Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Sinh Địa

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Sinh Địa – còn gọi là Địa tủy (Bản kinh). Nguyên sinh địa (Bản thảo chính nghĩa). Can sinh địa (Trung được chí). Can địa hoàng, địa hoàng (Trung được đại từ điển).

– Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn) Libosch.

Đây là thân rễ cây địa hoàng thuộc họ Huyền sâm (Trung Quốc gọi) ta gọi họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng:  Bộ rễ của Sinh địa được chia làm 4 loại: rễ hom, rễ tơ, rễ bất định, rễ củ. Trong đó, rễ củ (Rễ phình lên thành củ ) là bộ phận dùng làm thuốc gọi là củ Sinh địa.

– Dùng tươi (Tiên địa hoàng); 

– Dùng khô (Sinh địa hoàng).

Chọn những củ to mập, vỏ vàng mỏng, cắt ngang có màu đen nhánh nhiều nhựa, không thối nát là tốt.

Khi thu hoạch người ta bỏ các củ vào nước để thử. Tùy theo độ nổi chìm của củ sinh địa mà chia ra Thiên hoàng, Nhân hoàng, Địa hoàng.  Củ nào nổi là Thiên hoàng, nửa chìm nửa nổi là Nhân hoàng, chìm hẳn là Địa hoàng. Nên dùng địa hoàng làm thuốc.

Mô tả dược liệu: Củ Sinh địa lúc đầu mọc thẳng đứng, sau đó phát triển ngang. Chiều dài của 15 – 20cm, đường kính 0,5 – 3,4cm. Vỏ ngoài màu hồng nhạt, phần ruột màu vàng nhạt. Phần sát gốc với thân củ kém phát triển tạo thành cuống có chiều dài vào khoảng 4 – 7cm.

Thu hái: Thường trồng vào cuối tháng 3-4 dương lịch, thu hoạch vào tháng 8-9 với các nơi lạnh giá.

Trồng vào tháng 1 – 2, thu hoạch vào tháng 7 – 8; và một vụ trồng tháng 7 – 8 và thu hoạch vào tháng 2 – 3, với các nơi nắng ấm nhiều

Bào chế

+ Bản thảo cương mục: Lấy địa hoàng 100 cân, chọn loại to mẫm 60 cân, rửa sạch, phơi hơi săn lại, lấy số sinh địa nhỏ còn lại giã vắt lấy nước, cho thêm rượu vào lại giã vắt nước, lấy nước đó tẩm sinh địa to mẫm 60 cân trên, vừa phơi vừa tẩm nước sinh địa vắt ra vừa phơi, cho đến khi hết nước vắt ra là được. (Lý Thời Trân)

Khi dùng Sinh địa thì ủ 1 ngày, dùng dao nứa thái lát mỏng phơi khô.

+ Bào chế Can địa hoàng:

Dùng nước rửa sạch bùn đất tan chất, vớt ra om cho mềm, cắt miếng phơi khô hoặc sấy khô. Sinh địa hoàng thán: (Là than sinh địa) Lấy địa hoàng khô sạch đặt trong nồi trực tiếp sao thành than.

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: có 3 giai đoạn:

Sấy lần 1: Rễ củ đào về không bị sứt mẻ, không rửa nước. Chia riêng thành 4 loại to nhỏ, cho riêng từng loại cho vào lò sấy. Sấy trong 6-7 ngày,  đến khi các củ đều mềm.

Ủ: Sau khi củ đã mềm, phơi nơi khô ráo, thoáng gió trong 5 – 6 ngày, rồi xếp vào bao bố  ủ 2 – 3 ngày.

Sấy lần 2: Sấy lại lần nữa đến khi vỏ ngoài khô khoảng 80% là được.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Phân biệt Sinh địa hoàng, Can địa hoàng và thục địa

Can địa hoàng: là tiên địa hoàng sấy nhẹ cho khô. Có vị ngọt, tính hàn, quy vào kinh tâm, can, thận. Can địa hoàng có thể dùng cho các chứng bệnh huyết hư gây nóng sốt, các trường hợp xuất huyết: nôn ra máu, chảy máu cam, băng kinh, băng huyết, rối loạn kinh nguyệt, động thai… Ngày dùng 12 – 24g dạng thuốc sắc, chia 2 – 3 lần, trước bữa ăn. 

Sinh địa hoàng: là tiên địa hoàng sấy khô, vỏ màu xám, ruột màu vàng nâu. Có vị đắng, tính hàn – lương, quy kinh tâm, can, thận, tiểu tràng. Công năng thanh nhiệt lương huyết, dưỡng âm sinh tân. Tác dụng trị tà nhiệt đã nhập vào phần dinh, phần huyết, gây sốt cao, phát cuồng mê sảng, miệng khát, lưỡi đỏ tâm phiền, các chứng âm hư hỏa vượng, trào nhiệt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 9 – 12g với nước sôi để nguội, trước hoặc sau bữa ăn 1 – 2 giờ… 

Thục địa: là sinh địa qua chưng với gừng tươi, rượu, hoặc gừng tươi, rượu và sa nhân. Thục địa có vị ngọt tính ấm, quy kinh tâm, can, thận. Có tác dụng tư âm, dưỡng huyết. Dùng trong các trường hợp thiếu máu, da xanh xao, gầy yếu… hoặc khi cơ thể khô háo do âm hư, hoặc chức năng thận âm kém:.

2. Tác dụng dược lý của vị thuốc Địa hoàng

1) Ảnh hưởng đối với đường huyết

Đã từ rất sớm từng có báo cáo về địa hoàng (phẩm chúng không nói rõ) thuốc sắc thuốc ngâm hoặc rượu ngâm cao cho thỏ nhà rót vào dạ dày, hoặc tiêm có tác dụng giáng thấp đường huyết, đã phủ định. Sau đó, lại có người báo cáo Thang bát vị địa hoàng đối với alloxan (tứ dưỡng mật định) làm cho chuột lớn cao đường huyết có tác dụng giáng thấp.

2) Tác dụng đối với hệ thống tuần hoàn

Địa hoàng ngâm cao tiêm tĩnh mạch thỏ nhà và chó có thể khiến huyết áp tăng lên, đồng thời có tác dụng lợi niệu, cồn ngâm cao ở nồng độ vừa đối với tim ếch đã tách rời cơ thể có tác dụng mạnh tim, lúc nồng độ cao thì ức chế. Khi rót vào chân sau của cóc với nồng độ vừa thì khiến huyết quản co bóp, nồng độ cao thì dãn nở. Dùng cồn chiết xuất địa hoàng Hoài Khánh cho tiêm tĩnh mạch thỏ cùng chó đã gây mê có thể khiến huyết áp xuống thấp, đối với tim ếch đã tách rời cơ thể thì biểu hiện tác dụng ức chế.

3) Khả năng giải độc

Địa hoàng (chủng loại chưa nêu rõ) sắc thuốc thử nghiệm đối với chuột con viêm gan kiểu trúng độc carbon tetrachloride (tứ lục hóa thán) thấy có tác dụng bảo hộ tang can, phòng ngừa cạn đường nguyên (hepatic glycogen) giảm ít. Vật chiết xuất sinh địa do cồn được không màu sắc, kết tinh dạng kim, đối với thủ nhà có tác dụng xúc tiến huyết dịch ngưng kết. 

4) Tác dụng kháng khuẩn

Địa hoàng (chủng loại phẩm chất không rõ) trong ống nghiệm sơ bộ thí nghiệm kết quả cho biết đối với một vài loại khuẩn (fungus) gây bệnh, có tác dụng ức chế nhất định..

Ngoài ra, tác dụng dược lý của bài “lục vị địa hoàng, do thục địa, sơn thù, hoài sơn, đan bì, trạch tả, phục linh với tỉ lệ 8: 4:4: 3: 3 : 3 chế thành thuốc sắc. .

a) Đối với chuột lớn cao huyết áp do thận, ảnh hưởng huyết áp cùng công năng thận:

Ứng dụng 1 tiêu chuẩn ghi (mark) về sodium acetrizoate (thố điển bản toan nạp) để trắc định (đo lường) công năng của thận, thắt buộc thận để sản sinh ra cao huyết áp, mỗi ngày cho uống thuốc sắc (150) 1,5g/kg, mỗi tuần uống 6 ngày, có thể giáng thấp huyết áp rõ ràng, cải thiện công năng, giảm bớt tỉ xuất tử vong.

b) Ảnh hướng đối với công năng chất có tuyến thượng thận:

Lấy hàm lượng vitamin C trong tuyến thượng thận, lấy hàm lượng hepatic glycogen (đường nguyên của gan) trong gan cùng với trong huyết dịch xung quanh số lượng thích hồng cầu (của chuột con) làm chỉ tiêu, tuy trường kỳ dùng uống lượng lớn “phục phương lục vị địa hoàng cũng không có ảnh hưởng rõ rệt. 

c) Anh hưởng đối với công năng thần kinh giao cảm:

Dùng phản xạ lãnh áp (cold pressor) đối với chuột lớn, phản ứng tăng áp đối với tuyến thượng thận, cùng với hàm lượng catecholamine (nhi trà phân an) làm chỉ tiêu, uống “lục vị địa hoàng phục phương” 1-2 tuần cũng không ảnh hưởng rõ rệt.

Vị thuốc Sinh địa hoàng

3. Vị thuốc Tri mẫu theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

– Tính vị: Ngọt đắng, mát. 

Bản kinh bảo: Vị ngọt, lạnh. 

Biệt lục bảo: Đắng, không độc. 

– Vào kinh: Tâm, can, thận. 

+ Lý Hãn: Vào thủ, túc thiếu âm, thủ tục quyết âm.

+ Thang dịch bản thảo: Vào kinh thủ thái dương thu thiếu âm kinh.

+ Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 4 kinh tâm, can, tỳ, phế. 

3.2 Công dụng và chủ trị

– Công dụng: Tư âm, nuôi máu.

– Chủ trị: Tri âm hư phát sốt, tiêu khát, nôn máu, máu cam, băng huyết. kinh nguyệt không điều, thai động không lên, âm tổn thương, bí tiện.

+ Bản kinh:

Trị vấp ngã gẫu, gân đứt, tổn thương trung tiêu đuối huyết tý, điều lấp xương tủy, lớn cơ nhục, sắc uống trừ nóng lạnh, tích tụ, trừ tỷ. Loại tươi sống càng tốt.

+ Biệt lục:

Chủ con trai 5 nhọc 7 tổn thương. Con gái tổn thương trung tiêu, bào cung rò rỉ đại tiểu ra máu, phá máu xấu, đái máu, lợi tiểu tràng, trừ thức ăn cách đêm trong vỵ, bổ 5 tạng, nội thương không đủ, thông thuyết mạch, ích khí lực, lợi tại mắt.

+ Dược tính luận : Bổ hư tổn, ấm trung tiêu hạ khí, thông huyết mạch, trị sau đẻ bụng đau, chủ nôn máu không ngừng.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Trị kinh quí, lao gầy, tâm phế tổn thương, nôn máu, máu cam, đàn bà băng huyết, huyết vậng, trợ giúp gân cốt.

+ Vương Hiếu Cổ:  Chủ trị bệnh tâm trong lòng bàn tay đau nóng, khí tý tắc yếu liệt, thích nằm, dưới chân nóng mà đau.

+ Bản thảo tòng tân: Trị huyết hư phát sốt, thấy đói thiếu, mỏi mệt thích nằm, ngực cách mô bị muộn, điều kinh an thai.

+ Vân Nam Trung được tư nguyên danh lục:

Địa hoàng:

Rehmannia glutinosa libosch. ex fish et Mey.

Tên trung dược: Địa hoàng. 

Bộ phận dùng: Rễ củ. 

– Tính vị: 

Tươi Ngọt, đắng, lạnh. 

Sống: Ngọt lạnh. 

Chín: Ngọt, hơi ấm. 

– Công hiệu: Tươi:

Thanh nhiệt, mát máu, ngừng máu, trị phong nhiệt tổn thương âm lưỡi dáng phiền khát, phát ban phát sởi, nôn máu, máu cam, họng hầu sưng đau.

Sống:

Thanh nhiệt, mát máu nuôi âm, sinh tân dịch, trị bệnh nhiệt lưỡi màu dáng phiền khát, âm hư nóng bên trong, nóng trong xương, lao nhiệt, nóng trong tiêu khát, nôn máu, máu cam, phát ban phát sởi.

Chín:

Tư âm, bổ máu, ích tinh đầy tủy. Trị gan thận âm hư, eo lưng đầu gối đau mềm yếu, nóng trong xương sốt Cơn, mồ hôi trộm, ích tinh, nóng trong tiêu khát, huyết hư úa vàng. tâm quý chính xung, kinh nguyệt không đều, bằng lậu ra máu, xây xẩm, tai ù, râu tóc sớm bạc.

3.3 Liều dùng và kiêng kỵ

* Cách dùng lượng dùng:

Uống trong Sắc uống 3 – 5 đồng cân, tễ lớn 1 – 2 lạng, ngày làm cao hoặc làm hoàn tán.

Dùng ngoài: Giã đắp. 

* Kiêng kỵ: Tỳ hư tiết tả, vỵ hư ăn ít, ngực cách mô nhiều đờm cẩn thận khi dùng.

+ Phẩm vựng tinh yếu: Kỵ la bặc, hành, hẹ.

+ Y học nhập môn: Trúng hàn có bĩ, dễ tiết tả cấm dùng.

+ Bản thảo kinh tập chú: Được mạch môn đông, rượu trong là tốt, ghét bối mẫu, sợ vu di.

+ Lôi công bào chích luận: Chớ phạm đồ đồng, sắt, khiến người thận tiêu, kiêm râu tóc trắng.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị tiêu khát (đái đường):

Hoàng kỳ 3 lạng Phục thần 3 lạng
Qua lâu căn 3 lạng Cam thảo 3 lạng
Mạch môn đông 3 lạng Can địa hoàng 5 lạng

 6 vị trên thái vụn lấy nước 8 thăng nấu lấy 2,5 thăng, bỏ bã chia 3 lần uống, ngày uống 1 thang. uống liền 10 thang (Thiên kim phương)

Ghi chú: Đời xưa 3 lạng nay là 1 lạng, 3 thang nay là 1 thang. (Thiên Kim bản thảo).

2) Trị bệnh ôn dương minh, không có chứng thượng tiêu, vài ngày không đại tiện, con người âm vốn hư, không thể dùng bài thừa khí:

Nguyên sâm 1 lạng Mạch đồng 8 đcân (để cả lõi)
Sinh địa nhỏ 8 đcân

Nước 8 bát sắc còn 3 bát, miệng khô cùng uống cho hết, không đại tiện lại uống. (‘Ôn bệnh điều biện” Tăng dịch thang).

3) Trị hư lao nôn máu không ngừng:

Sinh can địa hoàng 1 lạng Hoàng cầm 1 lạng
A giao 2 lạng (Giã sao khiến vàng khô) Bạch thược dược 1 lạng
Phục long can 2 lạng Đương quy 1 lạng

Các vị thuốc trên tán nhỏ, mỗi lần uống 2 động cân (10 gam). không kể lúc nào, gạo nếp nấu cháo điều uống. (Thánh huệ phương Địa hoàng tán)

4) Trị mũi chảy máu cam cùng cách mô nhiệt thịnh:

Can địa hoàng – Long não bạc hà (tức thủy tố) lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, nước lạnh điều uống. (Tôn Triệu phương)

5) Trị có mang bị truy thai, sau đó máu ra không ngừng, bụng dưới đầy đau:

Sinh địa hoàng (sấy) 2 lạng Đương quy (sấy cắt) 2 lạng
Khung cùng 2 lạng A giao (nướng khô) 1/2 lạng
Lá ngải 1/2 lạng

Các vị trên giã thô, mỗi lần uống 10 gam nước 1 bát sắc còn lửa, lúc đói uống, chiều lại uống. (“Thánh Lễ tổng lục” Địa hoàng thang) .

6) Trị xung nhâm khí hư, khí huyết hư tổn kinh nguyệt liên miên không ngừng:

Sinh can địa hoàng (sấy) 2 lạng Hoàng cầm (bỏ lõi đen) 1 phân rưỡi
Đương quy (cắt sấy) 1 phân rưỡi Lá trắc bá 1 phân rưỡi
Lá ngải 1/2 phân

Các vị trên giã rây qua, mỗi lần uống 10 gam, nước 1 bát sắc còn 7 phần, bỏ bã cho Bồ hoàng 1 – 2 gam vào, lúc đói trước bữa ăn uống.(Thánh Lễ tổng lục “Địa hoàng thang”) 

7) Trị huyết hà (máu đọng thành cục):

Sinh can địa hoàng 1 lạng – Ô tặc cốt 2 lạng. Nghiền nhỏ, lúc đói rượu ấm, điều uống 7 lần.(Phổ tế phương Địa hoàng tán) 

8) Trị trúng phong, chân tay co rút:

Can địa hoàng 1 lạng Cam thảo 1 lạng
Ma hoàng 1 lạng

Cắt vụn, dùng nước 7 thăng, rượu 3 thăng, sắc còn 4 thăng bỏ bã, chia 3 lần uống, không kể lúc nào, ngày 2 lần uống. (“Chứng trị chuẩn thằng” Địa hoàng thang)

9) Trị mọi vết loét không gắn miệng sinh cơ:

Sinh địa hoàng 3 hợp Bạch cập 1/2 lạng
Bạch liễm 1/2 lạng Cam thảo 1/2 lạng
Bạch chỉ 3 phân  Mỡ lợn (rán) 1/2 cân

Sáu vị trên trừ mỡ ra nghiền nhỏ, cho vào mỡ luyện thành cao, đợi lạnh, ngày đồ 3 – 4 lần.(“Thánh Lễ tổng lục” Địa hoàng cao)

5. Lâm sàng báo cáo

1) Chữa viêm khớp kiểu phong thấp, loại phong thấp

Lấy can địa hoàng 3 lạng cắt vụn, thêm nước 600 – 800ml nấu sôi 1 giờ, lọc ra dịch thuốc ước 300ml, làm lượng 1 ngày uống, chia 1 hoặc 2 lần uống hết. Nhi đồng dùng lượng 1/3 – 1/2 người lớn. Trừ giường bệnh cá biệt uống thuốc liền ngày ra, đều chọn dùng phép uống thuốc xen kẽ, tức là trong 6 ngày thì uống thuốc 3 ngày. Sau 1 tháng trị liệu, cứ cách 7- 10 ngày thì uống thuốc 3 ngày. Thử trị viêm khớp kiểu phong thấp 12 giường, 11 giường sau uống thuốc nửa ngày đến 3 ngày. 1 giường sau uống thuốc 6 ngày, khớp đau nhức giảm nhẹ, khớp sưng đau bắt đầu tiêu lui, tiếp đến cơ năng khớp bắt đầu khôi phục, khớp ban đỏ dần lui, thể ôn dần xuống..

Sau khi qua 12 – 50 ngày chữa trị, 9 giường chữa khỏi, 3 giường chữa tiến bộ rõ rệt. Huyết trầm khôi phục nói chung sau khi chứng trạng tiêu tan. Quan sát 3 – 6 tháng những giường bệnh chữa khỏi, phát trở lại 1 giường, lại lấy địa hoàng chữa lại có công hiệu. .

Đối với viêm khớp kiểu loại phong thấp 11 giường sau khi chữa tiến bộ rõ rệt 2 giường, tiến bộ 1 giường, chữa khỏi không rõ ràng 1 giường. Đa số trong 1 – 5 tháng đau nhức giảm nhẹ, khớp sưng chướng bắt đầu tiêu lui, hoạt động chân tay mình mày bắt đầu chuyến tốt, thiểu số giường bệnh khớp sưng chướng tiêu lui rất nhanh, nhưng đau nhức giảm nhẹ tương đối chậm. Trong số giường bệnh chữa khỏi có số ít phát trở lại. 

Tác dụng phụ: Một số ít có đau bụng đi tả nhẹ và đau bụng, buồn nôn, đầu xây xẩm, mệt mỏi, tâm rung động run rẩy, tất cả đều qua đi sau vài ngày tiêu tan tiếp tục uống thuốc cũng chưa phát sinh trở lại. Căn cứ quan sát, địa hoàng đủ có tác dụng chống viêm, đồng thời đối với một số tật hoạn phản ứng thay đổi trạng thái như bệnh ngoài da và hen suyễn khí quản có công hiệu, có thể cải thiện tình hình nói chung; thiểu số giường bệnh sau uống thuốc phát sinh phù thũng nhẹ có chỗ tương tự kích tố chất vỏ tuyến thượng thận (adrenocortical hormone). Tác dụng địa hoàng có thể sau khi dùng thuốc thì thời gian duy trì tương đối dài. Giường bệnh chưa có kết quả mỗi lần sau khi dùng thuốc không một giường có hiện tượng tái phát.

Sau khi kéo dài uống thuốc gián cách, kết quả chữa không những không giảm lui, bệnh tình có thể tiến một bước cải thiện, thậm chí có người sau khi dùng thuốc tiếp tục giảm nhẹ.

Ngoài ra, sinh địa hoàng trong khi chữa trị 1 – 2 tháng thu được công hiệu tương đối nhanh chóng và rõ ràng, về sau tiếp tục dùng thuốc công hiệu chữa hình như có xu thế giảm chậm, nhưng sau khi dừng thuốc 1 – 2 tháng lại tiếp dùng thuốc, lại có thể xuất hiện hiệu quả rõ ràng.

2) Chữa bệnh ngoài da viêm da thần kinh, lên sởi (tẩm ma chân) và thấp chẩn

Lấy sinh địa 3 lạng cắt vụn, thêm nước 1000ml nấu 1 giờ, qua lọc được 300ml, 1 hoặc 2 lần uống hết. Trẻ con là 1/3 – 1/6 của lượng người lớn. Chọn dùng phép cho uống thuốc gián cách, tức là mỗi lần liền uống thuốc 3 ngày cộng uống 4 lần, lần thứ 1 sau khi uống thuốc nghỉ thuốc 3 ngày, lần thứ 2 sau khi uống thuốc nghỉ 7 ngày lần thứ 3 sau khi uống thuốc nghỉ 14 ngày. Tổng cộng là 36 ngày (12 ngày uống thuốc) là 1 liệu trình. Sau khi đủ 1 liệu trình thì dừng thuốc 1 tháng có thể tiếp tục liệu trình 2. 

Đã chữa 37 giường, 1 giường thêm dùng kháng lan tố (antibiotic) kết quả 28 giường khỏi hoàn toàn, tiến bộ rõ rệt 3 giường, tiến bộ 5 giường, vô hiệu 1 giường. Trong đó đối với chữa thấp chẩn tương đối rõ, trong 25 giường có 22 giường chữa khỏi, 3 giường tiến bộ rõ rệt, thời gian công hiệu rõ nhanh nhất là 1 ngày, rất chậm là 6 ngày, liệu trình ngắn nhất 5 ngày, rất dài 20 ngày, đa số bệnh nhân trong 5 – 16 ngày chữa khỏi chưa thấy phản ứng khác. 

3) Chữa viêm gan truyền nhiễm

Phối hợp cam thảo chế thành dịch tiêm. Mỗi chi hàm chứa nguyên thuốc là Sinh địa 4 đồng cân, Cam thảo sống 2 đồng cần thành phần hữu hiệu. Mỗi ngày tiêm bắp 1 lần, mỗi lần 2 chi, 10 ngày là một liệu trình. Cộng quan sát 50 giường, trong đó 30 giường kiểu không hoàng đản cấp tính, 15 giường loại hình thiên diễn (persisting type), 5 giường viêm gan mãn tính. Qua điều trị 10 ngày, công hiệu rõ rệt (chủ yếu chứng trạng tiêu tan, gan tục thường, gan tỳ sưng to trở lại bình thường hoặc ổn định bất biến. Chỉ số Hoàng đản chuyển bình thường 41 giường.  Chuyến tốt (chứng trạng chủ yếu cùng thế chinh chuyển tốt, công năng gan tiếp cận bình thường) 7 giường, vô hiệu 2 giường. Đặc biệt là giáng thấp GPT có hiệu quả rõ rệt. Không phản ứng xấu cục bộ cũng như toàn thân.

Ngoài ra, dùng Sinh địa 4 đồng cân, Cam thảo 2 đông cân sắc uống, mỗi ngày 1 thang, 14 ngày là một liệu trình, nói chung không quá 2 liệu trình, chữa 10 giường đều có hiệu quả nhất định.

6. Các nhà bàn luận về vị Địa hoàng

1) Bản thảo thập di:

Can địa hoàng (Bản kinh) không nói sống khô cùng nấu khô, các nhà lập ra phương dùng 2 vật khác nhau; nấu khô là ôn bổ, sống khô là bình tuyên, nên theo đó mà dùng.

2) Cương mục: 

Bản kinh sở dĩ nói can địa hoàng ấy, đó là phơi râm, phơi nắng, hay sấy khô. Cho nên lại nói rằng sông ấy càng tốt. Biệt lục lại nói sinh địa hoàng ấy, đó là mới đào về tươi, cho nên tính nó rất lạnh. Tên gọi thục địa hoàng là người đời sau lại nấy phơi mà ra, mọi nhà. (Bản thảo) đều chỉ can địa hoàng là thục địa hoàng, tuy chứng chủ trị giống nhau, mà cái công bố quyết mát huyết hơi khác. Can địa hoàng tẩm nước gừng thì không nệ ở cách mô, chế với rượu thì không hại vị.

3) Bản thảo khảo vựng:

Địa hoàng, Bản kính chủ trị, đầu tiên nêu tốn thường trung tiêu, đuổi huyết tý, tức là tiếp đến điều lấp xương tủy, lớn cơ nhục, nối gân đứt. Ôi! Tý ấy là bế tắc mà không thông vậy, tùy theo máu không thông mà làm ra bệnh, như ở mắt thì đó, ở răng thì đau, ở trong thịt thì nhọt sưng, ở tim thì mờ mịt phiền ảo, ở phổi thì ho ra máu, ủng tắc mà làm ra mình nóng, khô hao mà làm ra táo sáp yếu mềm, tràn đầy mà sinh ra nôn máu, máu cam, bằng lậu.

Huyết tý tương đối rộng, nên đều lấy loại mà suy ra. Trục đuối ấy, là ý nói khiến nó lưu thông vậy, tính nó riêng nhuận xuống, lúc công sức đến, được nhị tiện thông lợi đó là chứng hậu ở ngoài. Hắc cao của (thiên kim phương) dùng trị chứng ban do nhiệt tích gây nên. (Trừu hậu phương kiêm dùng nước nấu gà dùng trị chứng sán do hàn tích làm-nên, đều là tùy theo huyết tý sinh ra vậy, trong máu có tắc thì xương tủy không đầy, cơ nhục không lớn, gân mạch đoạn tuyệt đều gọi là “thương trung mà trên kia tôi dịch là tổn thương trung tiêu đó. Nếu lấp đầy, nếu sinh trưởng đều làm nên do huyết dịch lưu thông vậy).

Nguồn: Tổng hợp + L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ