Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Tiểu thừa khí thang

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Tiểu thừa khí thang – Xuất xứ Thương hàn luận – Tác dụng: Trị chứng Dương minh phủ chứng.

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Đại hoàng (tẩy rượu) 8-16g Hậu phác (bỏ vỏ, nướng) 8-10g
Chỉ thực (nướng) 8~12g

Cách dùng: sắc, lọc bỏ bã, chia uống ấm ít một uống thuốc dần, nếu đại tiện được thì không uống nữa, nếu vẫn không đại tiện được thì uống cho hết. Nếu đại tiện rồi thì không uống nữa.

Tác dụng: Trị chứng Dương minh phủ, nói sảng, đại tiện phân cứng, sốt cơn, ngực bụng tức đầy, rêu lưỡi vàng sậm, mạch Hoạt mà Tật. Bệnh lỵ ở thời kỳ đầu, bụng đau khó chịu hoặc trướng đầy, mót rặn, cũng có thể dùng được (Thương hàn luận).

Tác dụng yếu hơn bài ‘Đại thừa khí thang’.

2. Trích dẫn y văn

Lấy Tiểu thừa khí thang’ so sánh với ‘Đại thừa khí thang’ thì thiếu 1 vị Mang tiêu, chứng chủ trị của bài này cũng có đủ 3 chứng bĩ, mãn, thực mà chưa có chứng táo. Đó là do ở thực tích hữu hình của Dương minh chưa đến mức độ khô táo và cứng lại cho nên không dùng Mang tiêu là thử nhuận táo nhuyễn kiên, nhưng tích trệ trong ruột đã hình thành cấu kết với nhiệt tà mà gây ra các chứng ngực bụng đầy tức, sốt cơn, nói sảng, đại tiện cứng thì phải dùng Đại hoàng để phá tích nhiệt, Hậu phác lợi khí, trừ đẩy, Chỉ thực tiêu bĩ tán kết.

Ngoài ra, sự khác nhau giữa ‘Đại, Tiểu thừa khí thang’ còn biểu hiện ra ở chỗ: số lượng Hậu phác dùng trong Tiểu thừa khí thang’ so với ‘Đại thừa khí thang’ thì đã giảm đi 3/4; Chỉ thực cũng dùng ít đi 2 quả; về cách sắc thuốc thì Tiểu thừa khí thang’ 3 vị cùng sắc một lần, khác với ‘Đại thừa khí thang’ thì sắc Hậu phác, Chỉ thực trước rồi sau mớỉ cho Đại hoàng vào. Theo đó có thể biết các chứng bĩ, mãn, thực chủ trị của ‘Tiểu thừa khí thang’ ở mức độ cũng nhẹ hơn chứng của ‘Đại thừa khí thang’ (Đông y vấn đối).

> Triệu chứng điều trị của bài thuốc này, ngoài mình nóng, đổ mờ hôi, không sợ lạnh và nói lảm nhảm ra, chỉ có vùng ngực bụng bị đầy cứng, đại tiện không thông, nhưng không có hiện tượng táo bón khô cứng. Điều này cho thấy thực nhiệt thịnh ở thượng tiêu và trung tiêu, chứ không như chứng của bài ‘Đại thừa khí’ có đủ cả bĩ, đầy, táo bón, cứng rắn (bĩ, mãn, táo, thực, kiên), cho nên không dùng vị Mang tiêu để nhuận táo nhuyễn kiên, vì sợ rằng tính vị hàm hàn (mặn lạnh) của Mang tiêu sẽ làm tổn thương chân âm của thận ở hạ tiêu.

Bài thuốc này thêm Khương hoạt thì gọi là bài ‘ Tam hóa thang’, lá bài thuốc trong sách ‘Hoạt pháp cơ yếu’ của Trương Nguyên Tố dùng để điều trị loại trúng phong, ngoài không có biểu chứng, trong thì hai đường đại tiện, tiểu tiện không thông. Bài thuốc gồm 4 vị, trọng lượng bằng nhau, cùng tán thành bột thô, mỗi lần dùng 9g, sắc uống, lấy đại tiện hơi thông lợi làm mức độ. Nhưng phải là người bệnh có cơ thể khoẻ mạnh mới có thể dùng được, nếu người bệnh hư nhược mà dùng lầm thì nhất định sẽ có hậu quả không tốt (Thang đầu ca quát).

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ