Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Chứng gầy còm [ Tiêu sấu ]

by Dieu Quang

Chứng gầy còm hay Tiêu sấu là chỉ cơ bắp teo gầy, thể trạng quá nhẹ, thậm chí nhìn như que củi.  Nội kinh gọi là  “Phong tiêu”; “Phá khổn”; “Thoát nhục”. Ngoài ra còn có tên khác là “Thoát hình”; “Khổn nhục thoát”; “Nuy sấu”…

1. Như thế nào được coi là gầy?

Theo khoa học người gầy là những người có chỉ số khối cơ thể Body Mass Index ( BMI) thấp hơn mức bình thường.

Công thức tính chỉ số BMI là lấy trọng lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao cơ thể như sau:

[cân nặng] / [chiều cao]2

  • Cân nặng: tính bằng kg
  • Chiều cao: tính bằng mét

Sau đó so sánh với bảng kết quả dưới đây:

Chỉ số BMI Phân loại
<16 Quá gầy
16-17 Gầy ở mức độ trung bình
17-18.5 Hơi gầy
18.5-25 Bình thường
25-30 Tiền béo phì
30-35 Béo phì độ I
35-40 Béo phì độ II
>40 Béo phì độ III

Đây là bảng phân loại cân nặng Châu Á do WHO công bố

Ví dụ bạn có cân nặng là 60kg, chiều cao là 1.6m thì BMI của bạn là: 60/(1.6 x 1.6) = 23.4375. Đối chiếu với bảng trên là nằm trong khoảng bình thường

2. Nguyên nhân gầy còm theo Tây y

Theo tây y có 6 nguyên nhân chính gây ra chứng gầy còm

1. Do cơ địa

Một số người ngay từ khi sinh ra đã có cơ địa với tỉ lệ xương nhiều và cơ bắp ít. Do đó họ duy trì thể trạng gầy gần như suốt cuộc đời.

2. Do thiếu dinh dưỡng

Việc ăn uống thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân gây ra tình trạng gầy. Điều này xuất phát từ việc thiếu thức ăn hoặc không ăn được. Đây là nhóm người rất dễ khắc phục.

3. Do có tốc độ trao đổi chất nhanh

Một số người tốc độ trao đổi chất ở họ  rất nhanh. Đồ ăn chưa kịp hất thu đầu đủ đã bị thải loại. Điều này khiến cho dù ăn rất nhiều thực phẩm mà không hề tăng cân chút nào.

4. Do làm việc quá nhiều

 Làm việc đương nhiên sẽ cần năng lượng, nguồn năng lượng này được bổ sung hàng ngày qua đồ ăn. Tuy nhiên nếu làm việc quá nhiều, cộng thêm ăn uông không đủ, hoặc có thói quen làm việc khuya, uống rượu, hút thuốc … Thì nguồn năng lượng sẽ nhanh chóng tiêu hao. Ngay cả năng lượng dự trữ cũng bị huy động. Điều này khiến cơ thể không có đủ nguyên liệu hình thành nên cơ bắp và mỡ nên rất gầy.

Việc luyện tập thể thao quá độ cũng dẫn đến tình trạng tương tự. Vì thể thao đặc biệt thể thao cường độ cao sẽ đốt cháy rất nhiều calo.

5. Do rối loạn chuyển hóa

 Rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể không tiêu hóa được thức ăn nạp vào, dẫn đến cơ thể chỉ đủ năng lượng để duy trì hoạt động sống, mà không đủ để tạo sự phát triển của cơ bắp.

Một số bệnh nhân bị bệnh mạn tính cũng sẽ gặp tình trạng này

3. Chứng gầy còm theo Đông y

3.1 Khái niệm Chứng gầy còm

Trong đông y chứng gầy còm nằm trong phạm vi chứng Tiêu sấu. Chứng gầy còm hay Tiêu sấu là chỉ cơ bắp teo gầy, thể trạng quá nhẹ, thậm chí nhìn như que củi.  Nội kinh gọi là  “Phong tiêu”; “Phá khổn”; “Thoát nhục”. Ngoài ra còn có tên khác là “Thoát hình”; “Khổn nhục thoát”; “Nuy sấu”…

Tuy nhiên không phải lúc nào người gầy còm cũng bị bệnh. Nếu hình thể hơi gầy mà tinh thần sung mãn; sắc mặt tươi nhuận, cơ thể không chỗ nào đau đớn, mạch bình hòa, không có bệnh lý gì thì không gọi là bệnh. Điều này giống như chứng gầy còm do cơ địa.

3.2 Một số nguyên nhân gây bệnh tiêu sấu

– Tiểu sâu do Tỳ Vị khí hư

Đồ ăn thức uống khi vào cơ thể được Tỳ vị khí hóa thành chất tinh hoa nuôi dưỡng cơ thể. Nếu Tỳ Vị khí hư, không thể vận hóa đồ ăn, dẫn đến nguồn dinh dưỡng không đủ mà gầy còm. 

Có chứng trạng gầy còm, kém ăn, đầy bụng khó tiêu, đại tiện nhão, người mỏi mệt yếu sức, thiểu khí lười nói hụt hơi, sắc mặt không tươi, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch hư nhược.

Pháp trị: Tỳ ích khí 

Phương trị: Tứ quân tử thang gia vị, Quy tỳ thang, Sâm linh bạch truật tán

Tỳ Vị khí hư lâu ngày cũng dễ dẫn đến nguồn sinh khí huyết không đủ mà gây khí huyết hư. Có thêm các chứng đầu choáng mắt hoa, hồi hộp mất ngủ. Pháp trị: Ích khí dưỡng huyết, Phương trị: Bát trân thang.

– Tiêu sấu do Vị hỏa quá thịnh: 

Vị hỏa quá thịnh nằm trong chứng tiêu sấu do hỏa thịnh. Ngũ tạng có hỏa đều có thể dẫn đến tiêu sâu. Nhưng vì Vị là nơi trực tiếp ảnh hưởng tới sự vận hóa của đồ ăn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nên xếp chứng này vào mục riêng. 

Do ăn quá nhiều thức cay nóng, béo ngọt; hoặc nhiệt tà  hun đốt tân dịch gây nên. Nhiệt thịnh thì đồ ăn chưa hấp thụ đã bị tiêu hóa hết. Nên người này hay đói, ăn nhiều mà vẫn gầy. Tân dịch hư nên miệng khát thích uống nước, tâm phiền, đại tiện táo kết. Tỳ vị khai khiếu ra miệng nên miệng hay bị lở, rêu lưỡi vàng khô. Mạch sác hay hồng có lực.

Phép trị: Thanh Vị tả hỏa

Phương trị: Ngọc nữ tiên 

– Tiêu sấu do Âm bất túc

Dương là chất vô hình, âm là chất hữu hình. Phần tạo cơ nhục chính là do Âm. Nhiều người phần Âm bất túc, âm bất túc không có nghĩa là hỏa vượng, mà chỉ là phần âm giảm, gâyâm hư nội nhiệt. Nên Âm hay bị hư tổn mà không đủ tích lũy thành hình gây chứng gầy còm.

Trên lâm sàng có chứng: Ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô họng ráo, triều nhiệt, mồ hôi trộm, 2 gò má đỏ, lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch tế sác.

Pháp trị: Tư âm thanh hư nhiệt

Phương trị: Lục vị địa hoàng hoàn

– Tiêu sấu do Hoả quá thịnh: 

Hỏa là dương, thiêu đốt âm, vì thế mà âm không đủ để tạo cơ nhục. Lâm sàng có chứng gầy còm, phiền nhiệt, khó ngủ, miệng khô khát, mắt đỏ, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hồng sác.

Dù là tạng phủ nào có hỏa thịnh thì cũng dễ gây tiêu sâu.

Pháp trị: Thanh tả nhiệt hỏa

Phương trị: 

+ Ở Can dùng Long đởm tả Can thang hợp với Nhất quán tiễn. 

+ Ở Tâm dùng Thanh tâm liên tư ẩm

+ Ở Vị dùng Ngọc nữ tiên 

– Tiêu sấu do trùng tích: 

Do trung tích ở trong bụng, Vị không hòa, Tỳ mất kiện vận gây nên. Có chứng trạng gầy còm, mặt vàng bủng. Vị quản cồn cào, vùng bụng rốn lúc đau lúc ngưng, ăn uống kém, đại tiện lỏng nhão, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch nhược vô lực.

Yếu điểm của chứng này là đau vùng bụng rốn, lúc phát lúc ngưng.

Pháp trị: Khu trùng 

Phương trị: Giá trùng hoàn gia giảm.

Chứng gầy còn (Tiêu sấu) trên lâm sàng còn do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến.Điều trị cần phải biện chứng thật kỹ, phân biệt hư thực, tìm nguyên nhân để trị

3.3 Trích dẫn y văn

– Mạch của chứng tổn gây nên bệnh như thế nào?… hai là tổn cơ thịt, cơ thịt gầy còm ăn uống không làm cho da thịt béo lên… (Nạn kinh).

– Tư (lo nghĩ) gốc từ Tâm, kinh nói: “Tim hồi hộp tư lự thì hại thân, thân tổn thương thì sợ hãi dẫn đến teo quắt . da thịt, lông tóc bơ phờ sẽ chết vào mùa Đông, đó là vì hại Tâm gây nên (Ca Nhạc toàn thư – Hư tổn)

Có tham khảo tài liệu của Lương Y Nguyễn Thiên Quyến

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm