Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Tiểu sài hồ thang trong Thương hàn luận

by Văn Phú

Tiểu sài hồ thang gồm: sài hồ, hoàng cầm, bán hạ, sinh khương, nhân sâm, cam thảo kết hợp thành, phương này có thể chia làm 3 bộ phận.

1. Điều văn trong Thương hàn luận

– Thương hàn trúng phong đã 5-6 ngày, vãng lai hàn nhiệt, hung hiếp khổ mãn, trầm mặc không thiết ăn uống, tâm phiền muốn nôn, hoặc hung trung phiền mà không nôn được, hoặc khát, hoặc trong bụng đau, hoặc hiếp hạ bĩ ngạnh, hoặc tâm hạ quý, tiểu tiện bất lợi, hoặc bất khát, thân hữu vi nhiệt, hoặc khái giả, Tiếu sài hồ thang chủ chi. (96)

– Huyết nhược khí tận, tấu lý khai, tà khí nhân nhập (nhân đó nhập), dữ chính khí tượng bác, kết vu hiếp hạ. Chính tà phân tranh, vãng lai hàn nhiệt, hưu tác hữu thời, mặc mặc bất dục ẩm thực. Tạng phủ tường liên, kỳ thống tất hạ, tà cao thống hạ, cố sứ ấu dã, Tiểu sài hồ thang chủ chi. Phục sài hồ thang dĩ (đã uống) khát giả, thuộc dương minh, dĩ pháp trị chi. (97)

– Đắc bệnh (mắc bệnh) lục thất nhật, mạch trị phù nhược, ố phong hàn, thủ túc ôn, y nhị tam hạ chi (y = điều trị), bất năng thực, nhi hiếp hạ mãn thống, diện mục cập thân hoàng, cảnh hạng cường, tiểu tiện nan giả, dữ Sài hồ thang. Hậu tất hạ trọng, bản khát ẩm thủy nhi ẩu giả, Sài hồ thang bất trúng dữ dã. Thực cốc giả uyết. (98) 

– Thương hàn từ ngũ nhật, thân nhiệt ố phong, cảnh hạng cường, hiếp hạ mãn, thủ tục ôn nhi khát giả, Tiểu sài hồ thang chủ chi. (99) 

– Thương hàn, dương mạch sáp, âm mạch huyền, pháp đường phúc trung cấp thống, tiện dữ Tiểu kiến trung thang, bất sai giả, Tiểu sài hồ thang chủ chi. (100)

– Thương hàn trúng phong, hữu sài hồ chứng, đán kiến nhất chúng tiện thị, bất tất tất cụ (không cần phải đủ hết). Phàm sài hồ thang bệnh chứng nhi hạ chi, nhược sài hồ chứng bất bãi giả, phục dữ sài hồ thang, tất chung chung nhị chấn, khước phục phát nhiệt hạn xuất nhi giải. (101) 

2. Dịch nghĩa điều văn

Sáu điều nguyên văn ở tiết này trình bày chủ chứng của Tiểu sài hồ thang, bệnh cơ cơ bản và đặc tính của nó (triệu chứng không có tính chất điển hình và bệnh trình phức tạp (khúc triết tính)). Trình bày Tiểu sài hồ thang phương và phương pháp gia giảm.

* Đoạn 96 đầu tiên nêu lên điển hình Tiểu sài hồ thang chứng là do thái dương thương hàn hoặc do trúng phong truyền biến mà có. Trọng điểm của đoạn này nêu rõ 4 loại triệu chứng của Tiểu sài hồ thang chứng gồm, hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức (khổ mãn), rầu rầu (mặc mặc) không muốn ăn uống và tâm phiền hay nôn ói, đồng thời cũng chỉ rõ 7 triệu chứng hoặc nhiên (hoặc có hoặc không) là trong lòng (ngực) bực bội mà không ói; khát; đau bụng, đau tức căng cứng hạ sườn (bĩ mãn); tâm hạ quý, tiểu không thông; không khát, thân mình hơi sốt; và ho.

Thái dương biểu chứng sốt và ố hàn đồng thời xuất hiện. Dương minh lý chứng chỉ sốt không ố hàn (đán nhiệt bất hàn). Chứng này là hàn nhiệt vãng lại, hình thức sốt có cải biến nói lên chứng hầu đã có sự chuyển biến lớn, chứng lại không thuộc thái dương biểu lại cũng không thuộc dương minh lý mà là thuộc thiểu dương bệnh Tiểu sài hồ thang chứng. Khi tà thắng tắc hàn (biểu hiện lạnh run), chính tà đấu tranh nên sốt, chính thắng tà tạm thoái thì đổ mồ hôi sốt hạ. Hàn nhiệt vãng lai phản ánh tà chính đấu tranh cùng tiến thoái, tức đây là mấu chốt bản lề của sự chuyển hóa hư thực hàn nhiệt. “Tố vấn – Âm dương ly hợp luận” có nói: “Thiếu dương vi khu” (khu tức là trụ xoay hay bản lề) tức là cũng bao hàm ý này trong đó. Hàn nhiệt vãng lai là một chủ chứng quan trọng nhất của Tiểu sài hồ thang chứng.

Thái dương tại biểu đầu đau cổ cứng là do đó là nơi đi qua của kinh túc thái dương bàng quang. Dương minh tại lý, bụng đầy trướng đau cũng là do đó là nơi tuần hành của kinh túc dương minh vị. Ngực sườn đầy tức ở chứng này là do đây là nơi đi qua của kinh túc thiếu dương đởm, nó nằm giữa kinh thiếu dương và dưỡng minh và do đó đây cũng là 1 trong những chủ chứng của thiếu dương bệnh Tiểu sài hồ thang chứng.

Đởm kinh là: “động tắc khẩu khổ, thiện thái tức (thở dài)” “Linh khu – Kinh mạch” do bệnh biến tại đởm kinh nên khí cơ không thông do đó bệnh nhân dàu dàu (mặc mặc), ảnh hưởng đến vị không muốn ăn. Loại bệnh biển này được đặt giữa tình trạng thái dương bệnh chưa ảnh hưởng (lan) tới trường vị và dương minh bệnh trường vị kết tụ chứng. Đởm nhiệt theo kinh biệt đi lên ảnh hưởng tới tâm nên xuất hiện phiền muộn, ảnh hưởng tới vị nên xuất hiện nôn ói thường xuyên. Những triệu chứng này nói lên bệnh tà đã rời thái dương biểu nhưng vẫn chưa kết tại dương minh lý. Do đó thường thì gọi Tiểu sài hồ thang chứng là bán biểu bán lý chứng. Bốn triệu chứng trên là những chủ chứng của thiếu dương bệnh Tiểu sài hồ thang chứng. Do bệnh tà thường có hiện tượng kiêm kèm cho nên cũng thường xuất hiện nhiều triệu chứng hoặc có hoặc không.

Tiểu sài hồ thang chứng nếu dùng bát cương biện chứng phân tích thì: xét từ góc độ biểu lý thì biểu chứng đã hết, tuy không có dương minh lý kết nhưng cũng thuộc lý chứng. Đối với chứng này trước nay có thuyết cho rằng là “bán biểu bán lý” nhưng đây không phải là thuộc phân nửa thái dương phân nửa thuộc dương minh mà ý là được đặt ở giữa thái dương và dương minh. Từ góc độ hàn nhiệt mà xét thì bệnh tà đã hóa nhiệt, tức là thuộc phạm vi nhiệt chứng nhưng nhiệt tà không tích thịnh như dương minh chứng. Tuy có ố hàn nhưng không phải do hàn tà gây ra do đó không cần thiết phải dùng tân ôn giải biểu, mà đây là do tà chính đấu tranh, biểu hiện sự tiến triển của bệnh tà. Xét từ góc độ hư thực thì đây chủ yếu là do nhiệt tà nội uất, nhưng chính khí thì hơi bất túc và thuộc thực nhiều hư ít. Từ góc độ âm dương mà xét thì chứng thuộc dương chứng nhưng cần chú ý tới khả năng truyền nhập tam âm bệnh.

* Đoạn 97 nói rõ bệnh cơ cơ bản của Tiểu sài hồ thang chứng. “Huyết nhược khí tận. tấu ly khai, tà khí nhân nhập” ba câu này là nói về sự phát bệnh, so với “tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư” “Tố vấn – Bình nhiệt luận” thì hàm ý giống nhau là không chỉ hạn chế ở Tiểu sài hồ thang chứng. Mấu chốt bệnh cơ của chứng là “chính tà phân tranh” tức là tà và chính cũng có sự tiến thoái cù cưa, đây cũng là nguồn gốc của sự xuất hiện hàn nhiệt vãng lai, bệnh phát có chu kỳ và rầu rĩ không muốn ăn. Ngoài ra do tạng phủ kinh lạc có sự tương liên mật thiết, bệnh tà nặng đều có thể phát sinh sườn đau tức căng, tâm phiền hay ói… Tiểu sài hồ thang là một phương tễ có ứng dụng rất rộng, ngoài đoạn 96 nói về chủ chứng ra thì đoạn 98, 99, 100 nói về 3 phương pháp vận dụng linh hoạt Tiểu sài hồ thang. Đoạn 98 nói về triệu chứng phức tạp của thấp nhiệt hoàng đản và bàn về dùng hoặc không dùng Tiểu sài hồ thang. Mắc bệnh 6, 7 ngày nếu thuộc về biểu chứng phong hàn bình thường thì biểu chứng sẽ gần hết (bãi). Nay lại thấy mạch trị phù nhược, ố phong hàn, tay chân ấm là do thấp tà tại biểu đình lưu không đi và thấp nặng hơn nhiệt. Thấp bệnh mạch trì không phải đều là hư hàn nhưng cũng không được dùng hạ pháp. Nhưng khi ngộ dùng hạ pháp thì bệnh lại tiếp tục phát triển xuất hiện hoàng đản, không muốn ăn, đau tức hạ sườn, cổ gáy cứng, tiểu khó… hiển nhiên đây là hiện tượng thấp tà đã hóa nhiệt. Nhưng bệnh vẫn tại thiếu dương chứ chưa nhập dương minh, lúc này cần xem xét có thể dùng Tiểu sài hồ thang. Nhưng sau khi dùng Tiểu sài hồ thang lại xuất hiện lý cấp hậu trọng thì bất luận do nhiệt độc nội thịnh hoặc do trung khí hạ hãm đều không được dùng tiếp Tiểu sài hồ thang. Nếu bệnh nhân trước đây có miệng khát thích uống nhưng uống rồi lại ói tức là sẵn có thủy ẩm nội đình thì lại càng không thích hợp với Tiểu sài hồ thang.

* Đoạn 99 là nói về bệnh chứng 3 kinh thái dương, dương minh, thiếu dương cùng tồn tại nhưng không điển hình lắm. Sốt ố hàn thuộc thái dương, cổ gáy cứng thì trên cơ bản thuộc thái dương những khu vực cổ lại thuộc phạm vi kinh thiếu dương đi qua, hạ sườn đầy đau cũng thuộc thiểu dương. Tay chân ấm mà khát là đã vào tới dương minh. Điều trị chứng này không dùng giải biểu nhưng cũng không dùng công lý mà tốt nhất là dùng Tiểu sài hồ thang hòa giải. Trong đoạn này có đề cập tới hoàng đản thì cũng giống đoạn

* Đoạn 100 nói về vốn là người trung khí bất túc lại bị phong hàn xâm nhập, biểu chứng sốt ở hàn không rõ mà chủ chống lại là phúc trung cấp thống, thuộc chứng “cấp giả tiên trị chi”. Sáp mạch chủ hư, huyền mạch chủ đau (thống) do đó trước tiên dùng Tiểu kiến trung thang để ôn trung bổ hư, hoãn cấp chỉ thống. Sau khi uống thuốc bụng hết đau mà sốt không lui thì cái sốt lúc này không phải là thái dương biểu chứng mà cũng không phải là dương minh lý chứng do đó rất thích hợp dùng Tiểu sài hồ thang hòa giải. Chữ “Bất sai” ở đây không phải nói về đau bụng không dứt mà vẫn nói sốt không lui. Tiểu kiến trung thang phương xem ở đoạn 102

* Đoạn 101 nêu lên “thương hàn trúng phong tuy có sài hồ chứng nhưng chỉ cần thấy 1 triệu chứng là được, không cần phải đủ hết chủ chứng. Đây là 1 đặc tính của Tiểu sài hồ thang chứng tức là chứng hầu không có tính điển hình: “Đán kiến nhất chứng tiện thị”, nghĩa là trong quá trình chuyển hóa của thái dương bệnh thương hàn trúng phong không phải mọi bệnh chứng chỉ cần thấy 1 chứng tức thì đều là Tiểu sài hồ thang chứng. Cũng có thể nói rất nhiều bệnh chứng có sốt không điển hình bệnh không còn ở thái dương kinh, chưa nhập dương minh, có triệu chứng gần giống với Tiểu sài hồ thang chúng mà xuất hiện 1 hoặc 2 chủ chứng của Tiểu sài hồ thang chứng là có thể dùng Tiểu sài hồ thang để điều trị

Đoạn 99 chỉ nói đến 1 chứng là đầy tức hạ sườn thuộc thiểu dương bèn “hữu sài hồ thang chứng đán kiến nhất chứng tiện thị, bất tất tất cụ” đây là 1 thí dụ cụ thể.

* Đoạn 101 còn nêu lên 1 đặc tính khác của tiểu sài hồ thang chứng đó là bệnh trình có tính khúc triết. Tuy đã dùng qua công hạ, Sài hồ thang chứng vẫn tồn tại thậm chí sau nhiều lần công hạ vẫn dùng Tiểu sài hồ thang. Sau khi uống thuốc xuất hiện sốt cao ớn lạnh run (chưng chưng nhi chấn) sốt hạn xuất là bệnh sẽ hết. Hậu nhân gọi hiện tượng này là “chiến hạn”. Ba đoạn điều văn trên đã nói 1 cách đầy đủ rõ ràng về tính ứng dụng rộng rãi của Tiểu sài hồ thang phương.

Điều văn của tiết này nói đến 3 loại bệnh cơ khác nhau, và 3 phương pháp điều trị khác nhau của triệu chứng khát. Khát là Tiểu sài hồ thang hoặc hữu chứng (là những chứng hoặc có hoặc không) khát là tân dịch bị thương tổn nhẹ, phương bỏ bán hạ gia hoa phấn, tăng lượng nhân sâm. Sau khi uống Tiểu sài hồ thang xuất hiện khát là do nhiệt thịnh tân thương truyền nhập dương minh lúc này sẽ dùng trị pháp của dương minh. Khát muốn uống nước rồi ói là có thủy ẩm nội trở không nên dùng Tiểu sài hồ thang.

Tiểu sài hồ thang gồm: sài hồ, hoàng cầm, bán hạ, sinh khương, nhân sâm, cam thảo kết hợp thành, phương này có thể chia làm 3 bộ phận.

1/ Sài hồ, hoàng cầm là bộ phận thanh giải thiếu dương tà nhiệt. Sài hồ vị khổ vi hàn, khinh dương thăng tán (nhẹ bay bổng lên trên) làm cho ta nhiệt ngoại đạt, khứ tà mà không tổn thương chính khí, nên dùng lượng lớn thì tác dụng thoát nhiệt tốt, là chủ dược của phương. Hoàng cầm khổ hàn tả hỏa có thể thanh lý nhiệt, phối hợp cùng sài hồ sẽ làm đại bộ phận tà nhiệt ngoại đạt, một bộ phận sẽ được hạ tiết, tác dụng tương đối toàn diện.

2/ Nhân sâm, cam thảo chích và đại táo là bộ phận phục chính có tác dụng ích khí hòa trung thích hợp trong thiếu dương bệnh chứng khi chính khí hơi bất túc.

3/ Bán ha, sinh khương hòa vị chỉ ẩu. Ba bộ phận hợp thành 1 phương thuộc hòa giải pháp, thường hay gọi là hòa giải thiếu dương.

Phần sau Tiểu sài hồ thang phương có liệt kê phương pháp gia giảm, bao hàm cả kinh nghiệm dùng thuốc của Trọng Cảnh, tham khảo thêm. Trong ngực cảm giác phiên bực bội là do đàm nhiệt kết tụ tại ngực do đó gia qua lâu để thanh hóa đàm nhiệt, bỏ nhân sâm để tránh lưu tà. Không nôn ói nên không dùng bán hạ. Khát là do tân dịch bất túc cho nên phải loại bỏ thuốc ôn táo bán hạ, gia lượng nhân sâm để tăng cường sức ích khí sinh tân, gia hoa phấn để sinh tân chỉ khát. Đau bụng tính chất thuộc hàn do đó bỏ thuốc khổ hàn hoàng cầm, gia thuốc nhu can hoãn cấp chỉ thống thược dược. Hạ sườn cứng đầy đau là thủy ẩm kết tụ tại hung hiếp do đó bỏ thuốc cam hoãn đại táo gia thuốc nhuyễn kiện lợi thủy mẫu lệ. Tâm hạ quý, tiểu không thông là do thủy khí đình lưu ảnh hưởng tới tâm, do đó bỏ thuốc khổ hàn hoàng cầm gia phục linh để lợi thủy ninh tâm. Không khát mà bề ngoài hơi sốt là còn biểu chứng, do đó bỏ nhân sâm để tránh sự lưu tà, gia quế chi làm hơi ra mồ hôi (vi hạn) để giải biểu. Ho là hàn ẩm tổn thương phế nên đổi can khương thành sinh khương để tán hàn hóa ẩm, gia ngũ vị tử thu liễm khí nghịch của phế để trị ho. Nếu có phế nhiệt thì không được gia 2 vị đó để trị ho, vì chú trọng khứ tà nên không dùng nhân sâm.

Tiểu sài hồ thang trong “Thương hàn luận” được dùng ở 17 điều văn tản mát trong 5 thiên như thái dương, dương minh, thiếu dương, quyết âm và sai hậu (sau khi khỏi bệnh). Trong đó 12 điều văn đã nêu các loại sốt bao gồm: sốt ố hàn gần giống biểu chứng, triều nhiệt giống dương minh, sai hậu phục nhiệt (sốt lại sau khi khỏi bệnh), sốt trong kinh kỳ và hàn nhiệt vãng lai, vài điều văn khác thì gián tiếp giải thích sốt.

Từ nguyên văn “Thương hàn luận” mà xem xét thì sốt mà dùng Tiểu sài hồ thang yêu cầu phải loại bỏ kiểu sốt biểu chứng của thái dương. Nguyên văn rất nhiều lần đề cập tới phân biệt với Ma hoàng thang chứng. Cần phân biệt với dương minh phủ thực chứng, nhưng trong dương minh kiêm thiếu dương thì lại nên dùng Tiểu sài hồ thang, thái dương kiêm thiếu dương thì đổi sang dùng Sài hồ quế chi thang.

Tiểu sài hồ thang có thể ứng dụng với bệnh chứng vùng ngực sườn. “Thương hàn luận” ứng dụng Tiểu sài hồ thang trong 10 điều văn có đề cập hung hiếp mãn thống 9 điều bao gồm Tiểu sài hồ chủ chứng, tam dương hợp bệnh, dương minh trúng phong phát hoàng chứng, dương minh thiếu dương hợp bệnh…

Ngoài ra Tiểu sài hồ thang dùng lượng hơi lớn, toàn phương trừ đại táo ra cộng lại hơn 28 lượng, trong đó lượng sài hồ lớn nhất (nửa cân) đây cũng là vấn đề cần xem trọng. 

3. Ứng dụng lâm sàng bài tiểu sài hồ thang

Bài Tiểu sài hồ  có thể dùng rộng rãi trong các thể loại sốt. Gần đây trong lâm sàng dùng rộng rãi với cảm mạo, sốt rét, dịch quai bị, viêm gan virus cấp có sốt, sốt sản hậu, trẻ em sốt về đêm và sốt không rõ nguyên nhân đều có kết quả nhất định.

Bài Tiểu sài hồ còn dùng trong hoàng đản. “Kim quỹ yếu lược – Hoàng đản” có ghi chép “Chư hoàng phúc thống mà nôn thì dùng Tiểu sài hồ thang”. “Thương hàn luận” cũng dùng bài Tiểu sài hồ trong thái dương bệnh phát hoàng, dương minh trúng phong phát hoàng. Gần đây cũng có báo cáo dùng chữa viêm gan cấp. Trích lược y văn

– Bệnh của kinh thái dương chỉ là dinh vệ bất đồng (hoặc dinh hoặc vệ) cho nên có thể phân ra phong hàn để trị. Bệnh dương minh kinh tuy thuộc kinh lạc tạng phủ nhưng nó gần thái dương binh và là đường đi của dinh vệ do đó khi biện phong hàn phải hết sức cẩn trọng chặt chẽ. Bệnh kinh thiếu dương phải vượt qua đường minh mới tới thái dương hơi xa… Chữa phong hàn không có gì khác nhau, “Thương hàn luận” lấy thương hàn trúng phong 5,6 ngày, hàn nhiệt vãng lai…, nói phong hàn ở đây thực tế nên quy về chung 1 mối (Phương Hữu Chấp)

– Tiểu sài hồ thang trong “Thương hàn luận” tuy có nêu lên hơn 10 chủ chứng, đại khái trong đó có 5 chứng là đúng nhất, uống vô dứt khoát khỏi. Thứ nhất là sốt, tâm phiền hoặc nôn ói, có thể uống, nhưng nếu khát uống nước vô ói thì không được dùng, thân thể không ổn nhiệt (sốt) thì không được uổng. Thứ hai là hàn nhiệt vãng lai có thể uống. Thứ ba triều nhiệt. Thứ tự tâm phiền hạ sườn đầy tức, khát hoặc không khát đều uống được. Thứ năm thương hàn bệnh đã khỏi sau đó sốt lại uống được. Năm chứng trên chỉ cần có 1 chúng đều dùng được đừng ngần ngại, có hơn 2 hay 3 chứng (cùng tồn tại) uống càng tốt (Tô Thẩm Lương Phương). 

4. Nghiên cứu gần đây về bài Tiểu sài hồ

Tỉnh Tứ xuyên sắp xếp kinh nghiệm dùng Tiểu sài hồ thang của danh y Giang Nhị Tôn, ông ta cho rằng xem toàn bộ kinh phương “Thương hàn luận” nhận thấy Tiểu sài hồ thang vận dụng rộng nhất, ông ta ngoài việc tuân thủ phương pháp truyền thống chữa thiểu dương chính chứng, biến chứng, nhiệt nhập huyết thất ra còn dùng rộng rãi trong: người có thể hư cảm mạo, sản hậu uất cảm mạo, hoàng đản, ngoại cảm đạo hạn, đơ cổ gáy, táo bón, ho, ứ huyết phát nhiệt và quai bị… 

Bệnh viện Tuyên Vũ Bắc kinh dùng Tiểu sài hồ thang gia giảm chữa 50 ca viêm tụy cấp kết quả rất tốt: khỏi bệnh sau khi dùng 3-14 thang bình quân 6-8 thang, Amylase niệu hồi phục bình thường bình quân 2,9 ngày. SGOT, SGPT hồi phục bình thường sau 10 ngày. 24 trường hợp sốt hạ bình quân 3,5 ngày. Bạch cầu trở về bình thường bình quân 3,3 ngày.

Phương dùng: Sài hồ 15g, mộc hương 12g, Xích thược 15g, đan sâm 18g, hoàng cầm 15g, bán hạ 15g, chích cam thảo 12g, kim tiền thảo 30g, bại tương thảo 30g

Bệnh viện Đông Trực Môn Bắc kinh dùng Tiểu sài hồ gia vị chữa 36 trường hợp viêm dạ dày do dịch mật phản lưu. 30 ngày là 1 liệu trình, sau 1 liệu trình 33/36 hiện tượng mật phản lưu hết, sau 2 liệu trình 34/36 case hết. Vết viêm trợt (nông) 24/28 tốt dần với nhiều mức độ khác nhau (sinh thiết).

Phương dùng: Sài hồ 12g, hoàng cầm, Bán hạ, đảng sâm 10g, cam thảo, sinh khương 6g, đại táo 4 trái

Gia giảm như sau: kèm ứ huyết gia đan sâm 15g, uất nhiệt tương đối nặng gia hoàng liên 3g. Bụng trướng đầy hơi gia gia chỉ xác 10g. Kèm loét gia trị loét sổ 1 (Tam thất 1g, Ô tặc cốt 1,5g, Khô phàn 0,5g) mỗi lần 3g ngày 3 lần.

Nguồn: GT Thương hàn luận

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm