Bài thuốc bạch thông thang – Xuất xứ Thương hàn luận – Tác dụng Phá âm, hồi dương, tuyên thông nội ngoại
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Thông bạch 4 củ | Can khương 2g |
Sinh phụ tử 1 củ |
Cách dùng: Sắc uống.
Tác dụng: Phá âm, hồi dương, tuyên thông nội ngoại.
Chủ trị: Trị cảm hàn, chân tay lạnh, tiêu chảy ho hàn mà mạch Vi.
2. Phân tích bài thuốc
Can khương, Phụ tử để hồi dương, tiêu âm, trị gốc, tuyên thông dương khí ở trên và dưới; Thông bạch có tác dụng phát tán, thông dương khí ở trên và dưới. Trị bệnh thiếu âm tiêu chảy, mạch Vi, cho uống ‘Bạch thông thang’, tiêu chảy không cầm, quyết nghịch không có mạch, nôn khan, phiền, dùng ‘Bạch thông gia trư đởm thang chủ. Uống vào mạch nối mạch ngay là chết, mạch xuất hiện yếu nhỏ từ từ là sống (Thương hàn luận).
3. Điều văn trong Thương hàn luận
Nguyên văn
– Thiếu âm bệnh, hạ lợi, Bạch thông thang chủ chi. (314)
Thông bạch 4 cọng, can khương 1 lạng, phụ tử 1 củ sống, bỏ vỏ xắt 8 miếng. Dùng 3 tháng nước sắc lấy 1 tháng bỏ bã chia nhiều lần uống lúc ấm.
– Thiếu âm bệnh, hạ lợi mạch vi giả, dữ Bạch thông thang. Lợi bất chỉ, quyết nghịch vô mạch, can ấu phiền giả, Bạch thông gia trư đởm trấp thang chủ chi. Phục thang mạch bạo xuất giá tử, vi tục giả sinh. (315) (vi tục là nhỏ mà nối tiếp nhau) Phương trên gia nhân niệu 5 hợp, trư đởm trấp 1 hợp.
Dùng 3 tháng nước sắc còn 1 thằng bỏ bã cho mật heo, nước tiểu trộn đều chia ra uống lúc ấm. Nếu không có mật cũng được.
Dịch nghĩa
Hai điều văn trên nói về Bạch thông thang chứng và Bạch thông gia trư đởm trấp thang chứng. Bạch thông thang chứng thường là hư hàn hạ lợi. Nguyên văn ghi rất đơn giản, chỉ nêu lên hạ lợi, mạch vi. Mà mạch vi đã nói lên hạ lợi này thuộc hư hàn không nghi ngờ gì nữa. Những triệu chứng hư hàn khác như hạ lợi thanh cốc, uý hàn co ro,.. tuy không ghi nhưng có thể biết dược. Dùng Bạch thông thang thông dương tán hàn, hồi dương cứu nghịch, phương dùng thông bạch, can khương, phụ tử 3 vị. Thông bạch thông dương tán hàn có thể chữa phúc thống, tiêu chảy. Can khương, phụ tử hỏi dương cứu nghịch là thuốc chủ yếu điều trị hư hàn tiết tả. “Trửu hậu phương” chữa thương hàn tiết lợi không dứt dùng Bạch thông thang thì ngoài thông bạch, can khương, phụ tử ra còn có cam thảo 1/2 lượng. Do vậy phương này không nhất định phải bỏ cam thảo.
Bạch thông gia trư đởm trấp thang chứng vẫn là trọng chứng của vong dương âm kiệt mà Bạch thông thang không thể đảm trách được nên uống không hiệu quả, không những không cầm được tiêu chảy mà còn quyết nghịch, vô mạch, đã rõ ràng đây là vong dương thuộc thể nặng. Không những vậy mà còn xuất hiện nôn khan và phiến, tức là không những vong dương mà còn âm kiệt, cũng là dấu hiệu báo trước dương hư ngoại việt, phải khẩn trương dùng Thông bạch gia trư đởm trấp thang để hồi dương cứu nghịch, ích âm hoà dương. Phương này là Bạch thông thang gia nước tiểu người và mật heo. Nước tiểu hàm hàn tư âm giáng hoả trừ phiền, mật heo khổ hàn hoà âm chỉ lợi thu liễm hư dương. Nước tiểu dùng 5 hợp (1 hợp tương đương 20ml), mật heo 1 hợp, dùng lượng tương đối lớn không chỉ có thể có tác dụng phản tá mà còn có tác dụng ích âm. Chứng này còn gọi là Âm thịnh đái dương chứng, có thể tham khảo thêm.
Bệnh nhân vô mạch sau khi uống thuốc phải chú ý quan sát mạch có hồi phục hay không. Nếu mạch không đập lại chứng tỏ bệnh thập phần nguy cấp. Nhưng nếu mạch hồi phục được thì cũng cần quan sát kỹ vì nếu mạch nhất thời bạo xuất (xuất hiện mạch đập lớn) nhưng sau đó rất nhanh sẽ tiêu tán, đây là vô căn (gốc) chi dương phát lộ ra bên ngoài, rất nhanh sau đó dương khí sẽ tiêu vong, khó bề cứu chữa. Nếu mạch xuất hiện tuy vi nhược nhưng vẫn đập tiếp tục không tiêu tán là hiện tượng chân dương hồi phục dần, có thể chạy chữa được, dự hậu tốt do đó nguyên văn ghi “sinh”.
4. Trích lược y văn
– Hạ lợi mà mạch vi đủ thấy dương khí dần suy vi do đó dùng Bạch thông thang để hồi phục chân dương, tiêu trừ hàn khí. Nhưng sau khi uống thuốc mà lợi vẫn không chỉ ngược lại lại thấy tứ chi quyết nghịch mà vô mạch, âm tà thượng nghịch mà nôn khan, hư dương bức bách mà làm phiền muộn, đây không phải là do dùng thuốc không đúng mà do âm hàn quá thịnh, dược lực không thể tập trung thâm nhập, âm tà thả của hoành hành. Dùng phương pháp của “Tổ Vấn – Chí chân yếu đại luận” là nhiệt nhân hàn dụng để điều trị. Dùng nhân niệu hàm hàn, mật heo hàn hoạt để dẫn khương phụ, tân nhiệt hạ hành. (Thiết Thiên Lai).
– Thuốc hàn nhiệt cũng sắc chung thì khí vị của chúng sẽ tương hoà mà hoá thành ôn bình. Phương này sau khi sắc thuốc nhiệt sau đó mới cho hàn dược vào thì mỗi loại sẽ phát huy tác dụng dẫn dương được nhập âm làm cho âm dương giao thông mà không cách cự, đây là âm dương hỗ tương vị dụng. (Chương Hà cốc)
– Xét bệnh cơ của âm thịnh dương suy, còn có hoãn cấp nặng nhẹ khác nhau, khi dùng ‘Tứ nghịch thang’ cũng nên tuỳ chứng gia giảm, thí dụ chứng Tứ nghịch gia nhân sâm thang’, chân tay quyết lạnh, tiêu chảy, mà bỗng nhiên chứng tiêu chảy tự khỏỉ, chỉ có chứng sợ rét, mạch Vi vẫn còn, thì đó không phải là hiện tượng dương hồi phục mà là vì âm dịch kiệt hết ở trong, vì thế không còn tiêu chảy, cho nên sách ‘Thương hàn luận’ ghi: “Hết tiêu chảy, là vì mất hết huyết”. Lúc đó, nếu chỉ hồi dương thì chẳng những không có kết quả, mà còn làm cho mau chết. Do đó, trong bài Tứ nghịch thang’ thêm Nhân sâm, để hổi dương phụ âm. Nếu sau khi ra mồ hôi rồi âm dương đều bị tổn thương, xuất hiện chứng phiền táo thì có thể lấy bài Tứ nghịch gia nhân sâm thang’, cho thêm Phục linh, tức là ‘Phục linh tứ nghịch thang’, để hồi dương trấn nghịch. Nếu chứng thiếu âm hàn, tiêu chảy, quyết nghịch, mặt đỏ, buồn phiền, vật vã mà mạch Vi là âm hàn ở dưới, dương khí suy vi thì có thể dùng bài ‘Tứ nghịch thang’ bỏ Cam thảo, thêm Thông bạch tức là ‘Bạch thông thang’, lấy việc suy, hoạt, hành khí của Thông bạch để thông hành dương khí, giải tán hàn tà. Nếu âm thịnh, dương ở ngoài, thấy mặt đỏ, nôn khan, buồn phiền, vật vã thì có thể dùng bài ‘Bạch thông gia trư đởm trấp thang’, lúc đó trên dưới không thông, âm dương xô đẩy nhau, cho nên trong thuốc ôn dương còn ‘phản tá’, thuốc hãm hàn khổ giáng, để ngăn ngừa sự đẩy nhau của thuốc nhiệt, đó là theo ý của thiên ‘Chí chân yếu đại luận’ (Tố vấn 70): “Thuốc nhiệt nhân thuốc hàn mà dùng, bệnh nặng thì dùng phép tòng trị’. Cách gia giảm biến hoá kể trên, chỉ thêm bớt một, hai vị thuốc, nhưng ý nghĩa của phương thuốc, phép điều trị, đều có khác nhau (Thượng Hải phương tễ học).
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm: