Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Học thuyết Thiên Nhân hợp nhất

by BBT Yhctvn

Học thuyết Thiên Nhân hợp nhất – Con người là một sinh vật trong giới tự nhiên, luôn luôn tiếp xúc với hoàn cảnh tự nhiên, vì thế không thể tách rời quan hệ giữa người với tự nhiên được.

1.Khái niệm

Con người là một sinh vật trong giới tự nhiên, luôn luôn tiếp xúc với hoàn cảnh tự nhiên, vì thế không thể tách rời quan hệ giữa người với tự nhiên được.

Quan hệ giữa người với tự nhiên trong thiên Tà-khách sách Linh-khu nói: “Con người tương ứng với trời đất”, “trời và đất là đại biểu cho giới tự nhiên tương ứng là chỉ vào khi sự biến hóa của giới tự nhiên ảnh hưởng lên thân thì người ta thì thân thể người ta tất nhiên có sự phản ứng với nhau. Lý luận quan hệ giữa người với tr nhiên trong những thiên Tứ khí điều thần đại luận, sinh khí thông thiên luận, Âm dương ứng tượng đại luận, trước chí giáo luân, dị pháp phương nghị luận và tạng khí pháp thời luận ở sách Tố – Vấn đều có bàn chép, trong đó như Thiên Trước chí giáo luận nói: “Trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết nhân sự, thì có thể tồn tại được lâu dài” và trong thiên âm dương ứng tượng đại luận có nói: “ Điều dưỡng thân thế mà không theo vào lẽ tự nhiên thì tắt bệnh sẽ phát sinh”, điều đó càng thể hiện sự coi trọng về vấn đề này.

Khi bàn về quan hệ giữa người với giới tự nhiên, trước tiên cần phải nói đến hiện tượng của giới tự nhiên và sự biến hóa của hiện tượng ấy. Về điềm này, trong Nội kinh đã nhận thức rằng quả đất ở vào giữa khoảng không, không tựa vào đâu, mà nhờ vào sức của đại khí ở trong vũ trụ nâng đỡ nó. Và còn nhận rằng tất cả sự vật trong trời đất không lúc nào là không vận động và biến hóa. Sinh ra biến hóa thì khí trời luôn luôn giáng xuống, khí đất thì luôn luôn đưa lên, một khi ở trên, một khi ở dưới, hấp dẫn lẫn nhau, một khí đưa lên, một khi đưa xuống, tác dụng lẫn nhau. Đồng thời có động có tĩnh, một bên động, một bên tĩnh cũng có thể ảnh hưởng lẫn nhau mà sinh ra sự biến hóa. Ví như trong thiên Lục vi chỉ đại luận sách Tố-vấn nói: “ Khi trời giáng xuống thì sẽ thấu xuống đất. Khi đất đưa lên thì sẽ bốc lên trời, vì trời đất có tác dụng trên dưới hút nhau, một khi đưa lên, một khi giáng xuống, làm nhân quả lẫn nhau mà sinh ra biến hóa” .

Thiên Thiên nguyên kỷ đại luận sách Tô-vấn nói: “động tĩnh hút nhau, trên dưới ảnh hưởng lẫn nhau, âm dương xen lẫn, phối hợp với nhau thì sinh ra sự biến hóa”. Chính vì khi âm dương của thiên đại không phải là yên tĩnh, mà là trên dưới lên xuống vận động không ngừng cho nên mới sinh ra sự biến hóa, có biến hóa mới có thể sinh ra vạn vật. 

Con người ta thì như thế nào? Căn cứ lý luận Nội kinh thì khí trời đưa xuống, khí đất bốc lên, sự phối hợp giữa khí đưa lên và khí đưa xuống gọi là “khí giao”, người ta sinh tồn ở trong khoảng khí giao, hay nói cách khác người ta sinh hoạt trong sự vận động biến hóa của khỉ âm dương trong trời đất. Sự biến hóa của khí âm dương trong trời đất không phải là trừu tượng mà có đủ cơ sở vật chất nhất định. Thiên Thiên nguyên kỷ đại luận sách Tố-vấn nói: “Ở trời là phong, ở đất là mộc, ở trời là nhiệt, ở đất là hỏa, ở trời là thấp, đất là thổ, ở trời là táo, ở đất là kim, ở trời là hàn, ở đất là thủy, cho nên ở trời là khí, ở đất thành hình, hình và khí cảm ứng với nhau mà hóa sinh ra vạn vật”. Lại nói: “Hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa là âm dương của trời, ba khí âm, ba khí dương, tương ứng với sáu khí ấy, Mộc, hỏa, tô, kim, thủy là âm dương của đất, sự biến hóa, sinh, trưởng, hóa, thu, tàng tươn ứng với khí ấy”. Tức là nói trời có khí hàn, thử, táo, thấp, phong; đất có hình mộc, hỏa, thổ, kim, thủy trong tình trạng hình với khí cảm ứng lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau mà phát sinh ra sự biến hóa, do sự biến hóa mà phát sinh ra vạn vật. Đồng thời sau khi vạn vật sinh sản, cũng không phải là nhất định không biến hóa nữa, mà nó có một quá trình phát sinh phát triển, tức là sinh trưởng – hóa – thu – tàng. Mà sự chuyển biến trong quá trình ấy luôn luôn tương quan với sự biến hóa của âm dương trời đất. Theo đó có thể hiểu được sự biến hóa của giới tự nhiên và sự biến hóa phát sinh phát triển của vạn vật là không tách rời được sự biên hòa mâu thuẫn thống nhất của âm dương.

Nói tóm lại, sự sinh tồn và phát triển của sinh vật, đều trực tiếp chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh khách quan. Người ta cũng không ra ngoài cái quy luật ấy, người với giới tự nhiên là có sẵn quan hệ mật thiết, không thể tách rời ra được Thiên Bảo mạng toàn hình luận sách Tố-vấn nói: “Trong khoảng trời đất có đây đủ vạn vật không gì quý bằng người, người nhờ vào khí của trời đất và tinh khí của đồ ăn thức uống mà sinh tồn, theo vào quy luật sinh, trưởng, thu, tàng của bốn mùa mà trưởng thành”. Đó là có ý nói: giới tự nhiên tuy có vạn sự vạn vật mà quý báu nhất là người, người là dựa vào tác dụng của giới tự nhiên mới có sinh mạng tồn tại, và cũng như mọi sinh vật, thuận theo với quy luật tự nhiên, của bốn mùa sinh, trưởng, thu, tàng để hoàn thành quá trình hoạt động sinh mệnh của nó,

Do đó có thể biết sinh mạng của người ta tất nhiên là chịu ảnh hưởng của giới tự nhiên, vì thế, nghiên cứu y học cần phải đem vấn đề quan hệ giữa người với tự nhiên đặt thành một trong những vấn đề trọng yếu đầu đen,

2. Quan hệ giữa con người và hoàn cảnh tự nhiên

2.1 Ảnh hưởng của khí hậu biến hóa với thân thể người

a) Tứ thời lục khí 

Tứ thời tức là xuân, hạ, thu, đông. Xét vào khí hậu của bốn quý tiết ấy mà nói, thì mùa Xuân ấm, mùa Hạ nóng, mùa Thu mát, mùa Đông lạnh, nhưng bốn thứ khí hậu khác nhau ấy xét vào tính chất của nó mà nói trên thực tế chỉ có hai loại, tức là: ấm và nóng một loại, mát và lạnh một loại. Dùng âm dương mà nói thì loại ấm thuộc dương, lại mát thuộc âm; cũng tức là mùa Xuân mùa Hạ là dương, mùa Thu mùa Đông là âm. Cho nên quá trình biến hóa của khí hậu bốn mùa tức là quá trình biến hóa của âm dương tiêu trưởng cũng tức là quá trình vận động, biến hóa, phát triển.

Sự lần lượt thay đổi giữa bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, tuy có một quy luật nhất định (xuân ấm • hạ nóng • thu mát • đông lạnh • xuân ấm), nhưng sự biến hóa của ấm lạnh nóng mát, có khi không phải là tách riêng ra được, cũng không hoàn toàn là tương ứng với thời tiết, mà cũng không phải là có thời gian và địa điểm giống nhau.

Mùa xuân ấm, mùa hạ nóng, mùa thu mát, mùa đông lạnh là người xưa theo vị trí nước Trung-quốc là ở chính giữa mà nhận thức về quy luật biến hóa của khí hậu bình thường trong bốn mùa. Ví như quá trình sinh trưởng của thực vật trong một năm, phần nhiều thì mùa xuân bắt đầu nảy mầm, mùa hạ sinh trưởng tươi tốt, mùa thu dần dần thu hút lại, mùa đông thì cành lả tàn rụng. Trong quá trình sinh trưởng của động vật cũng có thể chia thành mấy giai đoạn như thế, như từ trẻ nhỏ đến trưởng thành, đến lớn mạnh, đến suy yếu, đến tử vong vì đó là quá trình tất nhiên phải kinh qua trong hoạt động sinh mệnh bình thường của tất cả sinh vật, cho nên người xưa mới đem quá trình ấy xem như một thứ quy luật, quy luật ấy tức là sinh – trưởng – hóa – thu –  tàng. Thiên Tứ khí điều thần đại luận sách Tố-vấn nói: “ Sự biến hóa của âm dương bốn mùa, là nguồn gốc sinh trưởng, suy lão, tử vong của vạn vật, nếu trái với sự biến hóa ấy thì sẽ sinh ra tai nạn, nếu theo đúng sự biến hóa ấy thì lại bệnh không sinh ra”. Người xưa lấy đó đề chỉ đạo cho việc phòng bệnh.

Hàn, nhiệt, ôn lương mới chỉ là sự phân loại về ôn độ theo khía cạnh của khí hậu bốn mùa, trên thực tế ở trong giới tự nhiên còn có sự biến hóa của các thứ khí phức tạp khác nhau nữa. Đề nắm vững sự biến hóa của các thứ khí hậu phức tạp ấy, tìm ra quy luật biến hóa của nó người xưa trải qua sự quan sát lâu dài đã phân tích và quy nạp tìm ra được nhân tố chủ yếu của khí hậu. biến hóa có sáu thứ là: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa tức như không khí lưu động là phong, ôn độ xuống thấp là hàn, ôn độ lên cao là nhiệt, thấp độ càng thêm là thấp, thấp độ giảm xuống là táo. Trong đó thử và nhiệt tiến lên một bức nữa thì hóa thành hỏa, đương nhiên phong hàn, thử, thấp, táo trong điều kiện nhất định nào đó đều có thể hóa thành hỏa.

Kỳ thực những thứ ấy đều là sự biến hóa của lục khí trong vũ trụ sinh ra, cho nên gọi chung là lục khí, bởi vì mỗi khí đều có đặc tính và công dụng của nó. Thiên Ngũ vận hành đại luận sách Tố-vấn nói: “Táo để cho khô, thử để làm cho bốc lên, phong để làm cho động, thấp để làm cho nhuận, hàn để làm cho cứng, hỏa để làm cho ấm”. Từ chỗ đó có thể biết được lục khí tuy là do ở sự biến hóa của khí hậu trong giới tự nhiên mà sinh ra, nhưng trái lại, lục khí còn có tác dụng điều tiết chênh lệch lẫn nhau, nhân đó mà sự biến hóa bình thường của lục khí là điều kiện có lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

b) Lục dâm

Theo suy di chuyển của bốn mùa, sự biến hóa của lục khí, trong tình trạng bình thường là căn cứ vào thứ tự nhất định hướng về trước mà phát triển và chuyển biến lẫn nhau. Ví như trong một thời kỳ cố định nào đó thì xuất hiện một thử khí hậu của thời kỳ ấy (ba tháng mùa xuân thì ấm áp, nhiều gió, ba tháng mùa hạ t từ ấm chuyển sang nóng, nhiều năng và thấp v,v… ). Đồng thời có chừng mực nhất định của nó, đã không thái quá cũng không bất cập, tất cả sinh vật cũng có thể theo vào đó mà thích ứng với sự di truyền của bốn mùa và sự biến hóa của lục khí, đó là một thứ quy luật chính thường. 

Nhưng mọi sự vật có thường thì tất nhiên có biến, có thuận thì tất nhiên có nghịch. Nói chung thì sự biến hóa trái thường đều không phải là hiện tượng tốt, bởi vì nó đem lại ảnh hưởng không lợi cho tất cả sinh vật. Chính như trong sách Kim quỹ yếu lược nói: “ Phong khí tuy có thể sinh vạn vật, nhưng cũng có thể làm hại vạn vật, như nước có thể làm nổi thuyền, cũng có thể lật đổ thuyền”. Nói biến hóa trái thường là chỉ vào sự thái quá và bất cập của khí hậu, Thiên Lục vi chỉ đài luận sách Tố-vấn nói: “ Khí nên đến mà đến là khí hậu điều hòa, nên đến mà chưa đến là khí ấy bất cập, chưa nên đến mà đã đến là khi ấy hữu dư”. Nên đến mà đến là thời lệnh nhất trí với khí hậu, là hiện tượng bình thường, nên đến mà không đến là thời lệnh đã đến mà khí hậu chưa đến, ví như đến mùa xuân thì khí hậu ấm áp mà trái lại rét lạnh, đã đến mùa thu thì khí hậu nên mát mà trái lại nóng, đó là hiện tượng bất cập; chưa nên đến mà đã đến là thời lệnh chưa đến mà khí hậu đã đến trước, như mùa hạ nên nóng mà lại mát, mùa đông nên lạnh mà lại ấm, đó là hiện tượng thái quá và bất cập là bất lợi đối với sự sinh trưởng phát triển của tất cả sinh vật, cho nên gọi là “lục dâm”. Trong thiên lục tiết tạng tượng luận sách Tố vấn nói: “ Khí trong trời đất cần phải có quy luật nhất định, nếu như mất quy luật nhất định ấy, tức là phản thường, phản thường thì biến hóa khác đi.. mà làm cho người ta sinh bệnh. Điều đó đã nêu rõ chỗ trọng yếu của quan hệ về sự biến hóa khí hậu phản thường với sự phát sinh bệnh tật.

Theo hai điểm trên có thể rút ra khái niệm cơ bản như dưới đây:

– Sự biến hóa khí hậu trong giới tự nhiên tuy nhiều phức tạp, nhưng phân tích cụ thể ra thì không ngoài sáu thứ là: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa.

– Bốn mùa tuy có khác nhau về nóng, lạnh, ấm, mát, nhưng trên thực tế | cũng không ngoài hai loại là âm và dương, cho nên cũng có thể nói bốn mùa là sự biến hóa của âm dương, sau khi lại là sự biến hóa của bốn mùa. Phong hàn, thử, thấp, táo, hỏa trong tình trạng phản thường thì thành ra lục làm và không có lợi đối với người ta.

2.2 Ảnh hưởng của địa phương thổ nghi tới con người

Trung-quốc người nhiều đất rộng, vì thế ở những khu vực khác nhau thường thường có hoàn cảnh thủy thổ khác nhau, nhân dân cũng có tập quán sinh hoạt khác nhau. Sự khác nhau về thủy thổ, thể chất và tật bệnh có liên quan với sự biến hóa của khí hậu. Ví như về miền Tây bắc Trung Quốc thì khí hậu rất lạnh, đất cao nhiều táo khi; về phía Đông nam thì khí hậu ôn hòa, đất thấp nhiều thấp khí. Vì thế khí hậu thiện thời và tính chất thủy thổ có sự khác nhau rất lớn giữa Nam và Bắc. 

Vì sự khác nhau của hoàn cảnh tự nhiên nên tình hình sinh lý và bệnh biến của thân thể người ta cũng có sự khác nhau rõ rệt.

Như trong thiên di pháp phương nghị luận sách Tố-vấn nói:  “Khu vực phương Đông… là nơi nhiều cá và muối, ở vùng bờ bể gần nước, cư dân ăn nhiều cá và thích đồ mặn,.., cho nên da đen và lỗ chân lông thưa hở, bệnh phần nhiều mụn lở ở ngoài da, cách chữa nên dùng phép biêm thạch; khu vực phương Tây là nơi nhiều vàng ngọc nhiều đá cát… cư dân ở đồi núi nhiều gió, thủy thổ khô hanh, ăn đồ thịt nhiều mà béo mập, cho nên ngoại tà không dễ xâm phạm vào hình thể được, bệnh phát ra phần nhiều là bệnh nội thương, cách chữa bệnh nên dùng thuốc uống; Khu vực phương Bắc, khí hậu cũng như mùa đông có khí tượng bế tàng địa hình cao, dựa vào đồi núi mà ở trong hoàn cảnh nhiều gió lạnh, băng giá, cư dân sinh hoạt theo lối du mục, thường phải ở ngoài trời, ăn nhiều sữa, vì thế nội tạng hàn, dễ sinh ra bệnh… trướng mãn, cách chữa nên dùng cứu đốt; khu vực phương Nam nhiều khí trưởng dưỡng, là nơi dương khí rất thịnh, đất thấp, thủy thồ bạc nhược, sương mù thường đóng lại, cư dân thích ăn đồ chua và đồ đã ướp muối nên thân thể của họ, da dẻ kín đáo mà sắc đỏ, bệnh phát sinh phần nhiều là gân mạch co quắp, tê, dại; cách chữa nên dùng chậm thích; khu vực Trung ương đất bằng phẳng mà nhiều ầm thấp, sản vật dồi dào, cư dân có nhiều thức ăn, sinh hoạt cũng tương đối nhàn rỗi, bệnh tật phát ra, phần nhiều là những bệnh suy nhược, quyết nghịch, nóng rét, phép chữa nên dùng cách vận động và thoa bóp”.  

Đó là nói rõ tính chất trọng yếu về sự phát bệnh và cách chữa ở những địa phương khác nhau. Vì thế, thầy thuốc cần phải coi trọng quan hệ giữa thân thể người ta với hoàn cảnh tự nhiên, tập quán sinh hoạt với tật bệnh, hiểu rõ và nắm vững những tình hình ấy rồi tùy từng địa phương, tùy từng thời gian, tùy từng con người để giải quyết vấn đề chữa bệnh khi lâm sàng.

2.3 Hoàn cảnh xã hội

Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa của xã hội cũng tác động đến tư tưởng, tình cảm đạo đức của con người.

– Tại những nước ngoài, người dân có trình độ cao, rất ít khi gặp các chứng bệnh hay lây, thậm chí nhiều nước, bệnh lao phổi, cùi hủi… hầu như không còn có tên trong sách thuốc của họ nữa.

– Tại những nước điều kiện kinh tế và văn hóa quá yếu kém, người ta thấy tỷ lệ các bệnh suy dinh dưỡng, bệnh về đường ruột rất cao.

2.3 Cơ năng thích ứng của thân thể con người đối với hoàn cảnh tự nhiên 

Sự thay đổi bình thường của bốn mùa, sự biến hòa bình thường của lục khi tuy là điều kiện có lợi cho sinh vật phát sinh và phát triển, nhưng mà có lợi hay không có lợi, hoàn toàn không phải là chỉ đơn thuần ở tác dụng của lục khí tứ thời. Bởi vì đó mới chỉ là một phương diện ngoại nhân; một phương diện khác, cơ năng thích ứng của thân thể người ta, có chịu đựng được ảnh hưởng của ngoại nhân hay không, đó mới là có tác dụng có tính chất quyết định. Các thử khí hậu biến hóa của giới tự nhiên sở dĩ không làm cho người ta sinh bệnh được, chính là vì cơ năng sinh lý của thân thể người ta có thể tùy theo sự biến hóa của bốn mùa sảu khi mà biến hóa tương ứng với nhau. Thiên Ngũ lung tân dịch biệt luận sách Linh-khu nói: “ Trời nóng mặc áo dày thì lỗ chân lông hở, cho nên mồ hôi chảy ra… trời lạnh thì lỗ chân lông khít lại, khí thấp không lưu hành nước chảy xuống bàng quang thì thành ra nước tiểu và hơi”. Đó là chứng cớ, ví dụ về cơ năng thích ứng của thân thể con người tùy theo khí hậu biến hóa khác nhau về thay đổi. Suy ra thì khí lục dâm sở dĩ có thể gây bệnh cho con người không phải đơn thuần chỉ khí lục dâm là ở tác dụng làm hại, mà là có quan hệ rất lớn với sự có năng thích ứng mạnh hay yếu của con người. Điều này trong thiên Thích pháp luận sách Tố-vấn cũng có bàn chu đáo, ví như nói: “chính khí vững ở trong thì là khí không thể can phạm vào được”. Đó là đã khẳng định rằng thân thể người ta nếu có đủ sức đề kháng thì tà khi không thể làm hại được. Thiên Bách bệnh thủy sinh sách Linh-khu lại nói: “ gió, mưa, rét, nóng không phải là hư tà thì một mình nó không thể làm hại người là được. Bỗng nhiên gặp phải gió dập mưa dồn, mà người không mắc bệnh là vì thân thể không hư, cho nên một mình tà khí không thể làm hai người được, phải nhân phong tà hư ở ngoài, cùng với thân thể hư ở trong, hai cái hư gặp nhau thì tà mới xâm nhập vào thân thể được”.

Đó là nói một mình tà khí không thể gây nên bệnh, gây bệnh là vì ở thân thể hư yếu mà lại gặp phải phong tà từ chỗ hư đến mới có thể thành bệnh. Nếu thân thể không hư thì tuy gặp mưa to gió lớn cũng không thể đủ làm nên bệnh. Thiên Ngũ biến sách Linh-khu lại nói: “ Một lúc bị gió, đồng thời bị bệnh mà bệnh lại khác nhau… vị như người thợ mài rìu búa và dao để đốn cây. Cây có âm dương lại có cứng mềm, cứng thì dao không vào, mềm thì vỏ dai dẻo, gặp đến khúc mắt thì rìu bửa ít sứt mẻ. Phàm trong một cây gỗ, cứng mềm không giống nhau là vì vỏ có dày có mỏng, thực ra có nhiều có ít mà khác nhau đó thôi. Phàm cây có hoa là sinh sớm, gặp  sương gió mạnh thì hoa rụng lá héo, bị hạn hán lâu ngày thì cây dòn vỏ mỏng, nhảnh ít nhựa mà lá hẻo, gặp trời ít nắng nhiều và mưa dầm, loại cây vỏ mỏng thì vỏ rưa ra và mục; gặp gió thình lình thổi mạnh, cây cong dòn thì bị gãy và chắc bị thương; gặp sương thu gió dữ thì gốc bị lung lay lá rụng. Trong những trường hợp ấy như loài này còn bị thương, huống hồ là người”. Đó là lấy cây cối ví dụ với thân thể con người vì bấm chất khác nhau mà sự phát sinh biến hóa cũng khác nhau, cho nên mặc dù mọi người đồng thời bị bệnh và cùng một nguyên nhân bệnh, mà bệnh phát ra lại không giống nhau toàn bộ. Do đó có thể biết người mà thân thể càng khỏe mạnh, thì cơ năng thích ứng càng được kiện toàn, người mà cơ năng thích ứng càng kém sút thì thân thể cũng càng suy yếu, cho nên nói “nội nhân quyết định cho ngoại nhân”, trong Nội kinh đã bàn đến rất đầy đủ.

Còn như cơ năng thích ứng chủ yếu là chỉ vào « vệ khí » mà nói, công năng của vệ khí trong cơ thể người ta là làm cho ấm áp bắp thịt, nhuận da, manh thớ thịt, giữ việc đóng mở của lỗ chân lông. Thiên Bản tạng sách Linh-khu nói: « Vệ khí hòa thì thở thịt không lợi, bị phu nhu nhuận, thớ thịt kín đáo”. Điều đó nói rõ vệ khi có tác dụng bảo vệ ở ngoài. Nếu sức bảo vệ ở ngoài kém thì bệnh tà sẽ dễ xâm vào. Vì thế, phàm bệnh thuộc ngoại cảm vì cảm phải là khi lục dầm mà gây nên, thường thường là do công năng của vệ khi bị bệnh trước. Có quan hệ mật thiết với vệ khí là dinh khí , dinh khí vận hành ở trong huyết mạch, có lực lượng xúc tiến huyết mạch chu lưu, giúp cho vệ khi phát huy tác dụng bảo vệ ở ngoài. 

Giới hạn giữa vệ và dinh tuy có phân biệt trong và ngoài, nhưng trên quan hệ đều là tác dụng lẫn nhau,liên hệ rất chặt chẽ. Cho nên huyết dịch chu lưu trong thân thể người ta cũng biến hóa theo sự biến hóa của bốn mùa. Cụ thể có thể lấy mạch tượng mà nói, Thiên Mạch yếu tinh vi lạnh sách Tố- vấn bàn về mạch bình thường trong bốn mùa có sự khác nhau, là mùa xuân huyền , mùa hạ hồng, mùa thu mao, mùa đông thạch. Và miêu tả một cách tinh vi như: mùa xuân mạch nổi lên như cá bơi trên sóng, mùa hạ đi lần da đầy đầy như muôn vật có thừa, mùa thu mạch đi ở dưới làn da như sâu bọ sắp đi nấp, mùa đông mạch đi ở tận xương như sâu bọ đã nắp kín”. Bốn thứ mạch tượng này tuy không phải là tuyệt đối, nhưng chủ yếu của nó là nói rõ sự chu lưu của huyết dịch trong thân thể người ta thật là chịu ảnh hưởng của khí hậu biến hóa.

3. Thiên Nhân hợp nhất ứng dụng trong y học

3.1 Trong chẩn đoán

Phải biết kết hợp nhiều mặt : Yếu tố bên ngoài (Lục khí : Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa) và yếu tố bên trong (vui, buồn, giận, lo, nghĩ, kinh, sợ, thất tình) nắm được thời điểm gây bệnh (theo mùa, theo Ngũ vận Lục khí…), hiểu được hoàn cảnh (giàu nghèo, địa dư, phong tục…).

Tuy nhiên, chủ yếu phải nhận định rằng : Bệnh tật chỉ xảy ra do sự thay đổi nội tạng, tức là giảm sút sự đề kháng (chính khí hư) làm cơ thể không thể thích ứng được với ngoại cảnh, gây bệnh (tà khí thịnh).

3.2 Trong điều trị

Người thầy thuốc Y học cổ truyền dân tộc, trong chữa bệnh, một mặt cần giải quyết nguyên nhân gây bệnh, (đuổi, trục tà khí ra), mặt khác, phải chú trọng đến việc nâng cao sức chống đỡ của cơ thể (phù chính khí). Ngoài ra, còn phải chú ý đến hoàn cảnh tự nhiên (địa dư, khí hậu…) hoàn cảnh xã hội, kinh tế (giàu nghèo, lớn bé), thời điểm phát sinh bệnh… của người bệnh để chọn phương thuốc điều trị cho thích ứng : Uống thuốc, Châm cứu, tập Y võ dưỡng sinh…

3.3 Trong phòng bệnh

Về sự biến hóa của khí hậu và quan hệ ảnh hưởng của địa phương thổ nghi đối với thân thể con người và có năng thích ứng của thân thể đối với hoàn cảnh trong giới tự nhiên như đã nói ở trên do đó có thể lý giải về lý luận tương ứng giữa con người với trời đất, trong lĩnh vực y học Trung-Quốc đã thành là một bộ phận trọng yếu trong toàn bộ hệ thống lý luận của Trung y, trong mọi trường hợp thực tiễn lâm sàng đều phải quán triệt tư tưởng chỉ đạo ấy. 

Lấy thí dụ mà nói, một đặc điểm trong việc nhiếp sinh dự phòng của Trung y là nhận thức về sự sinh tồn của người ta có quan hệ mật thiết với khí hậu biến hóa trong bốn mùa, vì thế nói đến việc sinh hoạt khởi cư và phương diện hoạt động tư tưởng đều cần phải tùy thời và thích ứng với quy luật hình, trưởng, thu, tàng để giữ gìn sự nhịp nhàng giữa trong và ngoài mà làm được sự dưỡng sinh duỡng trưởng, dưỡng thu, dưỡng tàng. 

Tư tưởng dự phòng ấy tức là xây dựng trên tư tưởng người với tự nhiên là một khối chính thể thống nhất. Lại có một số bệnh theo thời gian mà có sự chuyển biến nặng và nhẹ, như buổi sáng nhẹ, buổi chiều nặng, ban ngày nhẹ, ban đêm nặng; một số bệnh lâu ngày mỗi khi gặp khi trời thay đổi thì phát ra, hoặc khi khí trời chuyển biến thì lộ ra triệu chứng là bệnh sắp phát. Những hiện tượng ấy phần nhiều đều là chịu ảnh hưởng biến hóa của tự nhiên. 

Trong Nội kinh từng nêu ra tất cả những bệnh mà phần nhiều buổi sáng hơi dễ chịu, đến trưa thì giữ được trạng thái yên tĩnh, đến chập tối thì năng thêm, ban đêm lại nặng hơn nữa, đó là chịu ảnh hưởng của khí hậu bốn mùa biến hóa. Lại tiến lên một bước để giải thích khí mùa xuân chủ về sinh, khí mùa hạ chủ về trưởng, khí mùa thu chủ về thu, khí mùa đông chủ về tàng: đó là hiện tượng bình thường của khí hậu bốn mùa trong một năm. Lấy một ngày mà nói cũng đã có mấy giai đoạn như thế, vị như buổi sáng thì tương đương với mùa xuân, giữa trưa thì trong đương với mùa hạ, chập tối thì tương đương với mùa, nhá đêm thì tương đương với mùa đông, người ta là trong ứng với quy luật sinh, trưởng, thu, tàng của bốn mùa. Buổi sáng thi công năng của thân thể bắt đầu vượng thịnh công năng ấy giống như sinh khí của mùa xuân, bệnh khí lúc ấy là lúc suy giảm, cho nên người có bệnh tương đối nhẹ nhàng, dễ chịu hơn một chút; giữa trưa thì công năng thân thể đã vượng thịnh, cũng như sinh – khí mùa hạ, công năng của thân thể đã vượng thịnh thì có thể chế phục được tà khí, cho nên ban ngày tương đối yên hơn; chập tối thì công năng của thân thể cũng như sinh khí của mùa thu, đã đến lúc co rút lại và suy kém, lúc ấy thì bệnh khí lại bắt đầu mạnh lên, cho nên bệnh tình lại năng hơn một chút; nửa đêm thì công năng của thân thể ở vào trạng thái yên nghỉ, rất giống với hiện tượng thu tàng của mùa đông, lúc ấy là chỉ có tà khí lan man khắp thân thể, cho nên bệnh tình lại càng trầm trọng hơn. 

Lại lấy phương pháp trị liệu mà nói, trong thiên Tạng khí pháp thời luận sách Tố-vấn đã từng nêu ra “kết hợp khí của ngũ tạng trong thân thể con người theo vào quy luật sinh khắc của ngũ hành trong bốn mùa mà định ra phép tắc chữa bệnh”. Đó tức là nói chữa bệnh cần phải chú ý vào đặc điểm và quy luật của khí hậu bốn mùa, ví như mùa xuân thì khí thắng phát hiện thắng, không nên dùng thuốc khô hàn tả hỏa để khỏi làm hao tổn dương khí; mùa hạ thì hỏa khí thử khí thiên thắng, không nên dùng nhiều thuốc tân ôn, để khỏi thường tồn âm khí; trưởng hạ nhiều thấp khí, không nên dùng nhiều thuốc nhu nhuận nê trệ để khỏi trở thíp trệ; mùa thu khí hậu khô táo, không nên dùng nhiều thuốc cường bạo là khỏi hao tổn đến tân dịch; mùa đông là mùa bế tàng, không nên dùng nhiều thuốc khai tiết hoặc thuốc hàn tiết, để khỏi thường tồn để dương khí, v,v… 

Như thế là người ta với giới tự nhiên, liên hệ qua lại như thế, rồi hợp học thuyết âm dương ngũ hành để xác định ra nguyên tắc dự phòng, nhận thức bệnh tình biến hóa cùng phương pháp chữa bệnh xét theo từng thời tiết mà dùng thuốc, nhìn cả hai mặt tiêu và bản, đều là thực tiễn cụ thể về quan niệm chỉnh thể của thuyết Thiên nhân hợp nhất của.

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

 

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ