Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Học thuyết Kinh Lạc (phần 4) – Kỳ kinh bát mạch

by BBT Yhctvn

Kỳ kinh bát mạch là tên gọi chung của: Đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đái (đới) mạch, âm kiểu mạch, dương kiểu mạch, âm duy mạch, dương duy mạch.

1. Khái quát Kỳ kinh bát mạch

Kỳ kinh bát mạch Là tên gọi chung của: Đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đái (đới) mạch,âm kiểu mạch, dương kiểu mạch, âm duy mạch, dương duy mạch và là một bộ phận chủ yếu cấu tạo nên hệ thống kinh lạc.Kỳ kinh bát mạch không phân bố toàn thân giống như 12 kinh mạch như:chi trên không có sự phân bố của kỳ kinh bát mạch. Trong bát mạch ngoại trừ đái mạch chạy vòng bụng lưng, xung mạch có một phân nhánh đi xuống ra thìtất cả các mạch khác đều đi từ dưới chân hoặc bụng dưới đi lên, không giống như quy luật biểu lý âm dương, thuận nghịch trên dưới trong ngoài của 12 kinh mạch. Kỳ kinh bát mạch (ngoại trừ đốc mạch) không có thuộc lạc trực tiếp với tạng phủ, cũng không có quan hệ tương phối biểu lý, chỉ có một bộ phận có liên hệ mà thôi như đốc mạch thuộc não lạc thận, quán tâm; xung,nhâm, đốc có quan hệ với bào cung. Đó là những điều khác biệt với 12 kinh nên gọi là kỳ kinh. Kỳ kinh bát mạch ngang dọc giao thoa (tung hoành) với 12 kinh chủ yếu có ba mặt tác dụng.

1.1. Tăng cường mối quan hệ mật thiết với 12 kinh mạch.

Trong lúc vận hành, kỳ kinh bát mạch có sự giao thoa nối tiếp nhau với các kinh khác để tăng cường các mối liên hệ giữa các kinh như Dương duy mạch là tổ hợp tất cả các kinh dương, Âm duy mạch là tổ hợp (hội tụ) các kinh âm. Đốc mạch sẽ là tổng đốc các kinh dương. Nhâm mạch là âm kinh chi hải,xung mạch thông hành trên dưới tiếp xúc với ba kinh dương ba kinh âm. Đới mạch là gom thúc các kinh. Âm kiểu và dương kiểu khởi phát từ mắt cá chân có tác dụng điều tiết hiệp đồng mặt trong và ngoài các kinh âm và dương.

1.2. Điều tiết khí huyết 12 kinh mạch.

Kỳ kinh bát mạch phân bố đan chéo vào nhau, và đi giữa 12 kinh. Khi khí huyết 12 kinh vượng thịnh dư thừa sẽ chảy vào kỳ kinh bát mạch trữ ở đó để phòng bị dùng. Khi cơ thể cần (lúc vận động) hoặc khi khí huyết 12 kinh bất túc thì kỳ kinh sẽ cung cấp ngược trở lại bổ sung phần thiếu hụt.

1.3. Có quan hệ tương quan với một số tạng phủ.

 Kỳ kinh và can, thận… tạng và nữ tử bào, não tủy… (những phủ kỳ hằng)quan hệ tương đối gắn bó. Ví dụ Nữ tử bào, não tủy có quan hệ trực tiếp với kỳ kinh. Xung nhâm, đốc ba mạch cùng khởi phát một chỗ nhưng đi 3 đường khác nhau, đái mạch đánh một vòng quanh lưng cùng nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và ở đó có can kinh thông (đi) qua cho nên nó có quan hệ với một số bệnh phụ khoa như kinh, đới, thai, sản và sán khí (sa ruột, sa tử cung) có thể thấy quan hệ sinh lý bệnh lý giữa chúng với nhau có một sự ảnh hưởng nhất định.

2. Mạch Đốc

2.1. Vị trí tuần hành

mạch đốcMạch đốc; Khởi phát từ bào trung (tử cung) đi xuống hội âm, dọc cột sống phía sau đi lên, đến sau cổ huyệt phong phủ đi vào hộp sọ lạc (liên lạc) não. Đồng thời cũng đi lên dọc theo cổ theo đường giữa đến đỉnh đầu, trán, mũi, môi trên và vào cân môi lợi (ngân giao)Phân nhánh: Từ sau cột sống phân ra thuộc thận.

2.2. Chức năng cơ bản: 

Đốc có nghĩa là tổng quản, là thống xuất (chỉ huy)

Điều tiết khí huyết kinh dương. Đốc mạch đi ở chính giữa lưng, có nhiều giáo hội với ba kinh dương tay chân và dương duy mạch, là đốc quản các kinh dương nên có tác dụng điều tiết các kinh dương toàn thân do đó còn gọi đốc là “Dương mạch chi hải”

Phản ánh chức năng của não, tủy, thận. Đốc mạch đi ở sau cột sống đi lên đầu, nhập vào sọ lạc với não đồng thời từ sau cột sống có phân nhánh thuộc thận. Thận sinh tủy, và não vi tủy hải. Do vậy đốc mạch và não, tủy thận có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động chức năng 

3. Mạch Nhâm

3.1. Vị trí tuần hành

Mạch nhâm

Mạch nhâm (ảnh epochtimes)

Mạch nhâm; Cũng xuất phát từ bào trung đi xuống hội âm qua bộ phận sinh dục, đi lên theo đường giữa bụng, ngực đến hầu, cằm dưới, vòng quanh miệng đến hốc mắt dưới. Phân nhánh: Từ bào trung ra gặp xung mạch phía trước cột sống.

3.2. Chức năng cơ bản:

Nhâm có nghĩa là đảm nhận.

Điều tiết khí huyết âm kinh. Đi đường giữa bụng, có nhiều giao hội với thủ túc tam âm kinh và âm duy mạch, tổng đảm nhận sự liên lạc giữa các âm kính, điều tiết khí huyết âm kinh nên gọi nhâm là “Âm mạch chi hải”

 “Nhâm chủ bào thai”: Khởi phát từ trong bào trung và có ý nghĩa là nghiệm dưỡng (dưỡng thai). Nhâm mạch có tác dụng điều tiết kinh nguyệt, thúc đẩy quá trình phát dục ở nữ và có quan hệ với quá trình thai nghén nên gọi nhầm là: “Nhâm chủ bào thai”.

4. Mạch xung

4.1. Vị trí tuần hành

Mạch xungCũng xuất phát từ bào trung, đi ra ở phía sau hội âm, từ khí nhai bắt đầu sẽ nhập với túc thiếu âm kinh đi lên, tán bố ở trong ngực, tiếp tục lên trên qua cầu vòng quanh miệng tới dưới hốc mắt.

Phân nhánh: Từ khí nhai phân ra dọc mặt trong đùi đi vào hõm kheo dọc theo bờ trong xương chày đi xuống bàn chân. Lại có một nhánh nữa từ sau mắt cá trong đi xéo ra trước tới lưng bàn chân, đi vào ngón chân cái.

Phân nhánh: Từ bào trung ra đi lên mặt trước cột sống, đi ra sau thông và đốc mạch.

4.2. Chức năng cơ bản:

Xung nghĩa là xung yếu

Điều tiết khí huyết 12 kinh: Xung mạch đi lên đầu xuống tới chân xuyên suốt trên dưới, nhận khí huyết 12 kinh và là tổng lĩnh khí huyết các kinh. Khí Tạng phủ kinh lạc khí huyết dư thừa hoặc không đủ sẽ tàng trữ hoặc cung cấp lại, do đó có tên là “12 kinh mạch chi hải”.

“Xung vi huyết hải”: Xuất phát từ bào trung nên lại có tên “Huyết hải”, có tác dụng thúc đẩy chức năng sinh dục, có quan hệ khăng khít với kinh nguyệt ở nữ.

5. Mạch Đới (Đái)

mạch đới5.1. Vị trí tuần hành

Xuất phát từ (cuối) dưới xương sườn cụt đi xéo xuống dưới đến huyệt đái mạch, vòng qua bụng một vòng. Ở mặt trước bụng đi vòng xuống vùng bụng dưới.

5.2. Chức năng cơ bản

Vòng một vòng quanh lưng hình dạng giống như một cái đai, nó thu tóm toàn bộ những mạch đi thẳng lên (tung), điều tiết mạch khí làm cho khí mạnh của những mạch này không hạ hãm và chủ về đái hạ ở phụ nữ.

6. Âm dương Kiểu mạch

6.1. Vị trí tuần hành

âm kiểuâm kiểu mạchKiểu mạch phải một nhánh trái một nhánh thành một đôi. Âm kiểu, dương kiểu đều xuất phát từ dưới mắt cá chân. Âm kiểu đi từ dưới mắt cá trong chỗ huyệt chiếu hải dọc theo sau mắt cá trong đi thẳng lên mặt trong chân qua tiền âm, dọc lên bụng, ngực qua khuyết bồn đi ra ở trước nhân nghinh huyệt, qua cạnh mũi đến mống mắt trong, kết hợp với thủ túc thái dương kinh và hội với dương kiểu mạch. Dương kiểu xuất phát từ dưới mắt cá ngoài chỗ huyệt thân mạch dọc mắt cá sau ngoài đi lên qua bụng, ngực (sau ngoài) qua vai, phía ngoài cổ lên đến góc miệng đến mống mắt trong hội với thủ túc thái dương kinh và âm kiểu mạch, tiếp tục lên đến chân tóc đi xuống sau tai và hội với túc thiếu dương đởm tại sau cổ.

6.2. Chức năng cơ bản:

Kiểu nghĩa là linh hoạt

Chủ vận động của chi dưới: Kiểu mạch từ mắt cá trong ngoài đi lên trên đầu nó có tác dụng giao thông khí âm và dương cơ thể và điều tiết vận động cơ, chủ yếu làm cho chi dưới vận động linh hoạt nhẹ nhàng.

Coi (tư) về nhắm mở mắt: Do âm dương kiểu giao nhau ở mống mắt trong nên cho rằng nó có tác dụng nhu dưỡng mắt và điều khiển sự nhắm mở.

7. Âm dương Duy mạch

7.1. Vị trí tuần hoàn

âm duydương duyÂm duy xuất phát từ phía trong cẳng chân, chỗ 3 kinh âm giao nhau, đi dọc theo mặt trong lên bụng, đi cùng với túc thái âm tỳ kinh đến vùng sườn, hợp với túc quyết âm can kinh. Sau đó đi lên tới hầu và hội với nhâm mạch. Dương duy xuất phát từ dưới mắt cá ngoài, đồng hành cùng túc thiếu dương đởm đi dọc mặt ngoài chân lên trên phía sau ngoài thân mình đi qua đường sau nách lên vai, qua cổ, sau tai vòng ra trước trán, phân bố ở hai bên đầu và sau đỉnh đầu, hợp với đốc mạch.

7.2. Chức năng cơ bản

Duy là duy hệ, gắn bó. Dương duy, âm duy có chức năng gắn bó, liên lạc các dương kinh và âm kinh trong cơ thể ở điều kiện bình thường âm dương duy có sự liên hệ qua lại và có tác dụng điều tiết, tàng trữ khí huyết.

Nguồn: Giáo trình yhct Đại học y dược Cần Thơ

———————————-

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ