Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Tiêu dao tán – Sài hồ sơ can thang

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Tiêu dao tán – Xuất xứ Hòa tễ cục phương – Công dụng: Sơ can giải uất, dưỡng huyết kiện Tỳ, chữa Can uất, huyết hư, Tỳ nhược

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Sái hồ (quân) 40g Đương quy (thần)40g
Bạch thược (thần) 40g Bạch truật(tá) 40g
Bạch linh (tá) 40g Chích thảo (tá sứ) 20g

Cách dùng: Tán bột, trộn đều, mỗi lần uống 12g với nước Gừng (tá), sắc với Bạc hà (tá). Có thể dùng thuốc thang.

Tác dụng: Sơ Can giải uất, kiện Tỳ, dưỡng huyết. 

Chủ trị: Trị chứng Can uất, huyết hư, Can uất khí trệ, hai bên hông sườn đau, đầu đau, mắt mờ, phụ nữ kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, núm vú sưng đau, lưỡi hồng nhạt, mạch hư huyền.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc:

Bài này do bài ‘Tứ nghịch tán’ gia giảm. Sài hồ sơ Can giải uất là chủ dược; Đương Quy, Bạch thược bổ huyết dưỡng Can, hoà vinh; Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo kiện Tỳ bổ trung; Gừng lùi hoà chung dùng với Quy, Thược để điều hoà khí huyết; Bạc hà giúp Sài hồ sơ Can giải uất. Toàn bài có tác dụng sơ can lý tỳ, hoà vinh dưỡng huyết.

Ứng dụng lâm sàng:

Hiện nay dùng trị viêm gan siêu vi B, túi mật viêm mạn, sỏi mật, thống kinh, kinh nguyệt không đều, viêm xoang chậu, tuyến vú sưng to, rối loạn mãn kinh, rối loạn nội tiết tố nữ, hysteria, nam giới vú to, liệt dương.

Cũng dùng trị ung thư vú, ung thư tuyến giáp, viêm xoang, ruột viêm mạn, bệnh về mắt.

Gia giảm : 

+ Trường hợp Can uất, huyết hư, sốt, hoặc sốt về chiều, tự ra mồ hôi hoặc mồ hôi trộm, đầu đau, mắt mờ, hồi hộp, bứt rứt, má đỏ, miệng khô hoặc kinh nguyệt không đều, bụng đau, bụng dưới nặng, tiểu tiện khó và đau, cần thêm Đơn bì, Chi tử để sơ can thanh nhiệt, gọi là bài ‘Đơn chi tiêu dao tán’ (Nội khoa trích yếu).

+ Can uất huyết hư, bụng dau trước khi hành kinh, mạch Huyền Hư, bài thuốc trên thêm Sinh địa hoặc Thục địa để tăng cường dưỡng huyết hoà vinh, gọi là bài ‘Hắc tiêu dao tán’ (Y lược lục thư phụ khoa chỉ yếu).

+ Khí trệ, hông sườn đau nhiều, bỏ Bạch truật, thêm Hương phụ để hành khí, chỉ thống. Viêm gan mạn, vùng gan đau nhiều, người mệt mỏi, ăn ít, thuộc chứng Can uất Tỳ hư, dùng bài này bỏ Bạc hà, Gừng lùi, thêm Hải phiêu tiêu, Đảng sâm để hoà Can bổ Tỳ.

3. Nghiên cứu lâm sàng

  • Trị viêm gan B: Dùng bài này thêm Bản lam căn, Bại tương thảo. Trị 30 ca, khỏi 6, đỡ 23, không khỏi 1 (Hắc Long Giang trung y dược 1, 1987).
  • Trị viêm gan mạn: Dùng bài này hợp với ‘Tứ quân tử thang’, trị 100 ca. Uống 40-60 thang. Kết quả: Khỏi (các triệu chứng tiêu hết, chức năng gan trờ lạ ỉ bình thường, HBsAg âm tính, gan teo nhỏ dưới bờ sườn l cm, ấn vào mềm) 61, có chuyển biến (các triệu chứng giảm nhẹ hoặc tiêu hết, huyết thanh TFT + thành ++) 31, không khỏi 8 (Hà Bắc trung y 6, 1987).
  • Trị túi mật viêm mạn:Trị 32 ca, khỏi 30, không khỏi 2 (Tân trung y tạp chí 12, 1987).
  • Trị sỏi mật: Dùng bài này hợp với ‘Tiêu thạch phàn thạch tán’, thêm Kim tiền thảo, trị 25 ca. Hết đau 17, có chuyển biến 3, hết sỏi 5 (Thượng Hải trung y dược tạp chí 7\ 1965).
  • Trị thống kinh nguyên phát: Trị 52 ca. Hàn ngưng khí trệ, thêm Ngải diệp, Quế chi, Hương phụ, Diên hồ sách. Khí trệ huyết ứ, thêm Trạch lan diệp, ‘Thất tiếu tán’, Một dược, Đan bì, Diên hồ sách, Xuyên luyện tử. Lưng gối đau mỏi, thêm Thỏ ty tử, Hoài ngưu tất. Trước khi hành kinh 3-5 ngày, uống 5-7 thang. Kết quả: Tỉ lệ khỏi là 88.4% (Quán Dương trung y y học học báo 3, 1985).
  • Trị vú sưng to: Trị 182 ca. Trong đó, Can uất khí trệ, thêm Uất kim, Trần bì, Chỉ xác, Vương bất lưu hành, Nhũ hương, Một dược. Khí trệ huyết ứ, thêm Thanh bì, Hương phụ, Đan sâm, Tam lăng, Nga truật, Nhũ hương, Một dược. Đờm khí uất kết, bỏ Sài hồ, Bạc hà, thêm Trần bì, Bán hạ, Nam tinh, Bạch giới tử, Cương tằm. Khí hư huyết ứ, bỏ Sài hồ, Bạc hà, thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Dâm (dương hoắc, Uất kim, Đan sâm, Tạo giác thích. Kết quả: Trị Can khí uất kết 68 ca, khỏi 41, đỡ 27. Khí trệ huyết ứ trị 75 ca, khỏi 27, đỡ 39, có chuyển biến 8, không khỏi 1. Đờm khí uất kết trị 16 ca, khỏi 5, đỡ 7, có chuyển biến 1, không khỏi 1. Khí hư huyết ứ, trị 23 ca, khỏi 2, đỡ 5, có chuyển biến 9, không khỏi 7 (Cát Lâm trung y dược 2, 19841
  • Trị vú to ở nam giới: Dùng bài này chế thành hoàn, trị 35 ca, trong đó bệnh từ 3 tháng đến 1 năm có 25 ca. Vú hết sưng 15. Có 10 ca uống 95 ngày hết sưng. Có 7 ca bệnh 1-3 năm, uống 110 ngày thì có 5 ca khỏi, 2 ca teo nhỏ khoảng 2/3. Có 3 ca bệnh trên 3 năm, trong đó có 1 ca uống 90 ngày thì xẹp (Trung Tây y kết hợp tạp chí 1, 1988).
  • Trị liệt dương: Dùng bài này thêm Xà sàng tử, Thạch hộc. Kết quả: Uống 10 thang, dương vật có thể cương lên được nhưng vẫn chưa cương được lâu. Tiếp tục nhưng tăng Bạch thược lên đến 6Og, uống 10 thang, khỏi bệnh (Chiết Giang trung y tạp chí 9, 1984).
  • Trị viêm xoang mũi: Dùng bài này thêm Huyền sâm, Mạch môn, Cúc hoa, Mụn kình tứ, Bạch chỉ, Xuyên khung, Tân di hoa, Thương nhĩ tử, Cát cánh, Cam thảo. Trị 32 ca. Kết quả: Uống 10- 15 thang, khỏi 30, đỡ 2. Theo dõi năm đến 1 năm, chưa thấy tái phát (Tân trung y 10, 1983).
  • Trị màng tim ứ nước: Dùng bài này hợp với ‘Đình lịch đại táo tả Phế thang’. Kết quả: Sau khi uống thuốc, kiểm tra điện tâm đồ và chụp X. quang đều thấy tim trở lại bình thường. Theo dõi 3 năm không thấy tái phát (Tân trung y 5, 1987).

4. Trích dẫn y văn

> Trương Bỉnh Thành: ‘Oan thuộc mộc là chỗ ở của sinh khí, là nơi tàng trữ huyết, tính của nó nóng lạnh mà thích điều đạt, cần phải có nước tưới nhuần, đất để bồi đắp vào, rồi sau mới tươi tốt được. Nếu thất tình làm thương tổn ở trong, lục dâm bó ở ngoài, xâm phạm vào làm cho mộc uất thì biến sinh bệnh. Bài này dùng Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết để thấm nhuận cho Can; Linh, Truật, Cam thảo bổ thổ để bồi đắp vào gốc; Sài hồ, Bạc hà, Gừng nướng là những vị tân tán, thăng bốc để thuận tính của Can, làm cho nó khỏi uất. Như vậy là trị cả lục dâm thất tình mà các chứng trên sao lại không khỏi (Thành phương tiện độc).

> Tiêu dao tán’ là vì chứng Can uất huyết hư mà đặt ra, Can giữ chức tướng quân, thuộc mộc mà tính thích điều đạt là tạng tàng chứa huyết, thể là âm mà công dụng là dương. Nếu tình chí không được thoải mái, Can mộc mất sự điều đạt, thể chất của Can mất sự nhu hoà, làm cho can khí hoành nghịch lên, các chứng sườn đau, nóng rét theo đó mà phát ra. Phương pháp trị tất nhiên trước phải tuân theo tính điều đạt của Can, khai thông khí bị uất. Bài này dùng những thứ sơ Can giải uất là dụng ý ở chỗ đó; đồng thời cũng phù hợp với sự chỉ dẫn của sách ‘Nội kinh’ là “mộc uất thì thông đạt đí” . Nhưng Can mộc gây bệnh, dễ xâm phạm đến Tỳ thổ, cho nên lại phối hợp với những thứ bổ Tỳ kiện vận để bổ thổ chống lại sự xâm phạm của mộc. Vả lại Can khí dư thì Can huyết bất túc, cho nên Can uất dễ gây ra thiếu máu, bài này là phối hợp cả thuốc dưỡng huyết hoà vinh, với bổ Can hoà Can. Như thế thì dược cả thể và dụng, kiêm trị cả Can Tỳ. Cách dụng ỷ lập bài thuốc rất chu đáo, trên lâm sàng thường hay dùng (Thượng Hải phương tễ học).

> Về mặt sinh lý, Can là cơ quan tướng quân, thuộc Mộc, tính thích điều đạt, chức năng tàng huyết, thể âm dụng dương. Can Đởm quan hộ biểu lý, liền hệ sườn ngực. Can binh thỉ khí uất, chứng Thiếu dương vãng lai hàn nhiệt; Can uất huyết hư triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mộng khô, họng rảo, kinh nguyệt không đều, một mòi, ăn ít, mạch Huyền… Trong bài ‘Tiêu dao’, Sát hổ tầc dựng sơ Can giải uất, thuận theo tính của Can ‘mộc uất phải điều đạt; Đương quy, Bạch thược nhu Can dưỡng huyết, ba vị phối hợp làm quân, thông đạt khí cơ, dưỡng huyết, bổ thể và dụng của Can, phối hợp Bạch linh, Bạch truật bổ trung khí, điều hòa Tỳ Vị. Một mặt kiện Tỳ hóa sinh khí huyết, một mặt làm cho Tỳ mạnh, Can không khắc Tỳ, theo lý luận bệnh Can sẽ chuyển qua Tỳ thì phải làm thực Tỳ để tránh tác hại của Can’, hai vị làm thần. Phối hợp Bạc hà tăng cường tác dụng điều đạt Can của Sài hổ, Ổi khương kiện Tỳ Vị, Chích cam thảo điều hòa các vị thuốc, hỗ trợ Bạch truật mạnh Tỳ Vị, phối hợp Bạch thược hoãn cấp giảm đau, làm tá sứ. Các vị phối hợp sơ đạt Can khí, mạnh Tỳ Vị, dưỡng huyết, Tỳ Vị kiện vận, khí huyết sung vượng thì các chứng bệnh hết. Tiêu dao tán’ thường dùng điều hòa Can Tỳ. Trên lâm sàng bất luận bệnh phụ khoa, nội khoa, nếu cỏ triệu chứng Can uất huyết hư, Tỳ Vị khí bất hòa đều có thể dùng (Trung y vấn đối)

5. Phụ phương Sài hồ sơ can thang

Sài hồ sơ can thang. Xuất xứ Cảnh Nhạc toàn thư

Đây là bài ‘Tứ nghịch tán’ thêm Xuyên khung, Hương phụ, dùng Chỉ xác thay Chỉ thực

Bạch thược 12g Xuyên khung 8g
Hương phụ 8g Sài hồ 8g
Chỉ xác 8g Chích thảo 4g

Sắc uống.

Tác dụng. Sơ Can, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống. 

Chủ trị: Trị các chứng Can khí uất kết, ngực sườn đau tức, lúc nóng lúc lạnh (hàn nhiệt vãng lai).

Phân tích bài thuốc:

Sài hồ là thuốc chính không xua tà ra ngoài, sơ can lý khí, phối hợp thêm với Bạch thược, Cam thảo để hòa dinh chỉ thống; Chỉ thực tiêu đạo tích trệ, tăng hiệu quả hành khí giải uất.

Xuyên khung, Hương phụ, Trần bì vừa hỗ trợ sơ can lý khí vừa hoạt huyết chỉ thống. Thích hợp với người can khí uất kết, huyết đi không thông sướng.

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm