Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị trí huyệt Kiên trinh 肩贞

by Lê Quý Ngưu

Vị trí huyệt Kiên trinh – Kiên là vai, Trinh là cứng chắc. Huyệt ở chỗ thịt cứng của vai, vì vậy, gọi là Kiên trinh (Trung Y Cương Mục).

1. Đại cương

Tên Huyệt : Kiên là vai, Trinh là cứng chắc. Huyệt ở chỗ thịt cứng của vai, vì vậy, gọi là Kiên trinh (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ : Thiên ‘Khí Huyết Luận’ (TVấn.58)

Đặc Tính : Huyệt thứ 9 của kinh Tiểu Trường.

Vị trí huyệt Kiên trinh

Xưa Chỗ hõm cong của xương bả vai, khoảng giữa 2 xương ròi ra, sau huyệt Kiên Ngung

Nay: Đặt ép cánh tay bên hông sườn, huyệt ở mặt sau vai, từ đầu chỉ nếp nách thẳng lên 1 thốn, huyệt ở gần ờ sau dưới của cơ delta

Vị trí huyệt Kiên trinh

Giải Phẫu : Dưới huyệt là cơ Delta khe giữa cơ tròn to, cơ tròn bé, phần dài cơ 3 đầu cánh tay, cơ dưới vai.

Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ, các nhánh dây thần kinh trên vai, nhánh của dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

3. Tác dụng chủ trị và phối hợp huyệt

Chủ Trị: Trị quanh khớp vai và tổ chức phần mềm quanh khớp vai đau, cánh tay đau, chi trên liệt, mồ hôi nách ra nhiều.

Phối Huyệt:

  1. Phối Uyển Cốt (Ttr.4) trị tai ù (Giáp Ất Kinh).
  2. Phối Kiên Ngung (Đtr.15) + Quan Xung (Ttu.1) trị giữa vai nóng, đầu không thể xoay trở được (Thiên Kim Phương).
  3. Phối Kiên Liêu (Ttr.14) + Kiên Ngung (Đtr.15) trị khớp vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải). + Cự Cốt
  4. Phối Nhu Hội (Ttu.13) + Thiên Tuyền (Tb.2) trị khớp vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  5. Phối Kiên Ngoại Du (Ttr.14) + Thiên Tông (Ttr.11) trị vai đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  6. Phối Cảnh Tý + Khúc Trì (Đtr.11) trị chi trên liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Châm Cứu : Châm thẳng sâu 1 – 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 15 phút.

Tham Khảo : “Nhọt ở nách sốt cao : châm túc Thiếu Dương. Châm rồi mà không dứt sốt, châm thủ Tâm Chủ, thủ Thái Dương kinh lạc, Đại cốt chi hội [Kiên Trinh] (T.Vấn.28,49).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm