Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Thiết chẩn trong Đông y – Phần 3: Chẩn mạch phụ nữ, trẻ nhỏ

by BBT Yhctvn

Thiết chẩn trong đông y gồm hai phần là “Mạch chẩn” và “Án chẩn”; ở phần tiếp theo này chúng ta sẽ tìm hiểu về Chẩn mạch phụ nữ và trẻ nhỏ.

Tiếp theo của phần 2: 28 loại mạch bệnh

1. Chẩn mạch phụ nữ

Phụ nữ có những biến hóa sinh lý và bệnh tật đặc hữu như: Kinh nguyệt, thai sản

1.1 chẩn kinh nguyệt mạch

Ở phụ nữ bộ quan xích bên trái đột nhiên lớn hơn bên phải, miệng không khát, không sốt, bụng không trướng là kinh nguyệt chuẩn bị tới. Thốn quan mạch điều hoà mà bộ xích tuyệt không đến đa số là kinh nguyệt không tới (bất lợi = không thông).

Bế kinh: Phụ nữ bế kinh có phân hư thực. Bộ xích hư tế sáp là hư bế chứng do huyết thiểu, xích mạch huyền sáp là thực bế chứng.

1.2 Chẩn thai mạch

Phụ nữ kết hôn mà kinh ngừng, mạch hoạt sác xung hoà kèm thêm thích ăn những đồ chua hoặc không bình thường, nôn ói… mới là hiện tượng có thai. Nếu ngủ trưa mới thức mạch tất phải hoạt tật hữu lực nên không thể là thai mạch.

“Tố vấn – Phúc trung luận” có nói: “Thân hữu bệnh nhi vô tà mạch” nghĩa là tuy có xuất hiện triệu chứng mà ba bộ mạch phù trầm lớn nhỏ bình thường, không xuất hiện mạch huyền khâu sáp là có thai. “Tố vấn – Bình nhân khí tượng luận” lại nói: “Thủ thái âm mạch động thậm giả, nhẫm (có thai) tử dã” là nói khi kinh nguyệt mới ngưng, chẩn thốn mạch bên trái thấy hoạt động mạnh, đây là hiện tượng huyết muốn tụ lại để dưỡng thai. “Tố vấn –  m dương biệt luận” nói: “ m bác dương biệt, vị chi hữu tử” nghĩa là bộ xích mạch thuộc âm thuộc thận chủ, do bào hệ quy (vu) thận, khi thai khí cổ động nên hai bộ xích mạch hoạt sác bác (dội) tay, khác với bộ thốn thuộc dương mạch là hiện tượng có thai. Tất cả những kinh văn nói trên đều chỉ rõ điểm chủ yếu biện thai mạch.

Nhưng thai mạch và bệnh mạch cần phân biệt rõ. Bế kinh thì mạch đa số hư tế sáp hoặc huyền sáp. Tích tụ (chứng) mạch đa số huyền khẩn trầm kết hoặc trầm phục mà thai phụ mạch tất phải hoạt. Thai phụ có sác mạch, lao tổn cũng có mạch sác nhưng đa số kèm sáp, thai phụ mạch sác thì tất phải kèm theo hoạt.

1.3 Chẩn mạch thai sống chết

“Mạch kinh” nói: “Thốn khẩu mạch hồng nhi sáp, hồng tắc vi khí, sáp tắc vi huyết, khí động đan điền, kỳ hình tất ôn, sáp tại vu hạ, thai lãnh nhược băng. Dương khí thai hoạt (sống), âm khí tất tận. Dục biệt âm dương, kỳ hạ tất cương. Giả kim (nếu hôm nay) dương tận, súc nhiên nhược bối” nghĩa là khi có thai tất dương khí sẽ động ở đan điền, mạch phải là trầm hồng mới có thể ôn dưỡng thai nhi, nếu khi trầm án gặp sáp mạch là tinh huyết bất túc thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, do đó khi trầm án mạch tượng vẫn hồng cường (mạnh) mới là có dương khí của thai sống (hữu dương khí đích hoạt thai), nếu trầm án dương khí suy kiệt thì tuy trong tử cung có thai nhi nhưng đã chết hoặc là khối u.

1.4 Chẩn mạch gần sanh

Sản phụ gần sanh mạch có đặc điểm như các thời đã từng đề cập. Như “Chư bệnh nguyên hầu luận” có nói: “Dựng (có thai) phụ chẩn kỳ xích mạch, cấp chuyển như thiết thàng chuyển châu giả tức sản dã” nghĩa là phụ nữ có thai gần sanh thì bộ xích nhanh, như ấn vô dây thừng… Hay trong “Y tồn” lại nói: “Phu nhân lưỡng trung chỉ (hai ngón giữa) đỉnh tiết chi lưỡng bàng (hai bên bộ quan), phi chính sản thời (không phải lúc sanh) tắc vô mạch bất khả lâm bồn, nhược thử sứ mạch khiêu (nhảy), phúc liên yêu thống, nhất trận khẩn nhất trận, lưỡng mục loạn xuất kim hoa (hoa mắt), nãi chính sản thời dã”.

Những điều đề cập trên là một số ví dụ chỉ phù hợp với phụ nữ đã sinh sản, nếu muốn xem xét toàn diện thì cần mạch chứng hợp tham.

2. Chẩn tiểu nhi (trẻ em) mạch

2.1 Xem chỉ vân hố khẩu ( tam quan)

Hổ Khẩu: chỗ trũng giữa ngón cái và ngón trỏ giáp nhau, mở ra khép vào, tượng như hàm con hổ. Gọi “hổ khẩu”.
Hổ Khẩu thuộc kinh Thủ dương minh Đại Trường ở phía dưới huyệt hợp cốc, là nơi phát xuất đường “chỉ” (chỉ tay: đường mao quản nổi lên) dẫn lên 3 đốt ở ngón trỏ.

Tam Quan: Đường “chỉ” dẫn lên 3 đốt ở ngón trỏ, 3 đốt ấy gọi “Tam Quan” 3 cái cửa hay 3 đốt trong ngón tay.

Tên mạch: người nói xem mạch hổ khẩu, kể rằng xem mạch chỉ tay hay nói xem mạch Tam quan cũng đồng danh.

Chẩn mạch phụ nữ, trẻ nhỏ

Vị trí chẩn mạch trẻ nhỏ (bàn tay minh họa)

Nên biết: Chỉ tay từ Hổ Khẩu dẫn lên đến Tam Quan.

1. Trong hạn tuổi từ sơ sinh đến 1 tuổi mới có chỉ tay, ngoài tuổi ấy không có nữa.
2. Khi đứa trẻ nào có bệnh mới có chỉ tay nổi lên mà xem. Lúc đứa trẻ khoẻ mạnh không bao giờ có chỉ tay.
3. Một ngón trỏ (cả 2 tay) có chỉ tay mà thôi, 4 ngón kia không bao giờ có.

Đường chỉ tay trong Tam Quan:

Mỗi đốt ngón trỏ là 1 quan, 3 đốt là tam quan. Đường chỉ xuất hiện ấy là gân mạch tựa như sợi tơ đi trên thớ thịt, dưới làn da trong tam quan (3 cửa).

1. Đường chỉ ở đốt tay thứ nhất (giáp bàn tay) là Phong Quan, cái cửa phát bệnh bởi phong.
2. Đường chỉ lên đến đốt thứ 2 (đốt giữa) là
Khí Quan, cái cửa phát bệnh bởi khí quan
3. Đường chỉ lên đến đốt thứ 3 (đầu ngón tay) là
Mệnh Quan, cái cửa phát bệnh có thể nguy
đến tính mạng.

Vậy Tam Quan tính từ Hổ Khẩu đi lên là Phong Quan – Khí Quan – Mệnh Quan .

Cách xem chỉ tay: khi bắt đầu xem, bàn tay trái của ta đỡ và giữ lấy bàn tay đứa trẻ. Tay phải ta nhè nhẹ lấy ngón cái hay ngón trỏ vuốt ngón tay đứa trẻ thẳng ra, vuốt từ Hà Khẩu vuốt ra, hễ có chỉ tay thấy ngay. (Khi xem thường có những đứa trẻ la hét, phải giữ chặt lấy tay nó rồi ôn tồn vỗ về ngọt nhạt mà xem. Nếu tay nó dơ bẩn, phải lau sạch mà xem).

Nhớ rằng “nam tả nữ hữu”. Trai xem tay trái, gái xem tay mặt, vì tả thuộc dương nam, hữu thuộc âm nữ. Tuy phân chia cách xem nam tả nữ hữu như vậy, nhưng nam hay nữ đều có âm dương ở cả hai tay, ta cũng nên xem cả hai tay để biết tay trái ứng vào Tâm Can, tay phải ứng vào Tỳ Phế mà suy luận biến thông để tìm bệnh cho rộng hơn.

Chỉ tay xuất hiện có màu sắc, có hình trạng khác nhau, mỗi màu sắc, mỗi hình trạng là mỗi bệnh. Hình náy màu gì bệnh nhẹ, hình kia màu gì bệnh nặng, ta nên nhận xét tinh tường xác thật để quyết đoán bệnh căn.

Màu sắc: Hồng, Vàng , Tía, Xanh, Đen, hoặc 1 màu hay kiêm hai ba màu thay đổi khác nhau, tuỳ theo bệnh nằng nhẹ khác nhau mà đổi thay.

Ví dụ:
Màu vàng hồng mà hồng nhiều thành tía.
Hồng tía mà tía nhiều thành xanh
Tía xanh mà xanh nhiều thành đen.
Xanh đen đi đến thuần đen: loại bệnh bất trị.
Trắng: bệnh Can Phong.
Vàng sậm (không vàng tươi): bệnh Tỳ nhược.
Hồng lợt: bệnh nóng lạnh thuộc biểu chứng.
Hồng: bệnh tiết tả.
Hồng đỏ: bệnh ban trái hay thương hàn.
Xem màu sắc chỉ tay lấy căn bản theo màu sắc ngũ hành suy ra.

2.2 Bắt mạch ở trẻ em

Bắt mạch cho trẻ em rất phức tạp với trẻ dưới 3 tuổi phần lớn là xem chỉ vân tại hố khẩu chứ không bắt mạch.

Với trẻ lớn hơn thì có thể bắt mạch, nhưng mạch trẻ em và người lớn không giống nhau. Thốn khẩu ở trẻ em vừa nhỏ vừa hẹp khó phân thốn quan xích. Mặt khác khi khám bệnh trẻ em thường hay khóc la, kinh tắc khí loạn nên khó nắm được thực chất mạch. Do đó chẩn mạch trẻ em cần phải chú ý biện hình sắc, hỏi nguồn cơn. Hậu thế y gia có phương pháp một ngón xem ba bộ mạch: dùng tay trái nắm tay trẻ, đối với trẻ dưới ba tuổi dùng tay phải ngón cái đặt ngay chỗ xương cao (mỏm trâm quay) chia ba bộ dùng hơi thở tính. Với trẻ em trên 4 tuổi thì giữa xương cao là bộ quan, dùng một ngón lần tìm bộ thốn khẩu, 7 tuổi cũng có thể dùng phương pháp đó, 9 – 10 tuổi trở lên có thể dùng thêm ngón trỏ để chẩn ba bộ, 15 tuổi trở lên cách chẩn mạch như người lớn. Ở trẻ em dưới ba tuổi ngoài chẩn mạch cần chú ý hình sắc, văn âm thanh và xem lạc mạch ngón trỏ, sờ bụng ngực…

Mạch chủ bệnh ở trẻ em: dưới 3 tuổi 1 tức 7 – 8 đập là bình mạch, 5 – 6 tuổi 6 đập là bình thường 7 đập trở lên là mạch sác 4 – 5 đập là mạch trì. Chỉ cần chẩn phù trầm, trì sác, mạnh yếu, hoãn cấp có thể biện âm dương hàn nhiệt biểu lý tà chính thịnh suy không yêu cầu chính xác phải 28 loại mạch.

Phù sác là dương, trầm trì là âm, mạnh yếu (cường nhược) để xem thực hư, hoãn cấp để biết tà chính. Sác là nhiệt, trì là hàn, trầm hoạt là đàm thực, phù hoạt là phong đàm. Khẩn chủ hàn, hoãn chủ thấp, lớn nhỏ không đều là trệ.

Ở trẻ em thận khí chưa sung nên khi hơi dùng sức thì không thấy mạch, nếu trọng án còn thấy mạch thì xem đó giống như lao mạch ở người lớn.

 Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm