Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Bạch truật: Còn gọi:

+ Theo cách chế mà tên gọi khác nhau: Sinh bạch truật, sao bạch truật, chế ư truật, tiêu truật.

+ Theo nơi sinh ra: Giang Tây truật, Triết truật, Hồ Quảng truật.

+ Theo hình tượng mà gọi tên: Sơn giới, sơn khương, vì vật phẩm này là tựa tía tô mà vị tựa thương giới.

– Tên nước ngoài: (Asi – Shu) Atractylodes Lancea, Thunb (La Tinh)

Thuộc họ Cúc (Compositae) thuốc dùng rễ.

– Tên khoa học: Atractylodes macrocephalac Koids.

(Atractylis macrocephala (Koidz) Kand. Mazz; Atractylis Obata Thunb).  Thuộc họ Cúc (compositae).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng:

Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây bạch truật. Chữ macrocephala có nghĩa là đầu to, ý nói hoa tự hình đầu mà lại to.  

– Hình thái:

Bạch truật là một cây mọc lâu năm, cao tới 80cm, rễ phát triển thành củ to và mẫm, lá mọc so le, dai. Lá ở phía dưới thân có cuống dài, phiến lá chia thành 3 thùy rõ rệt, cắt sâu, trông gần như lá riềng. Lá ở ngọn không chia thùy, cuống ngắn, mép phiến lá có răng cưa đều và nhọn. Hoa tự hình đầu lớn tổng bao hình chuông, phiến tổng bao gồm 7 lớp trông như ngói lợp. Tràng hoa hình ống, phía dưới màu trắng, phía trên màu tím đỏ, chia làm 5 thùy hình sợi dài, 5 nhị (trong những hoa cái ở phía ngoài của hoa tự có nhị thoái hóa). Bầu nhụy có phủ lông trắng, ở đỉnh mang 1 chùm lông dài mượt (dùng để phát tán quả nhờ gió chuyến đi).

– Bào chế:

+ Bạch truật phiến.

Trước hết ngâm bạch truật 1 đến 6 giờ. Vớt ra ủ mềm 6 giờ, Thái phiến đáy 1-2mm. Phơi hoặc sấy khô.

Đồ mềm rồi thái: Ngãi bạch truật 4-6 giờ đổ 30 phút đến 1 giờ, bạch truật mềm ra thái phiến. Phơi khô. Có thể dùng nước vo gạo để ngâm mềm. 

+ Bạch truật sao vàng: Đem bạch truật phiên sao tới khi có màu vàng 

+ Bạch truật sao cám.

Bạch truật phiến 10kg; Cám gạo 1kg Cho cám gạo vào nồi, sao tới lúc bốc khói trắng, thơm, Đổ bạch truật phiến vào, đảo đều tới khi bề mặt phiến có màu vàng, mùi thơm. Đổ ra rây bỏ cám. 6. Bạch truật tẩm muối.

+ Bạch truật chích mật..

Đem bạch truật phiến, tẩm với mật ong pha loãng hoặc sirô đường đỏ, ủ cho ngấm. Sao tới khi bề mặt phiến có màu vàng, sờ không dính tay, có mùi thơm ngọt.

* Công dụng: Bạch truật dùng sống trị bệnh thấp nhiệt đặc biệt tỳ vị. Tẩm trích mật, sao đều nhằm mục đích tăng quy kinh tỳ; dùng kiện tỳ, ích khí; trị các chứng đầy bụng, nôn mửa, Sao chay mang ý nghĩa cá nhàu, lạc biệt xuất huyết đường tiêu hóa.

2. Tác dụng dược lý

Cho đến ngày nay người ta cho rằng: Bạch truật so với thương truật tác dụng cũng hơi giống nhau. Có một số người qua thí nghiệm xác định rằng: liều cao thương truật có tác dụng ức chế trong khu thần kinh rồi đến chết do ngừng hô hấp, dùng liều nhỏ có tác dụng trấn tĩnh đối với một loại ếch xanh (Trung Quốc) đồng thời xúc tiến cơ năng phản xạ của tủy sống.

– Nếu dùng cao thương truật, tương đương 6g vị thuốc trên 1 kg thể trọng, thí nghiệm với súc vật thì thấy trong vòng 2 – 5 giờ lượng huyết đường giảm xuống, thử với tim ếch thấy có tác dụng ức chế nhịp đập, làm cho tim đập chậm. Nếu dùng liều cao thì làm tim tê liệt mà ngừng đập.

– Nếu tiêm tĩnh mạch với liều nhỏ (0,1 – 0,3g) cho 1 kg thể trọng thì làm cho huyết áp hơi tăng cao, liều cao (0,5 – 2g trên 1 kg thể trọng) thì làm cho huyết áp hạ thấp. Nhưng đối với hô hấp thì dù với liều to hay nhỏ đều làm cho tạm thời tăng nhanh và không có tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Đối với tá tràng cô của thỏ thì có tác dụng ức chế.

Vị thuốc Bạch truật

Vị thuốc Bạch truật

3. Vị thuốc bạch truật theo Đông y

– Tính chất: Ngọt, ấm, không độc. 

– Qui kinh: Vào kinh tỳ, vị.

– Công dụng:

Bổ tỳ, hóa thấp, ích khí, sinh. huyết, ở trong vị tràng, trừ kích, thích sự bài tiết của tràng vị tăng thêm, nhu động ruột tăng nhanh, ngoài ra không có tác dụng gì khác. Khi vào trong máu thì có thể khiến sự tuần hoàn của huyết dịch tăng nhanh, huyết áp thêm lớn, ống máu của tạng thận cũng đồng thời bánh chướng to lên, mà cơ năng lợi tiểu cũng theo đó mà tăng nhanh cho nên dùng làm thuốc mạnh dạ dày cùng với làm thuốc lợi thủy giải nhiệt. .

– Chủ trị:

Phong hàn thấp tý, cơ chết, co quắp hoàng đản, ngừng ra mồ hôi, trừ nóng, tiêu ăn, sắc lên uống lâu nhẹ mình không đói (Bản kinh). Chủ trị đại phong ở mình mặt, phong xây xẩm đầu đau, nước mắt chảy ra, tiêu đờm, trị phong thủy kết sưng ở khoảng da, trừ đầu gấp dưới vùng tâm, miệng nôn trôn tháo không ngừng. Thông lợi máu khoảng eo lưng, rốn, ích tân dịch, ấm vị, tiêu cơm, làm cho thích ăn (Biệt lục).

* Lượng dùng: 6 – 12 gam.

* Kiêng kỵ: Thận hư cấm dùng. Kỵ đào lý, rau tùng, thịt sẻ, thanh ngư, phòng phong, địa du làm sứ.

Ghi chú: Thanh ngư là cá trắm. Rau tùng (tùng thái) là rau cải thìa.

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Kể từ đời Đường, Tống, Kim, Nguyên, Minh, Thanh… dùng chữa cho các chứng sau: – Trị tâm bụng bành chướng, trong bụng đau lạnh, vỵ hư sinh đi lỵ, lỵ khí nhiều năm không khỏi, trừ lúc nóng lúc lạnh, ngừng nôn nguợc.

– Trị phản vị, lợi tiểu tiện, chữa 5 chứng lao, 7 chứng tổn thương, bổ eo lưng đầu gối, lớn cơ nhục, trừ khí lạnh, hòn cục ở bụng, bệnh “Trưng” “Hà” do lạnh của đàn bà.

– Trừ thấp, ích khí, hòa trung tiêu, bổ dưỡng tiêu đờm, đuối nước, sinh tân dịch ngừng khát, ly. Tiêu. thấp, sưng ở chân (từ đầu gối đến bàn chân) trừ nóng trong dạ dày, cơ nóng.

2) Phối hợp với vị thuốc khác

– Cùng chỉ thực thì tiêu bị đầy ở phần khí.

– Cùng hoàng cầm thì an thai thanh nhiệt.

– Cùng trạch tả thì lợi thủy.

– Cùng can khương, quế tâm thì tiêu chất ẩm trừ tích.

– Cùng địa hoàng làm viên thì trị huyết, tả úa vàng đi.

– Cùng bán hạ, định hương, nước gừng có thể trị trẻ em đi tả lâu không khỏi.

– Cùng mẫu lệ, thạch hộc, cám lúa mạch thì có thể trị tỳ hư ra mồ hôi trộm.

5. Nên hiểu bạch truật như thế nào?

– Vì sao bạch truật bổ tỳ khí?

Vì tỳ ghét thấp phải cần kíp ăn vị đắng cho khô ráo đi. Tỳ muốn hoãn phải cần ăn ngọt cho nó hoãn chậm lại. Bạch truật vị đắng mà ngọt, đã hay ráo thấp thực tỳ, lại hay hoãn tỳ sinh tân dịch, vả lại tính rất ấm, uống vào hay mạnh ăn và tiêu cơm, nên thường gọi bạch truật là vị thuốc hàng đầu bố khí cho tạng tỳ.

– Vì sao sách nói: Không có mồ hôi thì nó làm cho ra mồ hôi, có mồ hôi ra nhiều thì làm ngừng mô hôi, thông đái, ngừng tiết tả, tiêu đờm trị phù sưng, giảm nóng, hóa được tích đọng, an thai ngừng nôn, sao công hiệu nhiều như thế? 

Tóm lại là: Tỳ bị thấp thì mồ hôi ra không ngừng, bạch truật trị được thấp thì mồ hôi tự ngừng. Tỳ mạnh thì mồ hôi dễ ra cho nên khi không có mồ hôi thì bạch truật làm mạnh tỳ mà mồ hôi ra. Nói chung mọi tà thủy thấp đều nhân tỳ mạnh mà tự trừ được. Thổ (nôn) tả cùng chứng thai không nên cũng đều phải do tỳ mạnh mà bình được, cho nên nó cùng hoàng cầm thì an thai, cùng chỉ thực thì trị bĩ… là vì vậy.  Bạch truật bổ tỳ dương, hoài sơn bổ tỳ âm, cam thảo làm hòa hoãn khí ở trong tỳ mà không tan ở trên dưới, khiến tỳ huyết có thể sinh, chứng táo hoàn toàn hết. Còn xương truật khí vị quá dữ mạnh tan nhiều hơn bổ một vị nhân sâm xung hòa hóa các khí táo bổ tỳ mà càng bổ phế nữa. Ta cần phân biệt mà sử dụng. Bạch truật chuyên bổ tỳ dương, để sống thì tương đối nóng, tính càng ít bổ không béo trệ, có thể trị được phong hàn thấp tý, cũng như làm tan được cái máu ở khoảng eo lưng rốn, cùng mạch xung gây bệnh, có công trị khí nghịch lý cấp vậy.

– Người kém ăn, thức ăn bị đình trệ có bị tích là vì tỳ kém (kiện vận) vận chuyển mạnh mẽ, dùng bạch truật khiến thổ vượng, thổ vượng thì vận động mạnh mẽ làm tiêu hóa cơm và thức ăn, trừ bí tích vậy.. 

– Bạch truật trị thổ tả vì sao? Vì thổ vượng thì khí trong đi lên mà chất tinh vi bốc lên trên, khí đục hay xuống mà chất cặn bã rót xuống dưới, nên trị thổ tả không thể thiếu được. 

– Trị được bệnh đàm ẩm, thũng đầu, thấp tý vì sao? Vì thổ vượng hay thắng được thấp, thổ khắc thủy, thắng được thấp, vì khắc được thủy cho nên khỏi được.”

– Còn như nói: lợi máu khoảng eo rốn là vì tỳ thống nhiếp huyết toàn thân, khoảng eo rốn chỉ là một bộ phận của toàn thân, vì sợ cái sức kiện vận mạnh mẽ mà máu ứ không thể ở lại được.

Nói tiêu đờm là vì tỳ đã không thấp thì đờm không thể tự sinh ra được.

Nói an thai là vì bạch truật trừ nóng trong dạ dày. Nói sinh tân dịch làm ngừng khát chẳng qua là thấp đi thì khí của toàn thân được chu lưu thông suốt tân dịch được sinh ra vậy.

– Khi dùng muốn hòa tỳ thì tẩm nước gạo, nhờ khí của cơm gạo để hòa tỳ. Sao đất vách là nhờ khí đất để giúp tỳ vậy. Nếu sợ nó táo thì dùng mật sao. Nếu sợ nó trệ thì dùng nước gừng sao. Muốn dùng nó tư âm thì sao với sữa mà dùng. Muốn thanh trừ chướng đầu thì sao Với vỏ lúa mạch.

– Ở trên phần chủ trị nói: chữa được đại phong, đó cũng chỉ là phong thấp mà nói, loại thuốc thơm tho, khéo chạy mà chủ trị về cơ, cho nên có thể trừ được đại phong.  Xây sẩm váng đầu, mắt ra nước mắt, đó là do thấp thịnh mà khí đục che lấp bên trên, do trung tiêu hư mà khí thanh dương không vận chuyển lên được. Bạch truật có thể thắng thấp trừ đờm, bổ trung tiêu đưa chất tinh vi lên thì chất đục do không vận chuyển không còn, do đó chúng xây sấm váng đầu có thể khỏi, chứng ra nước mắt có thể trừ, chứ không phải do can dương mà xây xẩm váng đầu ra nước mắt đầu.

Vị thuốc Bạch truật

Vị thuốc Bạch truật

6. Phối hợp ứng dụng vị thuốc Bạch truật

1) Cao bạch truật.

Chữa đi ỉa lỏng. Bạch truật 6 kg cắt miếng cho vào nồi đất hay nồi tráng men, nấu đặc còn nửa chắt ra, lại cho nước khác vào đun, cứ thế 3 lần, rồi cô chung lại thành cao đổ vào 1 bình qua 1 đêm, lắng lại, nghiêng bình lại bỏ nước trong ở bên trên bình đi, còn uống mỗi ngày 2 – 3 thìa, lấy nước đường điều uống.

2) Cao sâm truật.

Trị các loại tỳ vị hư tổn, bổ ích nguyên khí. Dùng: Bạch truật 6 lạng – Nhân sâm 2,5 lạng.

Cắt miếng, lấy nước ở dòng chảy 15 bát ngâm 1 đêm, dùng củi dâu đun lửa vừa vừa (văn vũ hỏa) sắc đặc ngày thành cao luyện mật, lấy nước sôi điều uống.

3) Trị ngực, cách mô phiền muộn: Bột bạch truật hòa nước uống 1 thìa con.

4) Trị dưới cùng tâm có nước: Bạch truật 3 lạng; Trạch tả 5 lạng. Nước 3 lít nấu còn 1,5 lít, chia 3 lần uống trong ngày.

5) Trị 5 chứng ẩm do rượu tích lại:

Một là lưu ẩm nước đình ở dưới tâm;

Hai là tích ẩm nước ở dưới 2 sườn.

Ba là đờm ẩm nước ở trong dạ dày,

Bốn là dật ẩm nước ở khoảng 5 tạng.

Năm là lưu ẩm nước ở trong khoang ruột. Đều là do ăn uống chất lạnh, dạ dày lạnh hoặc uống trà quá nhiều gây nên. 

Dùng: Bội truật hoàn: Bạch truật 1 cân; Bảo khương 1/2 cân; Quế tâm 1/2 cân. Cùng nghiền nhỏ viên với mật bằng hạt ngô, mỗi lần uống ấm 20 – 30 viên.

6) Trị tứ chi sưng đầy:

Bạch truật 3 lạng. Giã dập, mỗi lần dùng nửa lạng, nước 1 chén rưỡi, táo 3 quả sắc còn 9/10 uống ấm, ngày 3 – 4 lần không câu nệ thời gian.

7) Trị trúng phong miệng cắn chặt, không biết việc người nữa: Bạch truật 4 lạng, rượu 3 thằng nấu còn 1 thằng uống.

8) Trị sau khi đẻ bị trúng lạnh, khắp mình lạnh cứng, miệng cắn chặt không biết ai: Dùng: Bạch truật 1 lạng; Trạch tả 1 lạng; Gừng sống 20 gam. Nước 1 lít Sắc uống. 

9) Trị trúng thấp đau xương: Bạch truật 1 lạng; Rượu 3 bát sắc còn 1 bát uống. Người không uống được rượu thì sắc uống.

10) Trị tự ra mồ hôi không ngừng: Bột bạch truật ngày uống 2 thìa con chia 2 lần.

11) Trị tỳ hư mồ hôi trộm:

Bạch truật 4 lạng cắt miếng, lấy 1 lạng sao cùng mẫu lệ, một lạng sao cùng thạch hộc, một lạng sao cùng cám lúa mạch, một lạng không sao, cùng tán thành bột nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 gam, xa bữa ăn dùng nước cháo đưa thuốc.

12) Trị trẻ già do hư mà ra mồ hôi:

Bạch truật 5 đồng cân, lúa tiểu mạch 1 nắm cho vào nước đun cạn, bỏ lúa mạch nghiền nhỏ, dùng nước hoàng kỳ chiêu thuốc, mỗi lần 4 gam.

13) Trị sau đẻ nôn ngược: Không có bệnh gì bạch truật 1,2 lạng. Sinh khương 1,5 lạng, rượu, nước đều 2 lít, sắc còn 1 lít chia 3 lần uống.

14) Khoan trung hoàn: Trị tỳ hư chướng đầu, tỳ khí không hòa khí lạnh trú ở trong, ủng tắc không thông sinh ra chướng đầy. 

Dùng: Bạch truật 2 lạng – Quất bì 4 lạng. Nghiền nhỏ, nước cơm đặc trộn làm viên bằng hạt ngô, trước bữa ăn nước mộc hương điều uống 30 viên. Công hiệu.

15) Trị tỳ hư tiết tả: 

Bạch truật 5 đồng cân; Bạch thược 5 đồng cân. Mùa đông dùng nhục đậu khấu nướng nghiền nhỏ, viên với nước Cơm bằng hạt ngô, mỗi lần dùng nước cơm uống 50 viên, ngày 2 lần.

16) Trị thấp tả, thử tả: Bạch truật, xa tiên lượng bằng nhau rồi nghiền nhỏ, nước sôi điều uống 8 – 12g.

17) Trị bệnh đàn bà có mang muốn thai bé dễ đẻ:

Dùng: Bạch truật, chí xác sao cám lúa. Lương bằng nhau nghiền nhỏ, cùng cơm giã nhừ trộn lẫn, viên bằng hạt ngô. Cứ mỗi tháng ngày, trước bữa ăn nước ấm điều uống 30 viên, thai gầy thì dễ đẻ.

18) Trị bệnh răng ngày dài ra, dẫn đến khó ăn, tên là bệnh đầu tủy: Bạch truật sắc nước ngậm uống.

19) Trị bệnh (tả huyết nuy hoàng) tràng phong trĩ lậu, lòi dom, iả ra máu, sắc mặt vàng sạm, lâu năm không khỏi:

Bạch truật 1 cân sao qua đất sét nghiền nhỏ, địa hoàng khô nửa cân, hấp cơm chín, giã nhỏ hòa viên, nếu khô thì thêm chút rượu, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15 viên, nước cơm điều uống, ngày 3 lần.

20- Bình vị tán: Chữa viêm dạ dày cấp tính mãn tính và ruột, nôn mửa đầy bụng, không tiêu, đau bụng.

Thương truật 160g; Hậu phác 120g; Trần bì 80g; Cam thảo 40g. Tán bột trộn đều, mỗi lần dùng 8 – 10 gam nước gừng, nước ấm chiêu thuốc, ngày 3 lần.

Những phương thuốc nổi tiếng 

a) Thất bị bạch truật tán.

Trị các loại thổ tả phiền khát,  hoắc loạn, hư tổn khí yếu, bảo dưỡng người già yếu, cùng với trị tích rượu nôn ọe.

Bạch truật 10g; Nhân sâm 10g; Phục linh 10g; Cam thảo 10g; Hoắc hương 25g; Cát căn 50g; Mộc hương 12,5g. 

Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 10 gam, nước sôi điều uống. (Ở đây 1 đồng cần tính là 5 gam).

b) Thang trần truật.

Chủ trị 3 mùa, ngoài cảm nhiễm tà lạnh, bên trong tổn thương vì ăn đồ sống, lạnh, mà phát sốt, cùng với bệnh (tỳ tích đa chảy do tỳ, tràng phong) 

Dùng: Bạch truật 12g; Phòng phong 8g; Cam thảo 4g. Nếu không có mồ hôi dùng xương truật thêm hành và gừng sống sắc uống.

Nếu có mồ hôi chỉ dùng bạch truật gừng sống sắc uống.

7. Những điều cần tham khảo

a) Trương Nguyên Tố nói:

Nói chung trung tiêu không bị thấp không thể thành hạ lỵ được cần phải dùng bạch truật để đuổi nước đi, bổ ích cho tỳ, không có bạch truật không thể trừ được thấp, không có chỉ thực không thể tiêu được bĩ cứng, cho nên “Chỉ thực hoàn” dùng làm quân..

Nếu khí trệ gia thêm quất bì. Có hỏa gia thêm hoàng liên, có đờm gia thêm bán hạ, có lạnh gia thêm can khương, mộc hương, có thức ăn đình tích gia thêm thần khúc mạch nha.

b) Mậu Hy Ung nói:

Phàm bệnh thuộc âm hư máu ít, tinh không đủ, nóng trong xương, nóng bên trong, miệng khô môi ráo, ho hắng, nôn đờm nôn máu, mũi ra máu, răng lợi ra máu, họng tắc tiện bí, khí hư đều phải kiêng dùng. Truật làm ráo thận mà bế tắc khí, người can thận có động khí thì chớ uống.

c) Trần Gia Mô nói:

Chân tay lười cất, nhấc, thích ngủ, càng uống càng tốt, ăn uống sợ tăng tiến, phát sốt, dùng thêm càng hay. Thỉnh thoảng phát ho sốt rét, thốt nhiên đi tả như rót ra chữa tốt. Hoặc tứ chế nghiền tán bột để thu liễm mồ hôi. Hoặc dùng một vị bạch truật tán nhỏ viên với cơm để điều tỳ.

d) Tiết Kỷ nói:

Bạch truật cùng “nhị trấn” cùng dùng thì mạnh dạ dày, tiêu cơm, hóa đờm, trừ thấp. Cùng thược dược, đương quy, chỉ thực, sinh địa cùng dùng thì bổ tỳ vị mà lại thanh trừ được chứng thấp của người bệnh tỳ vị. Thêm can khương lại trừ được hàn thấp của người bệnh tỳ.

Cùng hoàng kỳ thược dược cùng dùng thì có mồ hôi ra nhiều sẽ ngừng, thêm vị cay tan thì nếu không có mồ hôi sẽ ra mồ hôi.

e) Bản thảo vậng ngôn nói:

Bạch truật kiêm sâm, kỳ thì bố phế, kiêm kỷ tử, địa hoàng mà bố thận. Kiêm quy, thược thì bố gan; kiêm long nhãn, toan táo nhân mà bổ tim. Kiêm quất bì, bán hạ mà tỉnh tỳ thổ. Kiêm xương truật, hậu phác có thể ráo thấp hòa tù. Kiêm thiên môn, mạch môn có thể nuôi phế sinh kim. Kiêm đỗ trọng, một qua trị được bệnh người già cả chân yếu. Kiêm mạch nha, chỉ thực, hậu phác trị bệnh cam trùng trẻ con.

Bệnh cần thuốc ấm trung tiêu mà không có bạch truật thì khỏi rồi lại phát.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm