Long đởm tả can thang- xuất xứ Cổ kim y phương tập thành – chủ trị Can Đởm thực hỏa chứng, Can kinh thấp nhiệt chứng
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Long đởm thảo (sao rượu) (quân) 12g | Hoàng cầm (sao) (thần) 12g |
Chi tử (sao rượu) (thần) 12g | Trạch tả (tá) 8g |
Mộc thông (tá) 8g | Đương quy (sao rượu) (tá) 8g |
Sinh địa tửu sao (tá) 8g | Sài hồ (tá sứ) 8g |
Xa tiền tử (tá) 6g | Cam thảo 2g |
Cách dung: Sắc uống.
Kiêng kỵ: Không phải thực hỏa tại can, người dương hư hay tỳ vị dương hư không nên dùng.
Tác dụng: Thanh thấp nhiệt ở kinh Can, Đởm. Trị Can, Đởm có thực hỏa, đầu đau, mắt đỏ, hông sườn đau, miệng đắng, tai ù, viêm tai giữa, hoàng đản, thấp nhiệt dồn xuống bên dưới gây ra tiểu buốt, tiểu dắt, đau, ngứa bộ phận sinh dục, đới hạ.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Long đởm thảo thanh Can, Đởm thực hoả, trừ thấp nhiệt ỏ hạ tiêu, là chủ dược; Hoàng cầm, Chi tử hỗ trợ thêm tác dụng thanh thực hoả ở Can Đởm; Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử thanh lợi thấp nhiệt; Đương quy, Sinh địa dưỡng âm huyết, hòa Can, có ý phối hợp thuốc trong tả có bổ để cho tả hoả không hại chân âm; Cam thảo (điều hòa các vị thuốc; Sài hồ sơ thông Can Đỏm. Các vị thuốc phối hợp có tác dụng chung là thanh lợi thấp nhiệt.
Hỏa thịnh tất nhiên làm hao âm dịch, cho nên dùng Sinh địa, Đương quy để tư dưỡng can huyết, làm cho tà hết mà chính khí không bị thương. Sài hồ thông đạt can khí, Cam thảo hoà trung tiêu giải độc, đồng thời để điều hoà các vị thuốc.
Chứng của bài này là do can hoả hiệp với thấp nhiệt gây ra. Can hỏa nghịch lên thì sườn đau, miệng đắng, trong tim phiền nóng, mắt sưng đỏ đau, tai điếc, tai sưng, thấp nhiệt dồn xuống dưới thì thấy các chứng lâm trọc, âm hộ sưng ngứa, bìu dái phát mụn nhọt. Bài này có tác dụng tả can hoả, lợi thấp nhiệt, cho nên đối với các chứng kể trên đều có thể chữa trị, can hoả giáng, thấp nhiệt trừ thì các chứng tự nhiên khỏi.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng, thường dùng bài này gia giảm trị các bệnh viêm gan vi rút (thêm Nhân trần), trị viêm túi mật cấp (thêm Khổ luyện căn bì, Đại hoàng), viêm bàng quang cấp (thêm Hoàng bá, Trúc diệp, Hoạt thạch), và các bệnh như viêm màng tiếp hợp, viêm tai giữa, cao huyết áp, viêm cầu thận cấp, viêm hố chậu cấp có hội chứng Can kinh thấp nhiệt…
3. Trích dẫn y văn
+ Sườn đau, miệng đắng, tai điếc, tai sưng, là bệnh thuộc kinh đởm. Các chửng âm hộ sưng, ngứa, nóng, bạch trọc, tiểu ra máu, là bệnh thuộc kinh can. Cho nên dùng Long đởm thảo tả hoả ở can đởm, lấy Sài hổ dẫn vào Can, lấy Cam thảo hoà hoãn can cấp, mượn cầm , Chi, Thông, Trạch, Xa tiền làm tả để lợi mạnh tiểu tiện, làm cho mọi thứ thấp nhiệt có đường tháo ra.
Các vị thuốc trên đều là những vị tả can, nếu bệnh khỏi thì sợ rằng tạng can cũng bị tổn thương, cho nên lại thêm Đương quy, Sinh địa để huyết dưỡng can, vì can là tạng trữ huyết, bổ huyết tức là bổ can, mà chỗ hay nhất tà bối thuốc tả can trở thành thuốc bổ can, có hàm đủ ý nghĩa vửa đánh lại vửa xoa dịu (Sàn bổ danh y phương luận).
+ Trong bài ‘Long đởm tả can thang’ Sài hổ, Chi tử, Long đởm thảo, Sinh địa phải dùng rượu sao để dẫn thuốc lên trên, đồng thời tăng hiệu lực sơ tán tà khi, tránh vị đắng lạnh làm bế uất tà độc. Trong bài thuốc dùng cả vị thuốc bổ và tả, trong giáng có thăng, trong tả có bổ, có tác dụng trừ tà mà không tổn thương chính khí, tả hoả mà không hại Vị khí, các vị phối hợp nghiêm cẩn, chặt chẽ, đạt mục đích thanh tả Can hoả…
Trong chỉ định điều trị của bài thuốc, có chứng thấp nhiệt ở kinh Can dẫn xuống hạ tiêu, về mặt sinh bệnh lý, bệnh thấp phần nhiều liên hệ đến Tỳ kinh. Can là tạng của huyết, chủ yếu thăng phát thấp nhiệt tại sao lại sản sinh ở kinh Can? Bài thuốc sở dĩ có tác dụng trị bệnh Can Đởm vì liên hệ đến Thiếu dương tam tiêu, về mặt sinh lý, Tam tiêu chủ trì thông lợi đường thủy dẫn xuống bàng quang. Trong thân thể, phần nhiều chất nước đều từ
tiền âm bài xuất ra ngoài. Trong thân thể, kinh mạch của Can liên hệ với âm khí, đo đó hỏa ở kinh Can thịnh sẽ liên lụy đến tam tiêu, làm trở ngại quá trình trao đổi bài tiết dịch thể. Thấp và nhiệt kết hợp nhau uất trệ ở hạ tiêu, xuất hiện các triệu chứng thấp nhiệt bên dưới như bạch đới, lâm trọc, sưng ngứa bộ phận sinh dục… Nguyên nhân sinh thấp rất nhiều như Tỳ hư không vận hóa, uống bia rượu quá nhiều đều sinh chứng bệnh thấp nhiệt.
Thấp là âm do đó thường rót xuống hạ tiêu. Bài thuốc này chủ yếu trị thấp nhiệt ở kinh Can dẫn xuống hạ tiêu, không phải trị chứng thấp do Tỳ, vì vậy trọng dụng Long đởm, Hoàng cầm tả hỏa; Chi tử thông lợi Tam tiêu; Mộc thông, Trạch tả, Xa tiền thấm tiết thấp nhiệt, mà không dùng Bạch truật, Bạch linh kiện Tỳ khứ thấp (Trung y vấn đối).
4. Bài ca Long đởm tả can thang
Long đởm tả can’: Chi, cầm, Sài,
Sinh địa, Xa tiến, Trạch tả giai, Mộc thông, Cam thảo, Đương quy hợp, Can kinh thấp nhiệt lực năng bài. |
Long đởm tả can’: Chi tử, Sài
Hoàng cẩm, Trạch tả chẳng hề sai, Xa tiền, Sinh địa nào đâu thiếu, Cam thảo, Thông (Mộc), Quy phối hợp tài, Thấp nhiệt kinh Can ghi đâ rõ, Tả Can Long đởm sức bền dẻo dai. |
Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: