kinh.

Phối Huyệt:

  1. Phối Đại Chung (Th.4) trị miệng nhiệt (Tư Sinh Kinh).
  2. Phối Quan Xung (Ttu.1) + Thiếu Thương (P.11) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Thương Dương (Đtr.1) + Trung Xung (Tb.9) trị trúng phong hôn mê, đờm dãi khò khè (Châm Cứu Đại Thành).
  3. Phối Khúc Trì (Đtr.11) trị phát sốt (Bách Chứng Phú).
  4. Phối hợp với các Tỉnh huyệt khác (Thiếu Thương (P.11) + Thương Dương (Đtr.1) + Quan Xung (Ttu.1) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Dũng Tuyền (Th.1) + Đại Đôn (C.1) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Lệ Đoài (Vi.45) + Túc Khiếu Âm (Đ.44) trị hôn mê (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  5. Phối Chi Câu, Nhân Trung, Thái Xung trị trẻ em động kinh
  1. Phối Âm Khích trị đau tim

Châm Cứu: Châm sâu 0,1 – 0,2 thốn. Cứu 2 – 3 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm