Vị thuốc Chỉ xác: Vật phẩm này tức là chỉ thực để chín già, vỏ mỏng trong rỗng mà nhiều ruột nên gọi vậy. – Còn gọi: Chỉ xác sao lúa, chỉ xác cũ.
– Tên cổ: Nô lệ, thương xác, động đình nô lệ (Hòa hán dược khảo).
– Tên (chỉ xác) khoa học
Theo NCTVVTVN, Fructus citri aurantii Thuộc họ Cam quít (Rutaceae) b) Theo TQ DHÐTÐ. Aegle sepiaria (Citrus fusca) Thuộc họ Văn hương (Rutaceae)
Mục Lục
1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế
– Bộ phận dùng: Là quả chín của cây “chỉ”. Cũng họ Rutaceae nhưng ta gọi họ Cam quít. Trung Quốc gọi họ Vân hương.
– Thu hái bào chế: Tháng 9 – 10 hái quả chín về bổ đôi phơi trong râm cho khô.
– Cách dùng: Để lâu năm càng tốt, vỏ quít cũng vậy, khi dùng bỏ ruột, hạt sao củng lúa mạch, khi lúa chín bỏ lúa dùng chỉ xác.
2. Vị thuốc chỉ xác theo Đông y
– Tính chất: Đắng, chua, hơi lạnh, không độc.
– Quy kinh: Vào tỳ, vị.
– Công dụng: Phá khí trệ, khoan khoái tràng vị, dùng làm thuốc trừ đờm, lợi thấp, tiêu hóa,
– Chủ trị:
Phong tý, lâm tý, thông lợi khớp đốt, lão sinh ho hắng, lưng với cánh tay buồn bực mỏi, tan đọng kết, Cơm trệ ở ngực cách mô, đuối nước. tiêu đầy chướng, trị phong ở đại tràng, yên Vỹ, ngừng đau phong.
+ Theo Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục thì còn gọi chỉ xác là câu cát.
Tên khoa học là: Poncitrus trifoliata (Linn) Rafin.
+ Công dụng:
Quả: Thơm tho mạnh vị, thư ruỗi gan, lý khí ngừng đau, phá khí tiêu tích.
Trị can vị khí trệ, sán khí, ăn tích, đờm trệ, ngực sưng bị chướng, đập đánh, sa tử cung, buồng vú kết hạch, giải độc rượu.
Lá: Phản vị – nôn mửa.
* Lượng dùng: 4g – 8g/ ngày.
* Kiêng kỵ: Phàm tỳ vị hư hàn mà không thấp tích, cùng đàn bà có mang thể yếu cấm dùng.
3. Từng thời đại đã dùng để chữa
1) Lê Hữu Trác trong Lĩnh nam bản thảo nói:
Chỉ xác tục gọi vỏ quả trập.
Tính mạnh, không độc, đắng, chẳng ngọt.
Tiêu đờm, hạ khí, ruột, ngực thông phá “trưng”, trừ lỵ hoạt
2) Nhà Đường. Ngõa Quyền dùng chữa:
Khắp mình phong chẩn, trong cơ như đậu vừng, lở ác, tràng phong, bệnh trĩ, khí kết ở tâm bụng, hai sườn chướng hư, quan cách, ủng tắc
3) Đời Tống. Đại Minh mạnh tỳ mở vị, điều 5 tạng hạ khí xuống, ngừng nôn ngược lên, tiêu đờm, trị phản vị, hoắc loạn trừ tả lỵ, tiêu cơm, phá trưng kết tích tụ, trừ 5 khí cách mô, khí phế bị thủy thũng, đại tiểu tràng, trừ phong sáng mắt, còn nướng nóng đắp lòi dom, trī sưng.
4) Đời Kim. Trương Nguyên Tố dùng để tiết phế khí, trừ ngực bĩ tắc.
5) Đời Minh. Lý Thời Trân trị lý cấp hậu trọng (đi đại tiện phải vội, ra nhà xí lại ngồi mót rặn).
4. Phối hợp ứng dụng vị thuốc Chỉ xác
1) Bất kinh hoàn:
Tri trẻ nhân sợ nôn ngược lên làm thành co quắp, đờm rãi ủng tắc, chân tay Co giật, tròng mắt nhìn nghiêng.
Dùng: Chỉ xác bỏ ruột sao; Đạm đậu xị. Lượng bằng nhau nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 chữ quá lắm 1/2 đ.cân. Cấp kinh nước bạc hà chiêu thuốc, mạn kinh sắc nước kinh giới hòa rượu uống, ngày 3 lần.
(Trần Văn Chung tiểu nhi phương)
2) Trị hạ sớm quá thành chúng bĩ:
Thương hàn chứng âm, dưới vùng tâm đầu, không đau, ấn thì mềm như rồng.
Chỉ xác, Tân lang lượng bằng nhau, nghiền nhỏ mỗi lần uống 3 đ.cân, sắc nước hoàng liên điều uống. (Tuyên minh phương)
3) Trị trẻ con bí sáp: Chỉ xác nướng bỏ ruột, Cam thảo đều 1 đ.cân, cho nước sắc uống. (Toàn ấu tâm giảm phương)
4) Trị thuận khí ngừng lỵ : Chỉ xác (sao) 2,4 lạng; Cam thảo 6 đ.cân. Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đ.cân, với nước đun sôi. (Anh đồng bách vấn phương)
5) Trị xương sườn nhức đau, nhân vì sợ tổn thương gan
Dùng: Chỉ xác (sao) 1 lạng; Cành đào tươi 1/2 lạng nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 1 đồng cân. Nước gừng táo điều thuốc.
6) Lợi khí sáng mắt: Chỉ xác 1 lạng, sao nghiền nhỏ, nước nóng điều uống.
7) Trị răng nhức đau: Chỉ xác ngâm rượu ngâm nước nuốt. (Thánh huệ phương)
8) Trị sau đẻ ruột ra không co lại: Chỉ xác sắc nước ngâm, lâu lâu (Tụ chẩn phương)
9) Trị mang thai đau bụng
Chỉ xác 3 lạng sao miến; Hoàng Cầm 1 lạng, mỗi lần uống 5 đ.cân, nước 1,5 chén sắc còn 1 chén uống.
Nếu chướng đầu mình nặng, thêm Bạch truật 1 lạng. (Hoạt pháp cơ sếu phương)
10) Trị trĩ sang sưng đau:
+ Dùng Chỉ xác nướng chín chườm, 7 quả, lập tức lên (Tất hiệu phương).
+ Lại dùng bột chỉ xác cho vào trong lọ sắc nước sôi kỹ trước công sau rửa, (Bản sự phương)
11) Trị sơ dẫn cước khí: Dùng: Chỉ xác sao 2 lạng 4 đ.cân, Cam thảo 6 đ.cân cùng nghiên nhỏ, nước mộc qua điều uống. (Trực chỉ phương).
12) Tiêu tích thuận khí, trị 5 tích 6 chứng tụ, không câu nệ trai gái già trẻ, nhưng là khí tích đều trị được. Đây là phương tiện truyền cho vậy.
Phương dùng: Chỉ xác 3 cân, bỏ ruột, mỗi quả cho vào nhân Ba đậu 1 hạt, buộc lại nấu nhỏ lửa 1 ngày, nước giảm lại cho nước sôi chế vào chớ dùng nước lạnh, đợi đến giờ hết nước bỏ Ba đậu ra, cắt miếng phơi khô, chớ sao, nghiền nhỏ, dấm nấu miến hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 – 40 viên tùy bệnh lấy nước đưa thuốc,
(Thiệu chân nhân kinh nghiệm phương)
13) Trị già trẻ bụng chướng, huyết khí ngừng trệ
Dùng bài này khoan tràng thuận khí, tên gọi: Tứ diệu hoàn.
Chỉ xác tốt dầy (bỏ ruột) 4 lạng. Chia ra 4 phần. Một lạng dùng 1 lạng Xương truật cùng sao, một lạng dùng 1 lạng hạt lú bú (La bạc tử) cùng sao; một lạng dùng một lạng Can tất cùng sao; một lạng dùng 1 lạng Hồi hương cùng sao vàng. Bỏ 4 vị cho vào cùng sao, lấy Chỉ xác nghiền nhỏ, lấy 4 vị sắc nước nấu bột miến hoàn viên bằng hạt ngô. Sau ăn cơm, lấy nước cơm điều uống 50 viên.
(Vương thị giản dị phương)
14) Trị thương hàn ợ nấc: Dùng: Chỉ xác nửa lạng, Mộc hương 1 đ.cân nghiền nhỏ, mỗi lần nước sôi điều uống 1 đ.cân, chưa ngừng lại uống. (Bản sự phương)
15) Trị sườn phải đau: Chỉ xác, Nhục quế. Trị khí hư đại tiện không khoan khoái dùng Chỉ xác, Nhân sâm, Mạch đông.
16) Trị ra khí hư, mót rặn: Dùng: Chỉ xác; Tân lang; Thược dược; Hoàng liên; Thăng ma; Cát căn; Cam thảo; Hồng khúc; Hoạt thạch
17) Trị sởi do phong gây ngứa: Dùng: Chỉ xác; Kinh giới; Khổ sâm; Phòng phong; Xương nhĩ thảo; Bại bồ. Sắc nước tắm.
18) Trị tràng phong ra máu mới mắc
Chỉ xác; Hoàng liên; Hòe hoa; Can cát; Phòng phong; Kinh giới; Thược dược; Hoàng cầm; Đương qui; Sinh địa hoàng; Địa du; Trắc bá diệp
19) Trị thượng tiêu ủng tắc khí chướng đầy do lạnh: Dùng: Chỉ xác; Tô tử; Quất bì; Cát cánh; Mộc hương; Bạch đậu khấu; Hương phụ
5. Tư liệu tham khảo
Vương Hiếu Cổ nói:
Chỉ xác chủ trị ở cao, Chỉ thực chủ trị ở dưới, cao là chủ khí, thấp là chủ huyết, cho nên “Xác” chủ bệnh ở ngực cách mô da lông. “Thực” chủ cái bệnh tâm bụng tỳ vị, điều lớn thì giống nhau, chiều nhỏ thì khác nhau. Chu Qung hoạt nhân thư nói trị “bĩ” nên trước dùng “Thang cát cánh chỉ xác” không phải là dùng bài đó để trị dưới tâm bĩ vậy. Quả thực biết cho hạ lầm, khí bị hãm mà thành bĩ, cho nên trước phải dùng bài đó, khiến nó không dẫn đến bĩ vậy. Nếu đã thành bĩ mà dùng bài đó (Thang cát cánh chỉ xác) thì sai lầm vậy, không những không thể tiêu bĩ, ngược trở lại tốn cái khí ở trong ngực vậy.
Nguồn: L/y Hy Lãn
Xem thêm: