Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Kinh thủ thái dương Tiểu trường

by Dieu Quang

Kinh thủ thái dương tiểu trường – Là kinh thứ 6 trong vòng tuần hoàn 12 kinh chính.

1. Tổng quan Kinh thủ thái dương Tiểu trường

Điều chỉnh rối loạn ở Tiểu Trường và Tâm (theo nguyên tắc phối huyệt Trong – Ngoài).

Vượng giờ Mùi (13 – 15g), Hư giờ Thân (15 – 17g), Suy giờ Sửu (1 -3g). Nhiều Huyết, ít Khí.

Ấn đau huyệt Quan Nguyên (Nh.4) + Tiểu Trường Du (Bq.27).

Tạng Phủ

Liên Hệ

Mối Quan Hệ Tác Dụng
T I  

Tâm

 

Biểu – Lý

Điều chỉnh rối loạn ở Tiểu

Trường và Tâm (theo nguyên tắc phối huyệt Trong – Ngoài).

 

 

Ể U

 

 

.Vị

 

. Đởm

+ Tương Sinh (Tiểu Trường Hỏa sinh Vị Thổ).

+ Tương Sinh (Đởm Mộc sinh Tiểu Trường Hỏa).

 

+ Tý Ngọ đối xứng.

. Dùng khi Vị quá Hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ Mẫu’).

. Dùng khi Tiểu Trường quá hư (theo nguyên tắc ‘Hư bổ Mẫu’).

. Dùng khi thời khí của kinh Tiểu Trường suy.

 

T R

 

 

Đại Trường

+ Tương Khắc (Tiểu Trường Hỏa khắc Đại Trường Kim).

+ Phu Thê.

. Dùng khi Đại Trường quá Thực (lấy Hỏa khắc Kim).

. Dùng điều chỉnh Âm Dương của 2 kinh Tiểu Trường và Đại Trường.

Tâm Mẫu tử theo giờ thịnh +Dùng khi kinh khí của Tiểu

Trường suy.

 

ỪƠ

 

Bàng Quang

 

Đồng Danh (Thủ + Túc Thái Dương)

+Điều chỉnh rối loạn ở Tiểu Trường và Bàng Quang theo nguyên tắc Đồng Danh

hoặc Trên – Dưới.

 

 

 

NG

 

 

 

Tỳ

 

 

Nghịch Khí (Thái Dương # Thái Âm), Giữa Tạng và Phủ.

+Dùng khi Tiểu Trường quá Thực (theo nguyên tắc lấy khí cùng loại nhưng đối nghịch về Âm Dương giữa 1 Tạng và 1 Phủ hoặc ngược lại. Thường dùng Nguyên huyệt của kinh ở trên phối hợp với kinh ở dưới :

Uyển Cốt (Ttr.4) + Thái Bạch (Ty.3).

1.1/Kinh chính

Khởi lên từ góc trong chân móng ngón tay út, chạy dọc theo bờ trong bàn tay, phía xương trụ, lên cổ tay, đi dọc theo phía sau trong cánh tay qua giữa mỏm khuỷ tay vào sau khớp vai, đi ngoằn ngoèo ở gai xương bả vai, đến hội với kinh Bàng Quang và Đốc Mạch hội tại h. Đại Chùy, rồi trở ra hố xương đòn.

Từ hố xương đòn vùng huyệt Khuyết Bồn phân thành hai nhánh: Một nhánh lặn vào Tâm, qua cơ hoành đến Vị, Tiểu Trường và xuống liên hệ với huyệt Hạ Cự Hư của kinh Túc Dương Minh Vị (huyệt Hợp dưới của Tiểu Trường). Một nhánh lên cổ, gò má, tới góc ngoài mắt và vào tai; + tại vùng má có nhánh đến bờ dưới hố mắt, hốc mũi và kết ở huyệt Tình Minh (Bq).

1.2 Kinh biệt

Khởi từ sau vai ở huyệt Nhu Du, nhập vào nách tại huyệt Uyên Dịch (Đ), vào ngực và phân nhánh vào Tâm, xuyên cơ hoành xuống liên hệ với Tiểu Trường, Một nhánh chạy đến khóe mắt trong ở huyệt Tình Minh (Bq).

1.3 Lạc dọc

Từ huyệt Lạc – Chi Chánh chạy ra ngoài bờ sau cánh tay, lên tới vai vào vùng huyệt Khuyết Bồn (Vị) rồi chạy vào Tâm.

1.4 Lạc ngang

Từ huyệt Lạc – Chi Chánh vòng ngang bờ ngoài cánh tay đến huyệt Nguyên của kinh Tâm là Thần Môn.

1.5 Kinh cân

Khởi từ phía trong ngón út, men theo cổ tay, chạy dọc bờ trong sau cánh tay phân thành hai nhánh: Một nhánh vòng xuống kết dưới ổ nách, Một nhánh vòng lên vai, cổ, đi trước kinh Túc Thái Dương Bàng Quang và Thiếu Dương Đởm: + phân một nhánh đến sau tai và vào trong tai, + còn một nhánh đi vòng quanh tai rồi đổ xuống xương hàm dưới, và chạy ngược lên trên đến góc ngoài mắt, kết thành nhiều mao mạch dưới ổ mắt.

2. Triệu chứng Kinh Tiểu Trường

thủ thái dương tiểu trường

Thủ thái dương tiểu trường

Kinh Bệnh: Điếc, mắt vàng, hàm sưng, họng đau, vai đau, mặt sau cánh tay đau, cổ gáy cứng.

Phủ Bệnh: Bụng dưới đau trướng, đau lan ra thắt lưng, đau dẫn xuống tinh hoàn, tiêu chảy hoặc bụng đau, táo bón, phân khô.

Tiểu Trường Thực: Ruột đau quặn. Mạch Nhân Nghênh lớn hơn Thốn Khẩu 2 lần (Nội Kinh Linh Khu).

Tiểu Trường Hư: Hay tiểu vặt, tiểu són. Mạch Nhân Nghênh nhỏ hơn Thốn Khẩu (Nội Kinh Linh Khu).

Tiểu Trường Hư Hàn: bụng dưới đau, thích ấm, ấn vào đau, bụng sôi, tiêu chảy, lưỡi nhạt, rêu luỡi trắng, Mạch Tế Hoãn (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

Tiểu Trường Thực Nhiệt: Tâm phiền, khát, miệng lưỡi lở loét, nước tiểu đỏ, nước tiểu ít, tiểu ra máu, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mách Sác (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

Tiểu Trường Khí Thống: bụng đau cấp, bụng đầy, bụng sôi, đau lan ra sau lưng, đau lan xuống dịch hoàn, lưỡi trắng, mạch Huyền (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

2.1 Kinh chính

RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ: Họng đau, họng viêm, Khớp hàm dưới viêm, Cổ gáy cứng khó xoay trở, Cánh tay đau như bị gãy, Vai đau với cảm giác như bị lôi kéo

2.2 Lạc ngang

RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN: Kinh chủ về tân dịch nên:Tai ù, tai điếc, Tròng mắt vàng, Hàm dưới sưng, Bụng trướng, đau, Đau dọc theo đường kinh đi qua

2.3 Lạc dọc

THỰC:

Khuỷ tay và vai khó cử động, Khớp khuỷ tay không co duỗi được. HƯ: Da nổi nhiều mụn cơm, u nhọt

2.4 Kinh biệt

Cùng một triệu chứng với đường Kinh chính nhưng đau với tính cách từng cơn.

2.5 Kinh cân

Đau nhức cơ dọc theo đường kinh đi. Đau mặt sau vai lan đến cổ. Cơ cổ gáy co cứng, cảm giác nóng và lạnh vùng cổ. Khớp cổ tay viêm, khuỷ tay viêm, khớp vai sau viêm.Cánh tay liệt, yếu không giơ lên được. Tai ù. Trong tai đau lan đến cằm.Mắt nhắm chặt một hồi lâu mới trông thấy rõ.

3. Điều trị kinh Tiểu Trường

Tiểu Trường Hư : Châm bổ huyệt Hậu Khê (Ttr.3) vào giờ Thân [15-17g] (đây là huyệt Du Mộc, Mộc sinh Hỏa – Hư bổ mẫu) (Châm Cứu Đại Thành).

Tiểu Trường Hư Hàn: Ôn thông Tiểu Trường. Dùng huyệt Mộ của Tiểu Trường (Quan Nguyên – Nh.4) + huyệt Hợp ở dưới (Hạ Cự Hư – Vi.39), phối hợp với huyệt của kinh túc Dương Minh Vị (Túc Tam Lý – Vi.36). châm bổ, có thể cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

Tiểu Trường Thực: châm tả huyệt Tiểu Hải (Ttr.8) vào giờ Mùi [13-15g] (đây là huyệt Hợp Thổ, Hỏa sinh Thổ – Thực tả tử) (Châm Cứu Đại Thành).

Tiểu Trường Thực Nhiệt: Thanh lợi thực nhiệt. Dùng huyệt của kinh thủ Thiếu Dương (Tiểu Trường) + túc Dương Minh (Vị), phối hợp với mạch Nhâm và huyệt Hợp ở dưới của Tiểu Trường (Hạ Cự Hư – Vị. 39). Châm tả, không cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

Tiểu Trường Khí Thống: Hành khí, chỉ thống. Chọn huyệt Mộ (Quan Nguyên – Nh.4) và huyệt Khích (Dưỡng Lão – Ttr.6) của Tiểu Trường làm chính, hợp với huyệt của kinh túc Quyết Âm (Can). Dùng phép tả, không cứu (Châm Cứu Lâm Sàng Biện Chứng Luận Trị).

3.1 Kinh chính

THỰC: Tả: Tiểu Hải (Hợp + huyệt Tả – Ttr.8), Uyển Cốt (Nguyên – Ttr.4), Chi Chánh (Lạc – Ttr.7), Tiểu Trường Du (Bq.27)

Phối: Túc Tam Lý (Vị.36), Hành Gian (C.3), Nhị Gian (Đtr.2), Đại Hách (Th.12), HƯ: Bổ: Hậu Khê (Du + huyệt Bổ – Ttr.3), Uyển Cốt (Nguyên – Ttr.4), Chi Chánh (Lạc – Ttr.7), Tiểu Trường Du (Bq.27), Quan Nguyên (Nh.4), Thiếu Xung (Tm.9) Phối:

Túc Lâm Khấp (Đ.41), Đởm Du (Bq.19), Nhật Nguyệt (Đ.24), Khúc Trì (Đtr.11), Đại Đô (Tỳ.2)

3.2 Lạc ngang

THỰC: Tả: Chi Chánh (Ttr.7), Bổ: Thần Môn (Tm.7) HƯ: Bổ: Uyển Cốt (Ttr.4), Tả: Thông Lý (Tm.5)

3.3 Lạc dọc

THỰC: Tả: Chi Chánh (Ttr.7).

HƯ: Bổ: Thông Lý (Tm.5), Tả : Uyển Cốt (Ttr.4)

3.4 Kinh biệt

RỐI LOẠN DO TÀ KHÍ:

Châm Phía đối bên bệnh: Thiếu Trạch (Ttr.1), Thiếu Xung (Tm.9)

+ Phía bên bệnh:Hậu Khê (Ttr.3), Thần Môn (Tm.7)

RỐI LOẠN DO NỘI NHÂN: Âm Khích (Tm.6), Dưỡng Lão (Ttr.6), Túc Tam Lý (Vị.36), Hậu Khê (Ttr.3), Nhu Du (Ttr.10)

3.5 Kinh cân

THỰC: Tả: A thị huyệt kinh Cân, Bổ: Hậu Khê (Ttr.3), Thiếu Trạch (Ttr.1). Phối: Tiểu Hải (Ttr.8) Bản Thần (Đ.13)

HƯ: Bổ: Cứu A thị huyệt kinh Cân, Thiếu Trạch (Ttr.1), Tả: Tiểu Hải (Ttr.8) Phối: Hậu Khê (Ttr.3), Bản Thần (Đ.13).

4. Các huyệt trên kinh thủ thái dương tiểu trường

Thiếu trạch 少泽 Thiên tông 天宗
Tiền cốc 前谷 Bỉnh phong 秉风
Hậu khê 后溪 Khúc viên 曲垣
Uyển cốt 腕骨 Kiên ngoại du 肩外俞
Dương cốc 阳谷 Kiên trung du 肩中俞
Dưỡng lão 养老 Thiên song 天窗
Chi chính 支正 Thiên dung 天容
Tiểu hải 小海 Quyền liêu 颧髎
Kiên trinh 肩贞 Thính cung 听宫
Nhu du 臑俞

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm