Bài thuốc Tiểu kiến trung thang – Xuất xứ Thương hàn luận – Công dụng: Ôn trung bổ hư, hoà lý hoãn cấp, chữa Trung tiêu hư hàn, Can Tỳ bất hoà chứng
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Đường phèn (quân) 20-40g | Bạch thược (thần) 12-16g |
Quế chi (thần) 6-8g | Chích thảo (tá, sứ) 3-6g |
Đại táo (tá) 4 quả | Sinh khương (tá) 8-12g |
Cách dùng: Sắc, bỏ bã, cho đường phèn vào uống nóng
Tác dụng: Ôn trung, bổ hư, hòa lý, hoãn cấp, chỉ thống. Trị các chứng hư lao thuộc về âm dương đều hư, dương hư nặng hơn, bụng đau thích chườm hoặc tim đập mạnh, hư phiền không yên, sắc mặt không tươi hoặc lòng bàn tay bàn chân và ngực nóng, miệng và họng khô.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc:
Tiểu kiến trung thang’ là ‘Quế chi thang’ bội Bạch thược, dùng kẹo mạch nha làm quân dược lập nên. Trong bài thuốc đường phèn có tác dụng bổ trung; Quế chi ôn trung tán hàn, 2 vị hợp lại có tác dụng ôn trung, bổ hư, tán hàn, là chủ dược; Bạch thược hoà can liễm âm; Cam thảo điều trung ích khí; Sinh khương, Đại táo điều hoà Vinh Vệ, các vị thuốc hợp lại có tác dụng làm cho âm dương, Vinh Vệ, điều hoà chức năng, Tỳ Vị được hồi phục, khí huyết đầy đủ.
Mạch nha phối hợp với Quế chi vừa ngọt vừa ôn, dùng chung giúp ôn trung bổ hư. Kẹo mạch nha, Cam thảo hợp với Thược dược, đắng ngọt hỗ trợ nhau, giúp hoà lý hoãn cấp. Thêm Sinh khương cay ấm, Đại táo ngọt ấm, cay ngọt hợp với nhau làm cho mạnh Tỳ vị, điều hoà Vinh Vệ. Gọi là “Kiến trung” tức là thông qua những tác dụng trên mà làm khoẻ lại trung khí.
Ứng dụng lâm sàng : Hiện nay thường dùng trị loét dạ dày, tá tràng, dạ dày viêm mạn, gan viêm mạn, chóng mặt, vàng da chảy máu…
Gia giảm:
– Nếu chứng khí hư nặng như ra mồ hôi, khó thở, người mệt mỏi, thêm Hoàng kỳ gọi là ‘Hoàng kỳ kiến trung thang’ (Kim quỹ yếu lược).
– Phụ nữ sau dẻ bị hư nhược, bụng đau, khí kém hoặc bụng dưới đau không muốn ăn, dùng bài thuốc trên thêm Đương quy gọi là bài ‘Đương quy kiến trung thang’ (Thiên kim dực phương).
– Bài thuốc này gia giảm điều trị các chứng viêm loét hành trì tràng, suy nhược thần kinh có kết quả nhất định.
– Trường hợp sốt do rối loạn cơ nảng, âm dương mất điều hoá sinh hư nhiệt trong bệnh ‘đa bạch cầu’, khí huyết đều hư, sốt kéo dài, bài thuốc này có tác dụng ‘cam ôn trừ nhiệt’.
3. Điều văn trong Thương hàn luận
Bài Tiểu kiến trung thang được nhắc tới trong 2 điều văn 100 và 102 trong Thương hàn luận. Vì điều văn 100 đã được nhắc tới trong Tiểu sài hồ thang trong Thương hàn luận. Nên đoạn này chỉ xin nói về điều 102
Nguyên văn điều 102 như sau – Thương hàn nhị tạm nhật, tâm trung quý nhi phiền giả, Tiểu kiến trung thang chủ chi.
Dịch nghĩa
Đoạn này nói về Tiểu kiến trung thang chứng trong ngoại cảm phong hàn giai đoạn sớm với trung khí bất túc. Mắc thương hàn 2, 3 ngày vẫn thuộc ngoại cảm hàn tà giai đoạn sớm. Triệu chứng nên có là sốt, ố hàn, không mồ hôi. Đồng thời do chính khí đã bắt đầu thiếu (bất túc) cho nên 1 bộ phận hàn tà nhập nội, trung tiêu dương khí và âm huyết đều hư do đó xuất hiện “hồi hộp trống ngực mà lại phiền muộn”. Khi “quý” và “phiền” đồng thời xuất hiện thì có chia hư và thực, phương chứng này thuộc hư chứng. Biểu chứng kèm lý hư mà hư chúng là chính thì nên tiên trị kỳ lý.
Trong Tiểu kiến trung thang trọng dùng di đường cam ôn làm chủ được (quân). Quế chi, thược dược làm thần. Quế chi phối cam thảo tác dụng ôn chấn dương khí, ôn thông dương khí. Thược dược phối cam thảo, toan cam hóa âm, hoãn cấp chỉ thống. Quế cam, thược cam cùng dùng sẽ hóa sinh khí huyết hiệp điều âm dương. Khương táo làm sứ dược. Các vị hợp đồng có tác dụng ôn trung bổ hư, hóa sinh khí huyết, hiệp điều âm dương, hoãn cấp chỉ thống.
Lời bàn
Đoạn này so với đoạn 91 triệu chứng và trị pháp có giống và cũng có khác nhau. Ta cùng tham chiếu hai đoạn điều văn thuộc biểu chứng kèm lý hư. Ở đoạn này lý hư là trung khí hư, đoạn 91 là lý dương hư, độ hư suy cả 2 cái khác nhau. Trị pháp tiên biểu hậu lý thì cả 2 giống nhau. Điều này dùng Tiểu kiến trung thang, đoạn 91 dùng Tứ nghịch thang, phương dược nặng nhẹ hoãn cấp khác nhau.
Đối với Tiểu kiến trung thang chứng các chú giải các thời của các y gia giải thích không thống nhất, có người cho rằng tâm tỳ lưỡng hư, có người lý giải thành tỳ hư can thực, có người chủ trương khí huyết lưỡng hư, nhưng cho rằng do tỳ khí hư thì thống nhất với nhau. Tóm lại chứng này là trên cơ sở âm dương khí huyết đều bất túc mà hình thành mất thăng bằng âm dương, vị trị bệnh biến chủ yếu tại trung tiêu, do đó gọi trung khí bất túc có vẻ hợp lý nhất. Ứng dụng lâm sàng
Tiểu kiến trung thang vừa có thể chữa hàn tà nhập lý, âm dương khí huyết đều hư gây ra tâm trung quý mà phiền loạn, lại vừa có thể chữa hàn tà nhập lý gây đau bụng dữ dội (phúc trung cấp thống, xem điều 100). “Kim quỹ yếu lược” còn dùng chữa hư lao lý cấp phúc thống và hư hoàng… Gần đây trên lâm sàng dùng nó ngày càng rộng rãi. Gia hoàng kỳ thành Hoàng kỳ kiến trung thang dùng chữa viêm loét dạ dày tá tràng mà có triệu chứng thuộc dương hư, khí hư đã có nhiều báo cáo kết quả rất tốt. Tiểu kiến trung thang còn dùng trong hư chứng sốt thấp, vàng da tán huyết…
4. Trích dẫn y văn
> Hư lao đau bụng là do trung khí hư hàn, không được ấm áp cho nên trong bụng co thắt mà đau, dùng bài này có thể hoà hoãn trung tiêu, bổ hư, ôn trung ích khí. Hư lao phát nóng thuộc về Tỳ vị không mạnh, dinh vệ không hoà, vl Tỳ vj là nguồn sinh hóa của dinh vệ, dùng bài này làm mạnh lại trung tiêu, điều hòa dinh vệ, đồng thời cũng lấy ý nghĩa cam ôn có thể trừ dược nhiệt. Còn chứng tlm hổl hộp, hư phiền, là chứng âm dương đều hư, dinh vệ bất túc, dùng bài này điều hoà được dinh vệ thì sẽ có công hiệu
(Thượng Hải phương tễ học).
> Bài Tiểu kiến trung thang’ có tác dụng ôn trung bổ hư, hòa lý hoãn cấp. Tuy nhiên cũng có tác giả cho rằng bài này có tác dụng tả mộc bình Can. Danh y Kha Vận Bá đời Thanh cho rằng nguyên nhân binh trên do thổ hư, mộc thừa thổ gây ra. Vì vậy trong ‘Quế chi thang’ bội Thược dược Tô mộc giúp Tỳ. Lý Đông Viên nói: ‘Thược dược vị chua, tả thổ trong mộc làm quân’. Như vậy bài này ngoài tác dụng ôn trung bổ hư, còn có tác dụng tả mộc bình Can, không chỉ đơn thuần điều hòa âm dương. Bệnh hư lao, lý cấp đau bụng, chủ yếu do trung khí hư hàn, âm dương đều hư, trung tiêu không được ôn ấm nuôi dưỡng, dùng Tiểu kiến trung thang’ rất hiệu nghiệm. Đối với chứng đau bụng do mộc thừa Tỳ, chủ yếu do Can khí thịnh, phần nhiều đau bụng kiêm đầy trướng (Trung y vấn đối).
> Tiểu kiến trung thang’ và ‘Lý trung hoàn’ đều trị chứng trung tiêu hư hàn, trong dó dùng thuốc ôn trung bổ hư khác nhau. ‘Lý trung hoàn’ trị trung tiêu hư hàn, Tỳ vị không được ôn ấm, khí cơ thăng giáng thất thường. Do đó phát sinh các triệu chứng đầy bụng, ăn ít, nôn mửa, tiêu chảy, mạch Trì Hoãn… Tiểu kiến trung thang’ trị trung tiêu hư hàn, âm dương đều hư, dương khí bất túc, Tỳ vị không được ôn ấm nuôi dưỡng, nhu nhuận, phát sinh chứng đau bụng lý cấp, thích chườm nóng, thích xoa bóp, mạch Huyền Sáp… Tuy hai bài thuốc điều trị chứng trung tiêu hư hàn nhưng xu thế bệnh lý phát triển khác nhau, kiêm chứng không giống nhau, thì sử dụng thuốc khác nhau (Trung y vấn đối)
> Tâm quý mà phiền tức là hư phiền rồi ai cũng rõ, do đó dùng Kiến trung thang để bổ khí tâm tỳ. Chi tử xị thang chữa hư phiền có sốt (hữu nhiệt), Kiến trung thang chữa hư phiền mà không có nhiệt (Từ Linh Đài) “Thương hàn luận loại phương – Quế chi thang loại”)
> Cảm thương hàn hai ba ngày chưa dùng hạn hạ để chữa mà đã thấy tâm quý mà phiền tức là người này (bệnh nhân) trung khí vốn đã hư, tuy có biếu chúng cũng không được phát hạn. Tâm quý tức là dương đã vi (yếu), tâm phiền tức âm đã nhược do đó dùng Tiểu kiến trung thang để kiện trung khí trước đã và kiêm điều hòa dinh vệ (“Y tông kim giám”)
> Cam mà hợp tân sẽ sinh dương, toan mà được cam trợ giúp sẽ sinh âm, âm dương tương sinh trung khí sẽ được hồi phục. Do đó biện pháp cứu âm dương làm cho nó điều hòa tất phải dựa vào cứu trung khí mà muốn cứu trung khí thì phải dùng Kiến trung thang (Vưu Tại Kinh).
Nguồn: Tổng hợp – L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: