Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Tê giác địa hoàng thang

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc: Tê giác địa hoàng thang – Xuất xứ: Thiên kim phương – Dùng trong trường hợp bệnh nhiễm giai đoạn toàn phát, nhiệt nhập tâm huyết gây nên thổ huyết, nục huyết, niệu huyết hoặc nhiệt vào phần dinh, vào Tâm bào gây hôn mê, nói sảng, chất lưỡi đỏ thẫm, có gai, mạch Tế, Sác.

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Tê giác (có thể thay Quảng tê giác) (quân) 2 – 4g Sinh địa (thần)20 – 40g
Bạch thược (tá)16 – 20g Đơn bì (tá) 12 – 20g

Cách dùng: sắc uống chia làm 3 lần uống. Tê giác mài với nước uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tán ứ.

Chủ trị: Nhiệt nhập huyết phần chứng. Trong trường hợp bệnh nhiễm giai đoạn toàn phát, nhiệt nhập tâm huyết gây nên thổ huyết, nục huyết, niệu huyết hoặc nhiệt vào phần dinh, vào Tâm bào gây hôn mê, nói sảng, chất lưỡi đỏ thẫm, có gai, mạch Tế, Sác.

Kiêng kỵ: Người không có thực hỏa, người dương hư, mất máu cấm dùng.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc

Bài này giỏi về lương huyết, chỉ huyết lại giỏi thanh nhiệt giải độc. Trong bài có Đơn bì, Xích thược vừa thanh nhiệt lương huyết vừa hoạt huyết, tán ứ. Do đó phối hợp hai vị hoạt huyết tán ứ và thanh nhiệt. Vì nhiệt tà nung đốt huyết phận máu tràn ra ngoài sinh các chứng chảy máu; vì huyết bế ở kinh lạc thành huyết ứ do đó dùng Đơn bì, Xích thược tán ứ; đồng thời phối hợp Sinh địa, Tô giác làm lương huyết, tan máu ứ huyết mới sinh, mạch lạc thông lợi thì máu chảy về kinh, hết chảy máu. Ngoài ra huyết thuộc âm, gặp nóng thì thông, gặp lạnh thì ứ trệ, do đó phải dùng thuốc hoạt huyết, đề phòng thuốc mát làm máu ngưng trệ. Như vậy Đơn bì, Xích thược có ba tác dụng: Tan máu ứ, thanh nhiệt và phòng ứ huyết. Vì thế ‘Thiên kim yếu phương’ viết: ‘Tê giác địa hoàng thang’ tán ứ, thanh nhiệt giải độc’.

Ứng dụng lâm sàng:

+ Trong bài thuốc thường dùng Xích thược để thanh nhiệt, hóa ứ.

Lâm sàng thường dùng Xích thược, khống dùng Bạch thược, vì Xích thược tác dụng thanh dinh tiết nhiệt, lương huyết tán ứ, trị chứng máu ứ, máu nóng, mất máu, phát ban hiệu quả hơn Bạch thược, nếu nhiệt làm tổn thương ấm huyết phải trọng dụng Bạch thược,

+ Dùng bài này trị các chứng teo gan cấp, hôn mê gan, nhiễm độc urê máu, nhiễm trùng máu, bạch cầu cấp (Học viện Trung y Thượng Hải).

+ Dùng bài ‘Tê giác địa hoàng thang gia giảm’ trị bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu có kết quả (Phương tễ học – Học viện Trung y Quảng Đông đồng chủ biên xuất bản, 1974).

Gia giảm bài thuốc

+ Sốt cao, nhiệt thịnh, hôn mê, cần dùng thêm ‘Tử tuyết đơn’ hoặc ‘An cung ngưu hoàng hoàn’ để thanh nhiệt, khai khiếu.

+ Nếu có kèm Can hỏa vượng, thêm Sài hồ, Hoàng cầm, Chi tử để thanh Can, giải uất. Tâm hỏa thịnh, thêm Hoàng liên, Chi tử, để thanh Tâm hoả.

+ Thổ huyết hoặc chảy máu cam, thêm Trúc nhự, Hạn liên thảo, Mao hoa hoặc Bạch mao căn, Trắc bá diệp sao, để thanh Phế Vị, cám máu.

+ Đại tiện ra máu, thêm Địa dư, Hoa hoè để thanh trường, chỉ huyết.

+ Tiểu ra máu, thêm Mao căn, để lợi niệu, chỉ huyết.

4. Trích dẫn y văn

+ Thương hàn ôn nhiệt đốt ở trong phần huyết, dương lạc bị tổn thương thì huyết tràn ra ngoài, âm lạc bị tổn thương thì huyết tràn vào trong tầng da mà sinh phát ban, hoặc kết lại ở hạ tiêu mà phát ra chứng cuồng. Diệp Thiên Sĩ nói: “Tà vào phần huyết thì sợ hao huyết, động huyết, cần phải lương huyết tán huyết”, đó là nói đến trường hợp này.

Bài này vì tà khí ôn nhiệt nung đốt ở phần huyết mà đặt ra. Lúc đó chẳng những nhiệt đốt ở phần huyết, mà nhiệt tà với ứ huyết cấu kết lẫn nhau, cho nên lấy thuốc thanh nhiệt trục ứ dùng chung với thuốc lương huyết tán huyết.

Bài Thanh dinh thang’ so với bài này thì Thanh dinh thang’ là loại thuốc thanh nhiệt lương huyết phối hợp với thuốc thanh khí, cho nên có thể làm cho nhiệt ở phần dinh chuyển ra phần khí mà giải được, vì thế nó thích hợp với chứng nhiệt tà mới vào phần dinh, chưa động đến huyết. Bài này hoàn toàn do bài thuốc của phần mà huyết lập nên, chú trọng thanh nhiệt giải độc, lương huyết tán ứ, để trị chứng phần huyết bị đốt nóng. Đó là điểm khác nhau của 2 bài (Thượng Hải phương tễ học).

+ ‘Tê giác địa hoàng thang’ trị chứng nhiệt tà vào huyết phận, bức màu chạy càn. Bệnh tại huyết phận so với chứng ‘Hoàng liên giải độc thang’ nặng hơn. Do tà nhiệt đốt nóng huyết phận, toàn thân đều liên lụy, nhiệt tổn thương dương lạc huyết tràn lên trên, nhiệt tổn thương âm lạc thì máu tràn xuống dưới. Triệu chứng chảy máu mũi, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, phát ban, đó là chứng chủ yếu của Tê giác địa hoàng thang’, nhiệt tổn thương tân dịch thì khát nước, nhưng chứng huyết phận là tà ở âm phận, là nhiệt đốt nóng âm dịch tràn ra ngoài, đưa lên miệng, do đó chứng huyết phận không khát nước, chỉ khô miệng, chỉ muốn súc miệng không muốn uống. Do đó chứng khát nước hoặc khô miệng có thể dùng Tê giác địa hòang thang’, về trị liệu, ‘Hoàng liên giải độc thang’ do phần khí lan sang phấn huyết, bài thuốc điều trị chủ yếu là thanh nhiệt giải độc. Tê giác địa hoàng thang’ trị tà nhiệt vào phần huyết, điều trị chủ yếu là lương huyết, tán huyết ứ. Khi dùng trên lâm sàng, không những chỉ có chứng chảy máu mũi, Môn ra máu, phát ban mà còn phải biện chứng toàn diện. Triệu chứng chủ yếu lá sốt cao, miệng khô, họng ráo, thần chí mê muội, nói sảng, không ngủ, mạch Sác hữu lực. Kiêm chảy máu mũi, nôn ra máu, phát ban, đại tiểu tiện ra, máu, kèm khô miệng không muốn uống, mạch Tế Sác, lưỡi đỏ sẫm, nổi gai, dùng ‘Tê giác địa hoàng thang’ (Trung y vấn đối).

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm