Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Bách hợp cố kim thang [Phân tích và Ứng dụng]

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Bách hợp cố kim thang – Xuất xứ Y phương tập giải – Công dụng: Tư âm Phế Thận, chỉ khái hoá đờm.

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Sinh địa (quân) 12-16gThục địa (quân) 12-16g
Bách hợp (quân) 8-12gMạch môn (thần) 8-12g
Huyền sâm (thần) 8-10gBối mẫu (tá) 8-10g
Đương quy 8-10gBạch thược (sao) (tá) 8-10g
Cát cánh  (tá sứ) 8-10gCam thảo (tá sứ) 4-8g

Cách dùng:  Sắc uống

Tác dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận Phế hóa đờm. 

Chủ trị: Trị Phế Thận âm hư, hư hỏa bốc lên sinh ra họng sưng đỏ đau, ho, khó thở, đờm vàng, đờm có máu, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.

Kiêng kỵ: Bài thuốc này có nhiều vị ngọt, hàn, nê trệ, vì vậy, gặp những trường hợp Tỳ hư tiêu lỏng, không nên dùng.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc Bách hợp cố kim thang

Bách hợp, Sinh địa dưỡng âm thanh nhiệt, tư nhuận Phế Thận là chủ dược; Mạch môn hỗ trợ Bách hợp nhuận Phế chỉ khái; Huyền sâm trợ giúp Sinh địa tư Thận thanh nhiệt; Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết hòa âm; Bối mẫu, Cát cánh thanh Phế hóa đờm; Cam thảo điều hòa các vị thuốc, hợp với Cát cánh có tác dụng lợi yết hầu.

Ứng dụng lâm sàng: 

+ Trường hợp đờm nhiều, thêm Qua lâu để thanh nhiệt hóa đờm.

+ Ho ra mau nhiều, thêm Mao căn, Ngẫu tiết, Hạn liên thảo,

Bài này có thể dùng đối với các chứng bệnh lao phổi, viêm

Phế quản mãn tính, giãn Phế quản, có hội chứng Phế thận âm hư, ho ra máu.

Có báo cáo lâm sàng dùng bài này thêm Sa sâm, Thạch hộc, Tang bạch bì, Địa cốt bì, Tri mẫu, Uất kim, La bạc tử, trị bệnh bụi phổi kết quả khả quan.

3. Trích dẫn y văn Bách hợp cố kim thang

Chứng của bài này do Phế thận âm suy gây nên, âm hư sinh nội nhiệt, hư hoả bốc lên thì cổ họng khô ráo, đau; Phế bị hoả đốt thì ho, suyễn, ho làm tổn thương Phế lạc thì trong đờm có lẫn máu; tay chân phiền nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác đểu là hiện tượng âm hư hỏa vượng. Bài này tư âm nhuận Phế, điểu hoả Phế thận, cho nên thích hợp với những chứng trạng kể trên. Lý Sĩ Tài nói: “Bài này của Đào Tiết Am, thật có kiến thức cao. Nhưng thổ (tỳ) là mẹ của Kim (Phế), sau khi thanh kim (con), nên để ý đến mẹ (thổ), nếu không thì kim không bao giờ được đầy đủ’. Như vậy, sau khi dùng bài này có hiệu quả rồi nên điểu dưỡng Tỳ vị, khiến thổ vượng thì sinh kim, thể lực sẽ dễ hồi phục (Thượng Hải phương tễ học).

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ