Quế chi thang được hậu thế tôn vinh là “Quần phương chi quan” (cái mũ của các phương), ý nói là phương đứng đầu trong các phương. Tiếp mục bài thuốc Quế chi thang (L/Y Hoàng Duy Tân) lần trước, bài này xin bổ sung và phân tích thêm các điều văn về Quế chi thang trong Thương hàn luận.
Phần Trích dẫn y văn mời bạn đọc xem đầy đủ tại: Bài thuốc Quế chi thang
Mục Lục
1. Điều văn trong Thương hàn luận
Điều văn (12 -13)
– Thái dương trúng phong, dương phù nhị âm nhược, dương phù giả, nhiệt tự phát, âm nhược giả, hạn tự xuất, sắc sắc ố hàn, tích tích phong, hấp hấp phát nhiệt, ty minh can ẩu giả, Quế chi thang chủ chi. (12)
Quế chi 3 lượng bỏ vỏ | Thược dược 3 lượng |
Cam thảo 2 lượng chích |
Sinh khương 3 lượng |
Đại táo 20 trái xẻ |
Thượng ngũ vị phủ chớ tam vị, dĩ thủy thất thăng, vi hỏa chử (nấu) thủ (lấy) tam thăng, khứ tử (cặn bã), thích hàn ôn (thích hợp), phục nhất thăng. Phục dĩ tu du (uống được 1 lúc), suyết nhiệt hy chúc nhất thăng dư (húp cháo nóng loãng hơn 1 tháng), dĩ trợ dược lực. Ốn phúc lệnh nhất thời hứa (đắp ấm 1 lúc), biên thân triết triết vi tư hữu hạn giả ích giai, bất khả lệnh như thủy lưu ly, bệnh tất bất trừ. Nhược nhất phục hạn xuất bệnh sai (hết…), đình hậu phục (không uống nữa), bất tất tận tễ. Nhược bất hạn, cánh phục y tiền pháp. Hựu bất hạn, hậu phục tiểu thúc kỳ gian. Bản nhật hứa, lệnh tam phục tận (trong nửa ngày chia 3 lần uống hết). Nhược bệnh trọng giả, nhất nhật nhất dạ phục, châu thời quan chi (theo dõi). Phục nhất tễ tận, bệnh chứng do tại giả (do tại tức là còn), cánh tác phục. Nhược hạn bất xuất, nãi phục chỉ nhị, tam tễ, cấm sinh lãnh, niêm hoạt, nhục miến, ngũ tân, tửu lạc, (lạc tức là sữa đặc), xú ố đẳng vật.
– Thái dương bệnh, đầu thống, phát nhiệt, hạn xuất ổ phong, Quế chi thang chủ chi. (13)
Giải thích từ ngữ
– Dương phù nhi âm nhược: Có 2 ý nghĩa. Thứ nhất chỉ về dinh vệ, vệ khí phù thịnh nên gọi dương phù, dinh âm bất túc nên gọi âm nhược. Thứ hai chỉ về mạch tượng, khinh án thì phù nên gọi là dương phù, trọng án thì nhược nên gọi âm nhược.
– Sắc sắc: Hình dáng sợ hãi, ở đây nói lên hình dáng sợ lạnh.
– Tích tích: Tiếng gió, hình dáng sợ gió.
– Hấp hấp: Sốt nhẹ.
– Phách: Dùng tay tách đồ vật, ở đây nghĩa là xẻ ra.
– Phủ chớ: Nhai, ở đây nói về xắt nhỏ thuốc.
– Suyết: Uống.
– Triết triết: Mưa nhỏ ít, hình dung hơi ra mồ hôi, da hơi ẩm ướt.
– Châu thời: Châu là 12 thời thần, tức là liên tục 24 giờ.
Niêm hoạt: Niêm nói về tính chất dính của ngũ cốc, hoạt nói về độ nhớt các loại rau như rau châu vịt (ba thái) hoặc cây oa cự. “Bản thảo cương mục” nói : rau đều có tính nhu hoạt.
– Ngũ tân: Theo “Bản thảo cương mục” gồm: tỏi, hành, hẹ, hồ tuy (ngò) và cỏ vân hương.
– Lạc: Chế phảm của sữa hoặc giấm.
2. Dịch nghĩa điều văn
Đoạn này luận thuật về triệu chứng chủ yếu của Quế chi thang và bệnh cơ cơ bản của nó và đây cũng là phương tễ đầu trong “Thương hàn luận”. Quế chi thang chứng trong thái dương bệnh giai đoạn đầu tức là thái dương trúng phong chứng, chủ chứng của nó là sốt, hạn xuất, ố phong hoặc ố hàn, liên hệ với nguyên văn điều 1, 2 thì nên có mạch phù hoãn. Ngoài ra còn có thể xuất hiện đau đầu, tỵ minh (mũi thở có tiếng), nôn khan… Bệnh cơ của thái dương trúng phong chứng là phong tà (kiêm có hàn tà) ngoại tập tại bì mao tấu lý, khí dinh vệ ở thể biểu thụ tà, vệ khí bị ngoại tà át lấn mà xuất hiện ố phong ỗ hàn. Vệ khí và ngoại tà đấu với nhau và kháng thịnh tại thể biểu nên sốt. Dinh khí bị ảnh hưởng do phong tà xâm tập hoặc bệnh nhân bình tố thể chất hơi yếu, chức năng nội thủ của dinh khí giảm nhược do đó mà hạn xuất, cũng như nguyên văn có nói: “Dương phù mà âm nhược” hay còn gọi là vệ cường dinh nhược, do đó bệnh cơ cơ cơ bản của thái dương trúng phong chứng là: do ngoại tà xâm tập, vệ khí kháng thịnh ở bên ngoài, dinh khí thất thủ ở bên trong. Tính chất của phong là nhẹ nhàng hay động, lên trên phạm vùng đầu nên đầu đau. Phế hợp bì mao, phế khí thông với mũi và khi ngoại tà tập biểu gây phế khí không thông nên mũi thở có tiếng kêu (hoặc nghẹt mũi). Nếu ảnh hưởng tới chức năng hòa giáng của vị khí thì có thể xuất hiện nôn khan. Thái dương trúng phong chứng điều trị đại pháp là điều hòa dinh vệ, khứ phong giải cơ, phương dùng Quế chi thang.
Nguyên văn điều 12 đã bàn luận tương đối toàn diện về nguyên nhân (bệnh nhân) bệnh cơ (cơ chế) và biểu hiện lâm sàng. “Thái dương trúng phong” đã nói rõ được tên của chứng hầu. “Dương phù nhi âm nhược” ngoài sự chỉ về triệu chứng về bệnh cơ ra cũng còn có người cho rằng đây là chỉ về mạch tượng, tức là khinh án (dương) mạch phù, trọng án (âm) mạch nhược. Điều 13 luận thuật chủ chứng của thái dương trúng phong chứng, Kha Vận Bá gọi đó là “Thái dương bản chứng” chủ yếu bàn về triệu chứng. “Phát nhiệt, hạn xuất, ố phong” là biện chứng yếu điểm của thái dương trúng phong chứng. Nếu gặp 3 triệu chứng trên thì có thể chẩn đoán là thái dương trúng phong chứng, mà trong tam chứng đó thì quan trọng nhất là “hạn xuất”, đây cũng là điểm phân biệt với sốt, ố hàn, không mồ hôi trong thái dương thương hàn chứng
Quế chi thang được hậu thế tôn vinh là “Quần phương chi quan” (cái mũ của các phương), ý nói là phương đứng đầu trong các phương. Trong phương dùng quế chi tân ôn phát hạn giải biểu. Thược dược toan hơi hàn hòa dinh liễm âm. Quế thược phối hợp có tác dụng điều hòa dinh vệ. Ngoài ra phương này lại do hai phương nhỏ kết hợp đó là Quế chi cam thảo thang – tân cam thông dương và Thược dược cam thảo thang – toan cam hóa âm kết hợp. Quế chi cam thảo tân cam thông dương cổ vũ vệ khí làm tuyên thông vệ khí bị át. Thược dược cam thảo toan cam hóa âm hòa dinh ích âm hồi phục chức năng nội thủ của dinh khí. Sinh khương tân tán trợ quế chi giải biểu. Đại táo cam bình giúp thược dược hòa dinh. Công hiệu của phương là điều hòa dinh vệ khứ phong giải cơ. Sau khi dinh vệ được điều hòa sẽ thông qua sự phát hạn để khứ tà ngoại xuất. Ngoài ra phương này còn có tác dụng điều hòa khí huyết và điều hòa âm dương.
Cách sắc và cách uống của Quế chi thang nhất là phương pháp hộ lý sau uống thuốc rất quan trọng. Đầu tiên là sắc lửa nhỏ chia 3 lần uống, nếu 1 lần uống mà có mồ hôi và sốt hạ thì không uống nữa. Nếu đã uống 1 lần mà không mồ hôi thì có thể uống lần 2 lần 3 (sớm hơn 1 chút). Thậm chí 1 ngày đêm có thể uống liên tục từ 6 – 9 lần. Sau khi uống thuốc yêu cầu húp cháo loãng đồng thời đắp mền làm cho ra mồ hôi (vi hạn) mà khứ tà ngoại xuất, dứt khoát không được để mồ hôi ra dầm dề sẽ biến thành nhiều chứng khác, đồng thời cũng nêu rõ cấm kỵ sau uống thuốc, đây là vấn đề có tính khoa học cao, có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng trên lâm sàng. gọi đó là “Thái dương bản chứng” chủ yếu bàn về triệu chứng. “Phát nhiệt, hạn xuất, ố phong” là biện chứng yếu điểm của thái dương trúng phong chứng. Nếu gặp 3 triệu chứng trên thì có thể chẩn đoán là thái dương trúng phong chứng, mà trong tam chứng đó thì quan trọng nhất là “hạn xuất”, đây cũng là điểm phân biệt với sốt, ố hàn, không mồ hôi trong thái dương thương hàn chứng
Quế chi thang được hậu thế tôn vinh là “Quần phương chi quan” (cái mũ của các phương), ý nói là phương đứng đầu trong các phương. Trong phương dùng quế chi tân ôn phát hạn giải biểu. Thược dược toan hơi hàn hòa dinh liễm âm. Quế thược phối hợp có tác dụng điều hòa dinh vệ. Ngoài ra phương này lại do hai phương nhỏ kết hợp đó là Quế chi cam thảo thang – tân cam thông dương và Thược dược cam thảo thang – toan cam hóa âm kết hợp. Quế chi cam thảo tân cam thông dương cổ vũ vệ khí làm tuyên thông vệ khí bị át. Thược dược cam thảo toan cam hóa âm hòa dinh ích âm hồi phục chức năng nội thủ của dinh khí. Sinh khương tân tán trợ quế chi giải biểu. Đại táo cam bình giúp thược dược hòa dinh. Công hiệu của phương là điều hòa dinh vệ khứ phong giải cơ. Sau khi dinh vệ được điều hòa sẽ thông qua sự phát hạn để khứ tà ngoại xuất. Ngoài ra phương này còn có tác dụng điều hòa khí huyết và điều hòa âm dương.
Cách sắc và cách uống của Quế chi thang nhất là phương pháp hộ lý sau uống thuốc rất quan trọng. Đầu tiên là sắc lửa nhỏ chia 3 lần uống, nếu 1 lần uống mà có mồ hôi và sốt hạ thì không uống nữa. Nếu đã uống 1 lần mà không mồ hôi thì có thể uống lần 2 lần 3 (sớm hơn 1 chút). Thậm chí 1 ngày đêm có thể uống liên tục từ 6 – 9 lần. Sau khi uống thuốc yêu cầu húp cháo loãng đồng thời đắp mền làm cho ra mồ hôi (vi hạn) mà khứ tà ngoại xuất, dứt khoát không được để mồ hôi ra dầm dề sẽ biến thành nhiều chứng khác, đồng thời cũng nêu rõ cấm kỵ sau uống thuốc, đây là vấn đề có tính khoa học cao, có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng trên lâm sàng.
3. Lời bàn (an ngữ)
Quế chi thang trong “Thương hàn luận” chủ yếu dùng điều trị thái dương trúng phong chứng và dương minh bệnh, thiếu dương bệnh, thái âm bệnh mà có kiêm biểu chứng giống thái dương trúng phong. Trên lâm sàng, phàm biểu chứng có sốt, hãn xuất, ố phong đều có thể sử dụng quế chi thang điều trị, trong đó sốt tương đối thấp (khinh thiên) là 1 trong những đặc điểm sốt của quế chi thang. “Thương hàn luận” còn dùng quế chi thang điều trị tạp bệnh dinh vệ bất hoà mà có “tự hãn xuất” trong những bệnh chứng khác. Trong quế chi chứng có “mạch nhược tự hạn” là chính, y gia hậu thể dùng rộng rãi phương này, ngay cả ôn bệnh phái cũng không ngoại lệ, như Diệp Thiên Sỹ dùng phương này chữa thương hàn, Ngô Cúc Thông dùng phương này chữa ôn bệnh giai đoạn đầu có biểu hiện “ố phong hàn”.
4. Kết quả nghiên cứu
– Điền thị và cộng sự báo cáo so sánh ảnh hưởng Ma hoàng thang và quế chi thang đối với sốt cươ thỏ. Dùng 15 con chia làm 3 nhóm là Ma hoàng thang, quế chi thang và nhóm đối chứng dùng nước muối sinh lý. Mỗi con thỏ dùng 1 nhiệt kế hậu môn cố định, tiêm vac xin tứ liên (tá, thương hàn, phó thương hàn A, B) 1ml/1kg gây sốt. Chờ nhiệt độ tăng 10C sẽ tiêm trong tĩnh mạch tai Ma hoàng thang và quế chi thang (nước thuốc sắc) 1ml/1kg. Kết quả Ma hoàng thang hạ sốt chậm và yếu, quế chi thang hạ sốt nhanh và mạnh. Trước khi tiêm quế chi thang thì nhiệt độ hậu môn thỏ là 39,62oC so với chưa tiêm vacxin tăng 1,14oC, sau khi cho thuốc 30 phút thì hạ 126,3% (thấp han nhiệt độ bình thường) so với Ma hoàng thang thì P < 0,05. Sau 60 phút thì nhiệt độ hạ đạt số lớn nhất 145,6% sau đó nhiệt độ hai tăng lại so với Ma hoàng thang khác biệt không rõ. (Điền An Dân “Ma hoàng thang và quế chi thang so sánh tác dụng dược lý”, Tạp chí Trung y 1984; (8); 63).
Xem thêm: