Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Đại thừa khí thang

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Đại thừa khí thang  – Xuất xứ Thương hàn luận – Chủ trị Dương minh phủ thực, nhiệt kết bàng lưu, lý nhiệt thực chứng chi nhiệt quyết, kính bệnh hoặc phát cuồng

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Tuấn hạ nhiệt kết

Đại hoàng (tẩm rượu) 8 – 16g Hậu phác (bỏ vỏ, nướng) 8 – 16g
Chỉ thực (nướng) 8 – 16g Mang tiêu 20g

Cách dùng: Cho Hậu phác và Chỉ thực nấu sôi 5-10 phút, cho Đại hoàng vào sắc tiếp rồi đổ ra, lọc bỏ bã, cho Mang tiêu hoặc Huyền minh phấn trộn tan, uống.

Sau khi uống 2-3 giờ vẫn chưa thấy xổ được thì uống nựớc thứ hai, nếu vẫn không đại tiện thì ngưng thuốc.

Chủ trị: – Chứng Dương minh phủ thực, sốt cơn, nói sảng, trung tiện luôn luôn, đại tiện không thông, chân tay ra dâm dấp mồ hôi, bụng đầy, đè vào thì cứng, rêu lưỡi vàng, hơi nổi gai, hoặc hơi đen, khô nứt, mạch Trì mà Hoạt, hoặc Trầm Trì mà có sức. Nếu thấy tròng mắt không lanh lợi, tròng mắt không bình thường thì nên dùng bài này để hạ gấp.

– Chứng nhiệt kết ở bụng dưới, đại tiện ra nước trong, mùi thối, bụng rắn đau nhức, đè vào cứng như có khối u, miệng lưỡi khô ráo, mạch Sác mà Hoạt hoặc mạch Trầm.

– Nhiệt quyết, co giật hoặc phát cuồng mà thuộc về lý nhiệt thực chứng, cũng có thể dùng bài này.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc

Giải thích: Đại hoàng vị đắng, tính hàn, tả nhiệt, thông tiện ở đại trường là chủ dược; Mang tiêu vị mặn, tính hàn, tả nhiệt, nhuyễn kiên, nhuận táo, trừ tích; Chỉ thực, Hậu phác tiêu bĩ trừ mãn, hành khí tán kết. Các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung là hạ mạnh nhiệt kết.

Ứng dụng lâm sàng

Chỉ định của bài thuốc là các chứng bĩ, mãn, táo, thực chứng, mạch có lực. Bài này dùng trong trường hợp bệnh nhiễm (thương hàn ôn bệnh), có chứng Dương minh phủ, triệu chứng: Đại tiện táo kết, bụng đầy, ấn đau, hôn mê, nói sảng, sốt cao về chiều, rêu lưỡi vàng dày khô, mạch Trầm Thực. 

Trường hợp nhiệt kết bàng lưu, bệnh nhân tiêu chảy nước trong, hôi thối, bụng đầy đau, miệng khô, lưỡi táo, mạch Hoạt Sác hoặc chứng’ nhiệt quyết co giật, cuồng hoả, thuộc chứng lý thực nhiệt.

Trên lâm sàng thường dùng bài này để trị các bệnh viêm túi mật cấp, viêm ruột thừa cấp, và một số bệnh nhiễm trùng sốt cao, hôn mê co giật, bụng đầy, táo bón, mạch có lực.  Có thể gia giảm dùng tuỳ theo triệu chứng lâm sàng.

Bài thuốc có tác dụng tả hạ mạnh cho nên không dùng trong các trường hợp khí âm hư không có nhiệt kết ở trường vị, phụ nữ có thai. Lúc sắc thuốc phải chú ý sắc Chỉ thực, Hậu phác trước rồi mới cho Đại hoàng, sau đó mới cho Mang tiêu để uống vì Đại hoàng, Mang tiêu sắc lâu sẽ giảm bớt tác dụng tả hạ. 

Trên thực nghiệm cho thấy bài này có tác dụng tăng cường nhu động ruột, cải thiện tuần hoàn máu, và làm giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch.

3. Nghiên cứu lâm sàng hiện nay

  • Trị tắc ruột (Trường ngạnh trở – : Dùng bài trên thêm Đào nhân, Xích thược, Lai phục tử. Trị 115 ca. Kết quả: Khỏi 81, trong đó có 21 ca, chì mới uống 1 thang đã khỏi, 26 ca uổng 2 thang khỏi, 16 ca uống 3 thang, 7 ca uông 4 thang, 11 ca uống 5-7 thang là khỏi. Có 33 ca không khỏi, 1 ca chết (Tân y dược học tạp chí 10, 1977).
  • Trị tuyến tụy viêm cấp : Dùng ĐTKT thêm Hoàng cầm, Hoàng bá, Sài hồ. Mỗi ngày uống 2 thang, cách 6 giờ uống 1 lần, mỗi lần 500ml. Đại tiện được thì bỏ Mang tiêu, Đại hoàng, chuyển sang uống ngày 1 thang. Trị 48 ca. Kết quả: Khỏi hoàn toàn, thời gian trị ngắn nhất 5 ngày, nhiều nhất 15 ngày (Liêu Ninh trung y tạp chí 2, 1985).
  • Trị trong dạ dày có sỏi Thị: Ăn quả Thị, có một số người sau đó bị hạt Thị đọng lại thành những cục sỏi trong dạ dày). Trị 10 ca. Kết quả: Khỏi hết. Ngắn nhất 7 ngày, nhiều nhất hơn 2 tháng. Một số chỉ uống 10 ngày đã tiêu được sỏi (Hà Bắc tân y học 3, 1987).
  • Trị túi mật viêm cấp : Dùng ĐTKT, lấy Chỉ Xác thay Chỉ thực, thêm Phan tả diệp, Thanh mộc hương, Xuyên luyện tử, Cam thảo. Trị 10 ca (toàn bộ đều có kết quả là túi mật viêm cấp). Kết quả: Có 4 ca, uống 1 thang đã đại tiện được, có 6 ca, uống 2 thang đại tiện được, hết đau (Chiết. Giang trung y tạp chí 9, 1985).
  • Trị sỏi đường tiết niệu: Dùng ĐTKT, thêm Kim tiền thảo, Hải kim sa, Kê nội kim, Vương bất lưu hành, Xuyên sơn giáp, Xa tiền thảo, Mộc thông, Trạch tả. Trị 138 ca sỏi thận, sỏi đường tiểu, sỏi bàng quang. Kết quả: Khỏi 134, không khỏi 4. Thời gian tống sỏi ra ít nhất là 2 ngày, nhiều nhất là 33 ngày (Trung tây y kết hợp tạp chí 11, 1989).
  • Trị nha chu viêm cấp: Dùng ĐTKT, thêm Liên kiều, Sơn chi. Kết quả: Sau khi uống thuốc, tiêu tiểu thông, mắt và má hết sưng, răng bớt đau, tai đỡ ù. Cho uống thêm ‘Ngưu hoàng giải độc phiến’, 3 ngày khỏi bệnh (Tân Cương trung y dược 4, 1987).
  • Trị trẻ nhỏ bị viêm phổi Dùng ĐTKT, thêm Hạnh nhân, Liên kiều, uống 1 thang, đại tiện ra phân mùi hôi thôi, bớt sốt, ho suyễn cũng giảm, uống tiếp 3 thang nữa, khỏi bệnh (Tân trung y 7, 1986).
  • Trị mề đay do ăn cá biển. Sau khi uống 1 thang, đại tiện phân sệt, đỡ ngứa nhiều, ngày hôm sau uống thêm 1 thang nữa, khỏi bệnh (Chiết Giang trung y tạp chí 1, 1983).
  • Trị táo bón nơi người lớn tuổi : Uống 5 thang, đại tiện thông. Ngừng uống thuốc lại bị tái phát, lại tiếp tục uống. Uống tất cả 124 thang, khỏi bệnh, không thấy có dấu hiệu bị tổn thương (Sơn Đông trung y tạp chí 4, 1985).
  • Trị ung thư dạ dày Dùng ĐTKT, thêm Uất kim, Xuyên luyện, Đào nhân, Hồng hoa. Sau khi uống 2 thang, bụng bớt trướng, bớt đau, đại tiện thấy có chuyển biến. Dùng bài trên, bỏ Đào nhân, Hồng hoa, thêm Tam lăng, Nga truật. Uống 5 thang, bụng đau về cơ bản đã hết, ăn uống khá hơn. Lại bỏ Tam lăng, Nga truật, Uất kim, Xuyên luyện, Mang tiêu, thêm Đương quy vĩ, Đẳng sâm, Đan sâm, Thanh bì, Ma nhân, Bồ hoàng, Tiêu sơn tra, Tiêu lục khúc, sao Mạch nha, Đại hoàng. Uống 5 thang, hết trướng và đau bụng, ăn uống như bình thường, tiêu tiểu đều thông. Dùng bài trên, thêm Thương lục. Một năm sau, các chứng trạng về cơ bản đã hết (Tân Cương trung y dược 4, 1987).

4. Trích dẫn y văn

Bài này thích hợp với bệnh Dương minh nhiệt tà vào lý chuyển thành chửng phủ thực, thường thể hiện các chứng sốt cơn, nói sảng, đại tiện không thông, trong bụng đầy mà đau, đè vào cứng, đồng thời có miệng khô, lưỡi ráo, chân tay ra mồ hỏi, trung tiện luôn luôn, rêu lưỡi hơi vàng, nổi gai hoặc đen, khô nứt, mạch Trầm mà Hoạt, hoặc Trầm Trì có lực.

Nếu ứ nóng ở trong, lại thấy mắt không lanh lợi, tròng mắt không bình thường, đó là hiện tượng do nhiệt thịnh ỏ lý, chân âm sắp kiệt, cần dùng phương này hạ gấp để bảo tồn chân âm.

Tiêu chảy mà dùng ‘Đại thừa khí thang, tức gọi là chứng ‘nhiệt kết bàng lưu’. Tuy tiêu chảy ra nước trong mà không có phân thối, mùi hôi thối là táo nhiệt kết ở trong sinh ra, thường thấy bụng rốn đau, đè vào cứng, nói sảng, cuồng loạn, mạch Trầm mà Thực.

Còn chứng nhiệt quyết lúc mới phát, mình nóng, sau đó vì nhiệt nhiều quá mà phát quyết, người bệnh sợ nóng, tay chân quờ quạng, buồn phiển, vật vã, thích uống nước lạnh. Hoặc bệnh kính (co giật), do tà nhiệt truyền vào lý, đến nỗi !ý nhiệt đầy tắc, nhiệt thịnh dốt hao tân dịch, gân mạch mất sự nuôi dưỡng, nhân đó mà sinh co quắp, gáy cứng, ngực đầy, hàm răng nghiến chặt, chân tay co cứng, uốn ván, đều có thể dùng bài này hạ ngay táo nhiệt để bảo toàn âm dịch.

Cách vận dụng bài này trên lâm sàng, người xưa quy nạp vào 4 chữ bỉ, mãn, táo, thực:

  • Bĩ là người bệnh tự thấy vùng ngực và vị quản có cảm giác đè nặng, tức tắc, vùng vị quản đè vào thấy cứng.
  • Mãn là tự thấy vùng vị quản đầy trướng, đè vào có cảm giác trướng lên.
  • Táo là chỉ vào ỏ trong ruột phân đã khô, đè vào bụng người bệnh thì cứng.
  • Thực là chỉ trong trường vị có thực tà hữu hình như phân khô, thức ăn( thể hiện các chứng đại tiện bí, hoặc tiêu chảy mà bụng đầy không bớt.

Bốn vị trong bài này nhằm vào 4 chứng bĩ mãn, táo, thực mà đặt ra. Chỉ thực, tiêu bĩ, phá kết; Hậu phác, trừ mãn, hành khí; Mang tiêu nhuận táo, nhuyễn kiên; Đại hoàng công hạ trừ thực. Vì thế sử dụng nó cần lấy ‘bĩ, ‘mãn’, ‘táo’ ‘thực’ làm căn cứ. Nếu dùng không đúng thì sẽ tổn thương đến trung khí mà biến ra các chứng tạnh ở trong, kết hung, bĩ khí, cần phải chú ý. Ngoài ra khi dùng bài ‘Đại thừa khí thang’ còn nên chú ý đến mạch.

Nói chung lấy mạch thực làm chủ yếu, như ủng tắc kết lại cũng có thể hiện ra mạch Hoạt mà Sác; như chứng tuy thuộc thực mà trái lại mạch Hư thì không thổ dùng ‘Đại thừa khí thang’ được. Nếu sau khi uống ‘Đại thừa khí thang’, không đại tiện được mà bụng lại đầy lên, mạch chuyển ra vi nhược, thì tiên lượng phần nhiều không tốt.

Cách sắc của bài này: trước hết nấu Chỉ thực, Hậu phác, sau cho Đại hoàng vào rồi mới cho Mang tiêu vào, cũng cổ ý nghĩa sâu sắc, vì Đại hoàng, Mang tiêu thời gian sắc ngắn hơn có thể tăng thêm tác dụng tả hạ.

Kha Vận Bá nói: “Sống thì khí sắc mà đi trước, chỉn thì khí nhụt mà đi từ từ”.

Trương Trọng cảnh muốn dùng Mang tiêu để hoá phân trước, tiếp đó có Đại hoàng thông đường ruột, sau đó có Chỉ thực, Hậu phác trừ bĩ mãn. Khi dùng cần nên sắc đúng cách (Thượng Hải – Phương tễ học).

> Trần Khuân Yến cho rằng Kha Vận Bá nói: “Hậu phác bội hơn Đại hoàng là ‘Đại thừa khí thang’, Đại hoàng bội hơn Hậu phác là Tiểu thừa khí thang’, vậy là thừa khí ở nơi vị Chỉ thực, Hậu phác chứ không ỏ Đại hoàng, nhưng bài ‘Điều vị thừa khí thang’ không dùng Chỉ, Phác, cũng gọi là ‘Thừa khí’, là tại sao ? Và trong ba bài Thừa khí’ có bài dùng Cam thảo, có bài không dùng; riêng vị Đại hoàng thì bài nào cũng có, vậy thì tên ‘Thừa khí’ vẫn phải thuộc về Đại hoàng. Ngoài ra, bài ‘Hậu phác tam vật thang’, tức ‘Tiểu thừa khí thang’, liều lượng Chỉ, Phác nhiều hơn Đại hoàng, mà tên bài không có chữ ‘thừa khí, không thể cho ‘thừa khí’ ở Chỉ, Phác. Từ đời Kim, Nguyên người ta lấy chữ thuật để giải thích chữ thừa, mà công của Đại hoàng không được nêu rõ. Xét trong sách ‘Thần nông bản thảo kinh’ có ghi là Đại hoàng thông huyết, lại tham khảo ý nghĩa câu ‘Cang thì hại, thừa mà chế đi’ trong thiên ‘Lục vi chỉ đại luận’ (Tố vấn 68) thì thừa khí không phải là huyết thì là gì ? Khí là chỉ huy của huyết, cho nên huyết theo khí mà đi, cũng theo khí mà trệ, khí trệ mà huyết không trệ là vì khí không đủ, không phải là khí có thừa; tuy nhiên khí trệ lan tới huyết rồi lấy huyết làm ẩn náu, huyết lấy khí làm nơi ở mà liên kết với thức ăn tích đọng, chưng nấu tân dịch biến hoá thành hoả. Lúc này chỉ một vị Đại hoàng có thể xông thẳng vào sào huyệt, phá đổ căn cứ khí kết với huyết ứ, thì Chì, Phác mới có thể làm được chức năng thông khí, vì thế Đại hoàng mới dùng là thừa khí (Bản kinh sơ chứng).

Về việc hạ gấp để cứu lấy chân âm, đó là tác dụng chủ yếu của bài ‘Đại thừa khí thang’. Trong sách ‘Thương hàn luận’ có những điều kinh văn chuyên nói về phép dùng bài ‘Đại thừa khí thang’ để hạ gấp cứu lấy chân âm (Thang đầu ca quát).

>Thành Vô Kỷ nói: “Nếu là chứng của ‘Đại thừa khí’ mà lại dùng Tiểu thừa khí’ thì tà không chịu lui, nếu chứng của Tiểu thừa khí’ mà lại dùng Đại thừa khí’ thì tổn thương nhiều đến chính khí mà bụng đầy không ăn được. Trương Trọng cảnh sở dĩ phân biệt ra để trị là vì vậy (Thượng Hải – Phương tễ học).

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ