Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Hà thủ ô đỏ (Dạ giao đằng)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Hà thủ ô đỏ (Dạ giao đằng) – Tên thường dùng: Tiên thủ ô, chế thủ ô. 

– Tên cổ trong sách cổ:

Giao đẳng, dạ hợp, địa tinh (Bản truyện). Trần tri bạch (Khai bảo bản thảo). Đào liễu đằng (Nhật hoa bản thảo). Sơn nộ, Sơn ca, Sơn bá, sơn ông, sơn tinh (Đồ kinh bản thảo). Xích cát (Đầu môn). Mã can thạch, cửu châu đằng (Bản thảo cương mục). Hồng nội tiêu (Ngoại khoa tinh nghĩa). Giao hành, giã miêu, kim hương thảo (Hòa hán dược khảo). Khua lình (Thái). Măn đăng. tua lình (Lào, Sầm Nưa). Măn đăng ón (Thổ). Hà thủ ô, tử ô đằng (Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục).

– Tên khoa học: Polygonum multiflorum Thunb. Thuộc họ Rau răm (polygonaceae).

1. Bộ phận dùng, thu hái, bào chế

– Bộ phận dùng: Hà thủ ô đỏ (Radix polygoni multiflori) là rễ củ phơi khô của cây hà thủ ô đỏ.

– Hình thái:

Dây leo có thân rễ hình củ, lá mọc cách, có mũi ở đầu, gốc thường hình tim, cuống lá phủ lông nhỏ, bẹ chìa mỏng, ngắn, hình trụ phủ lông dài.

Hoa hợp thành chùy ở nách lá hay ở ngọn, dài hơn lá nhiều, có nhiều nhánh mảnh. Cuống hoa dài và mảnh, có đốt ở nửa dưới, hoa mọc ở nách các lá bắc ngắn. Bao hoa màu trắng, hẹp ở gốc dài bằng cuống hoa. Quả hình 3 cạnh trơn, láng nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng. Cây sống ở các rừng thưa ở miền Bắc nước ta, nhiều nhất ở vùng tây bắc. Ra hoa tháng 10, có quả tháng 

– Thu hái: Thu hoạch vào mùa đông khi cây rụi lá. 

– Bào chế 

+ Đỗ đen giã nát ngâm với Hà thủ ô đã thái miếng trong một đêm. Sáng sau đem đồ lên, rồi phơi nắng, đêm lại ngâm với Đỗ đen, lại đồ và phơi, làm 9 lần.  

+ Vị thuốc Hà thủ ô ngâm nước vo gạo 24 giờ, rửa lại nước, cho vào nồi, cứ 10g Hà thủ ô cho 100g Đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn, đảo cho chín đều. Khi củ đã mềm lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước Đỗ đen thì tẩm phơi cho hết. Đồ phơi được 9 lần là tốt nhất.

2. Tác dụng dược lý

Mẫn Đính Kỳ đã báo cáo trong nhật dược chí (11-1-1950) tác dụng dược lý hà thủ ô đỏ như sau:

1) Cho thỏ uống nước sắc hà thủ ô rồi theo dõi thấy:

Sau khi uống 30 – 60 phút lượng đường trong máu tăng đến mức cao nhất, sau đó giảm dần, 6 giờ sau khi uống thuốc lượng đường trong máu so với mức bình thường kém 0,03%. 

2) Lexitin là thành phần chủ yếu của hệ thần kinh, cho nên hà thủ ô có thể dùng trong trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh. Lexitin còn giúp sinh ra huyết dịch và bổ tim. Dung dịch Lexitin pha loãng 1/10.000 đến 1/200.000 có tác dụng làm mạnh tim cô lập, nếu tim đã yếu mệt thì tác dụng lại càng rõ. Lexitin là một nguồn phốt pho dễ hấp thu và giúp cho hiện tượng chuyển hóa chung được cải thiện. Do thành phần anthraglucozit, hà thủ ô có tác dụng làm xúc tiến sự co bóp của ruột, xúc tiến sự tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng.

Cây hà thủ ô đỏ

Cây hà thủ ô đỏ

3. Vị thuốc Hà thủ ô đỏ theo Đông y

– Tính chất: Củ: Đắng, hơi sáp, mát. 

Dây thân: Ngọt, sáp, bình. 

– Qui kinh: Vào kinh can thận.

– Công dụng: Mát nóng, giải độc, ngừng đau, ngừng ra máu, điều kinh, bổ gan, ích thận, nuôi máu trừ phong.

Củ:

Trị gan thận dương thiếu, tóc râu Sớm bạc, huyết hư đầu xây xẩm, eo lưng đầu gối yếu mềm đau nhức, gân cốt nhức đau, di tinh, băng huyết, khí hư. Sốt rét lâu, lỵ lâu, viêm gan mãn tính, nhọt sưng hạch, tràng phong, trĩ lở. 

Dây, thân: Trị mất ngủ, nhọc mệt tổn thương nhiều mồ hôi.

– Theo Trung Quốc dược học đài từ điển

+ Tính chất: Đắng, sáp, hơi ấm, không độc 

+ Công dụng: Bổ gan thận, thu liễm tinh khí, vị này sau khi vào dạ dày thì có thể giúp dạ dày tiêu hóa, đến ruột khiến nó phân giải mà bị hấp thu, qua đây phân giải xong sinh tố đường đặc hiệu, vào trong máu có thể xúc tiến tác dụng chất tố men ở trong huyết dịch, khiến tác dụng thay cũ đổi mới của tế bào tăng nhanh, cho nên chuyên dùng làm thuốc cường tráng. trị các loại chứng thiếu máu cùng thần kinh suy nhược.

+ Chủ trị:

Loa lịch (hạch) tiêu nhọt sưng, chữa đầu mặt bị phong làm lở loét, trị 5 thứ trĩ, làm ngừng tâm đau, ích cho huyết khí, làm đen râu tóc đẹp nhan sắc, uống lâu mạnh gân cốt, ích tinh tủy, lâu năm không già. Cũng trị đàn bà sau khi đẻ cùng mọi bệnh khí hư (đới hạ).

* Lượng dùng: 10 – 16g. 

* Kiêng kỵ: Kiêng mọi thứ máu, loại cá không vảy, tỏi, hành, rau lá bú, đồ sắt cùng địa hoàng, có thể phục chu sa.

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác dược phẩm đựng yếu thường có chép:

Vị đắng sáp, hơi ấm, không đọc, vào kinh túc quyết âm can, túc thiếu âm thận, đi lên vậy, thuộc dương. Được phối hợp với ngưu tất thì đi xuống, phục linh làm sứ, kỵ mọi thứ máu, la bắc, đồ sắt, cá không vảy. 

Một thuyết nói: kỵ thiên hùng, ô đầu, phụ tử, tiên mao, gừng, quế, mọi thuốc táo, vì hà thủ ô có cái công nuôi doanh ích huyết vậy.

Chủ trị

Loa lịch (hạch), ung thư (nhọt), trừ phong chẩn đầu mặt, lớn gân cốt, đẹp nhan sắc, ích huyết khí, ngừng tâm đau, bổ chân âm, trị hư lao, uống lâu thêm tinh, khiến người có con, tiêu 5 thứ trĩ, đen râu tóc, mạnh tinh, ích tủy, trị đàn bà ra khí hư. Tóm lại là công điều hòa huyết khí, người sốt rét lâu, lỵ lâu, mọi bệnh bất hòa dùng nó có công hiệu lạ. Làm thuốc cho 2 kinh can thận, ngọt ấm, trừ phong, ích huyết, thu sáp lại có thể thu liễm âm. Loại lâu năm, củ to thu hái tinh chế uống lâu sống thọ, khiến người không già, đến như đắp chỗ đau ngoài da còn đỡ đau, có thể nghiệm thấy công hiệu nuôi máu hòa máu vậy.

(Hà thủ ô giã nhừ trộn nước gừng nước gạo đắp chỗ đau, hoặc gói vào đạc rồi đặt lên gót chân chườm).

2) Đời Tống. Đại Minh dùng uống lâu khiến người có con. Trị các bệnh ở tạng bụng vốn có từ lâu, khí lạnh, tràng phong (trĩ).

Vị hà thủ ô

Củ hà thủ ô đỏ

5. Phối hợp ứng dụng

1) Trị tà sốt rét ở phần âm lâu ngày không giải

Dùng: Hà thủ ô; Ngưu tất; Miết giáp; Quất hồng’ Thanh bì

– Nếu khí tỳ vị hư yếu, phần biểu đã hư thì thêm nhân sâm 10 – 16 gam.

– Phế nóng bỏ nhân sâm thêm Đương quy cùng số lượng.

2) Trị mọi phong đầu mặt cùng đai ma phong (tức lệ phong do phong hàn trú ở mạch mà không đi) 

Dùng: Hà thủ ô; Thích tật lê; Cam cúc hoa; Thiên môn đông; Hồ ma nhân; Lá sơn; Bạch chỉ; Bông kinh giới; Khổ sâm; Địa hoàng; Bách bộ

3) Trị lỵ độc ra toàn máu, mọi thuốc đều không có công hiệu

Dùng: Hà thủ ô; Kim ngân hoa; Địa du; Tê giác; Thảo thạch tàm; Sơn đậu căn; Hoàng liên; Thược dược; Can cát; Thăng ma; Cam thảo; Hoạt thạch

4) Trị phong làm cho xương mềm (cốt nhuyễn phong) eo lưng đầu gối đau, dẫm đi không được, khắp mình ngứa ngáy 

Dùng: Hà thủ ô to mà có hoa văn cùng ngưu tất đều 1 cân, lấy rượu tốt 1 lít ngâm 1 đêm phơi nắng cho khô, giã nhỏ cho mật viên như hạt đậu xanh, mỗi ngày lúc đói trước bữa ăn rượu điều uống 30 – 50 viên, kiêm trị phong đờm. sốt rét lâu không khỏi..

(Phương kinh nghiệm)

5) Trị loa lịch, hoặc vỡ hoặc không vỡ, xuống đến trước ngực đều chữa được

Dùng: Rễ hà thủ ô rửa sạch, ngày ngày nhà sống, đồng thời lấy lá giã mà đắp vào, vài lần uống là ngừng, thuốc này uống lâu, tóc đen, rất thần hiệu. (Đậu môn phương)

6) Trị đại phong lệ tật (cùng bệnh với bài số 2 ở trên)

Dùng: Hà thủ ô to mà có hoa văn 1 cần ngâm nước gạo 7 ngày rồi 9, lần nấu 9 lần phơi. Vừng ăn 1/2 cân cũng 9 lần nấu 9 lần phơi nghiền nhỏ. Mỗi lần rượu điều uống 7 gam ngày 2 lần.

(Thánh huệ phương) 

7) Trị trong da đau không biết chỗ nào

Dùng thủ ô giã nhỏ, hòa nước gừng nhào thành cao mà đồ nơi đau, lấy vải bọc hơ lửa nóng, đặt chườm dưới bàn chân.  (Phương kinh nghiệm)

8) Trị tự ra mồ hôi không ngừng: Dùng:  Bột hà thủ ô hòa nước bọt đắp giữa rốn.

9) Trị tràng phong tặng độc ra máu không ngừng: Dùng: Hà thủ ô 2 lạng nghiền nhỏ, trước bữa cơm dùng nước cơm điều uống 7 – 10g. (Thánh huệ phương) 

10) Trị trẻ con lưng rùa: Lấy nước đái con rùa hòa “hồng nội tiêu” (tức bột hà thủ ô, có nơi gọi ngũ vị tử) dán trên đốt khớp nhô lên đó, lâu lâu tự yên. (Phương nhân dân dùng) 

11) Trị phá thương xuất huyết: Bột hà thủ ô đắp bèn ngừng. Thần hiệu (Bút phong tạp hứng phương) 

12) Trị mụn nhọt độc lở:

Dùng Hà thủ ô không kể nhiều ít, cho vào trong nồi đất, dùng lửa vừa phải sắc, tới lúc nóng cho rượu ngon vào bằng nhau, lại đun vài lần sôi, luôn luôn uống. Bã của nó lại phơi rồi nghiền nhỏ, nấu với rượu, hòa bột hoàn viên như hạt ngô, lúc đói rượu ấm điều uống 30 viên, bệnh lui rồi vẫn nên thường uống.

(Ngoại khoa tinh nghĩa phương)

13) Trị ghẻ lở, ngứa đầy người không thể trị được: Dùng hà thủ ô, lá ngải cứu lượng bằng nhau, sắc đặc tắm rửa, rất có thể giải đau, sinh cơ nhục. (Vương ai bác tế phương) 

6. Phương tễ trứ danh

Bổ khí thận đen râu tóc, có thể sống lâu năm, thêm tuổi thọ. (Triệu tiết ứng).

Dùng: Hà thủ ô trắng, đỏ đều 1 cân. Ngưu tất 8 lạng (lấy thủ ô trước dùng nước gạo ngâm 1 ngày đêm, đem dao tre cạo bỏ vỏ thô, cắt làm những miếng, dùng đậu đen rải 1 lượt lại đến hà thủ ô một lượt, lại rải đậu đen một lượt đến ngưu tất 1 lượt, cứ lần lượt rải cách nhau, trên cùng lại rải đậu đen. Lấy đậu trên cùng chín làm mức độ, bỏ đậu phơi khô.

Ngày thứ 2 lại làm như trên, dùng đậu đen sống nấu như phép, nấu 7 lần, bỏ đầu dùng). Phá cố chỉ 1/2 cân (160 – 250g) (ngâm rượu rửa, dùng vừng đen cùng sao đến lúc không tiếng nổ làm mức, bỏ vừng dùng).

Bạch phục linh 1/2 cân. (dùng sữa người đảo đều, nấu kỹ phơi khô, lại nấu). Xích phục linh 1/2 cân (ngâm sữa bò đen rồi phơi khô nấu). Thỏ ty tử 1/2 cân (ngâm rượu 1 đêm, rửa phơi khô, nấu phơi 2 lần). Câu kỷ tử 1/2 cân (bỏ cuống phơi khô) cùng nghiền nhỏ, trộn mật viên bằng hạt nhãn, mỗi ngày lúc đói nhai 3 viên, rượu ấm hoặc nước cơm, nước muối nhạt điều uống. Lúc chế không được phạm đồ sắt.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm