Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Chỉ thực: Chỉ là tên cây, thực là quả của cây. Tên thường dùng: Trần chỉ thực (chỉ thực cũ) chỉ thực sao lúa. Tên cổ trong sách cổ: Động đình, niêm thích, phá hung chùy (Hòa hán dược khảo).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng:

1) Theo VNTDTNDL: Hồng hà đại rực đăng: chỉ thực: Papeda hongheensis (Y.L.D….) Tseng.

Biệt danh: Hồng hà đăng. Thuốc dùng: Quả con. Công dụng: Hành khí tiêu tích, hóa đờm trừ bì,

2) Cây lấy quả non gọi chỉ thực, lấy quả già, to gọi chỉ xác, cùng 1 cây:

Tên gọi: Toàn đăng. Citrus aurantium Linn ( aurantium acre Mill).

– Tính chất: Đắng, cay, chua, hơi lạnh. – Công dụng: + Gần thành quả chín = chỉ xác.

Lý khí khoan trung, hành trệ tiêu trướng trị ngực sườn khí trệ, chướng đầy đau đớn, ăn tích không hóa, đờm ẩm dừng ở trong sa dạ dày, lòi dom, sa tử cung.

+ Quả non:

Phá khí tiêu tích, hóa đờm tan bị. Trị tích trệ đình tụ ở trong bì đầy chướng đau, tả lỵ mót rặn, đại tiện không thông, đờm trệ khí trở ngực tắc, kết ở ngực, dạ dày sa, lòi dom, sa tử cung. 

3) Theo sách Trung Quốc dược học đại từ điển.

Chỉ thực, động đình, niêm thích, phá hung, Chùy. Tên nước ngoài là:

Nelumbium speciosum. Thuộc họ Vân hương (Rutaceae)

Thực ra chỉ thực và chỉ xác chỉ khác nhau về thời gian hái, chỉ thực hái khi quả non, bé, chặt, chỉ xác hái khi quả khô, to, xốp. Đa số lấy trong chi citrus và poncirus, nhưng cũng có chi citrus mà chỉ dùng rễ không dùng quả, như loại “Thu hồ lô” có tên Citrus ichangensis swingle.

Những loại như chanh, chấp, cam chua, quất đều có thể làm chỉ thực (lấy non), chỉ xác (lấy già) được: Thí dụ: Chanh = đinh mông Citrus limon (Linn) Burm f.

– Tính vị: Quả = chua, ngọt, bình.

Rễ = cay, đắng, ấm. 

– Công dụng:

Quả: Hóa đờm ngừng ho, sinh tân mạnh vị, ngừng khát, trừ nóng, an thai. Trị viêm chi khí quản, họ trăm ngàn, chán ăn, trúng năng phiền khát, chứng thiếu sinh tố C.

Rễ: Hành khí, ngừng đau, ngừng ho bình suyễn, trừ ứ. Trị vấp ngã thương tích, đau dạ dày, chó dại

cắn bị thương. 

– Hình thái

Cây “chỉ” mà Trung Quốc mô tả. Cây “chỉ” tựa cây quất mà nhỏ, cây cao 5-7 xích (ước 1,6 – 2,1m) lá như lá cam (đăng) mà nhiều gai, xuân nở hoa thu thành quả, lúc tươi thì vỏ dầy mà bền chắc, sắc xanh lục, lúc chín da nó mỏng mà không hư, mềm, sắc vàng nâu.

– Thu hái: Tháng 7 – 8 lấy quả non phơi trong râm.

– Bào chế: Sau khi thu hái, mang về rửa sạch với nước, ủ mềm thái bào mỏng phơi khô.

Vị thuốc Chỉ thực

Vị thuốc Chỉ thực

2. Vị thuốc chỉ thực theo Đông y

– Tính chất: Đắng, lạnh không độc. 

– Quy kinh: Vào tỳ, vị.

– Công dụng: Phá khí tiêu tích bí, hóa đờm, lợi ngực cách mô, dùng làm thuốc tiêu hóa, cho ra mồ hôi, lợi tiểu, trừ đờm.

– Chủ trị:

Đại phong ở trong da dẻ, như đậu vừng mọc rất ngứa, trừ nóng lạnh kết, ngừng ly, lớn cơ nhục, lợi năm tạng, ích khí nhẹ mình (Bản kinh).

Trừ đờm tích ở ngực sườn, đuối nước đình tụ, phá kết rắn, tiêu chướng đầu dưới tâm đau bĩ cấp, sườn đau phong thí nghịch, yên vị khí, ngừng tiết tả ỉa lỏng, sáng mắt (Biệt lục).

* Lượng dùng: 3g – 6g/ ngày.

* Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn mà không có thấp tích, cùng đàn bà có mang thể yếu cấm dùng.

3. Trương Trọng Cảnh phát minh

– Một vị chỉ thực qua Trương Trọng Cảnh thực nghiệm phát minh nhận rằng:

Chủ trị cái độc kết thực, thêm trị ngực đầy ngực tắc, bụng đầy, bụng đau.

(1) Chỉ thực thuộc dược tán chứng rằng: Bụng đau phiền đầy.

2) Thang quế chi chỉ thực sinh khương chứng rằng: Tâm huyền thống. (Tim như treo mà đau).

3) Thang đại thừa khí rằng – Bụng chướng đầy.

4) Thang hậu phác tam vật chứng rằng: Đau mà bế

5) Thang hậu phác thất vật chứng rằng: Bụng đầy.

6) Thang chi tử đại hoàng xị chứng rằng: Nóng đau.

7) Thang đại sài hồ chứng rằng: Dưới tâm cấp, uất hơi phiền.

8) Thang chỉ thực phỉ bạch quế chi chứng rằng: Ngực đầy . 

9) Thang chi tử hậu phác chứng rằng: Tâm phiền bụng đầy.

10) Thang tiểu thừa khí chứng rằng: Bụng to đầy không thông.

11) Thang chỉ thực chi tử sị chứng rằng: Chi tử, Hương sị chủ trị trong tâm ảo nùng, mà lại thêm Chỉ thực thì có chứng ngực đầy rõ lắm vậy.

12) Thang quất bì chỉ thực sinh khương chứng rằng: Hung tý (ngực tắc)

Trải xem các phương trên thấy. Chỉ thực chủ trị cái độc kết thực rõ vậy. Ông Trọng Cảnh dùng Thang thừa khí vậy.

Rất thực rất đầy kết độc ở bụng thì dùng Thang đại thừa khí dùng 5 quả chỉ thực. Riêng bụng đầy không thông thì dùng Thang tiểu thừa khí lượng Chỉ thực dùng 3 quả. Chỉ thực chủ trị kết thực xem đây có thể thấy vậy.

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Lê Hữu Trác trong Lĩnh nam bản thảo có ghi:

Chỉ thực ta dùng quả trấp non.

Lấy về thái mỏng, sau còn hong khô.

Hoặc sao hoặc nấu tùy cho.

Thương hàn kết độc, dùng vô (vào) an toàn.

Tích phá, ăn tiêu, đờm tan.

Sức mạnh để cách lại toan lật tường.

2) Đời Đường. Ngõa Quyền dược tính bản thảo bàn về chỉ thực rằng:

Giải chứng thương hàn bị kết ở ngực, chủ tn ho suyễn khí xốc lên, trong thận tổn thương vì lạnh, âm nuy mà Còn có khí lực thì thêm mà dùng… 

3) Đời Kim. Trương Nguyên Tố chân châu nang bàn về chỉ thực rằng: Tiêu ăn, làm tan bại huyết, phá tích cứng, trừ thấp nhiệt trong vị..

5. Phối hợp ứng dụng vị thuốc chỉ thực

1) Chỉ thực cùng tam lăng, nga truật, thanh bì, tân lang làm thuốc tiêu mài tích rắn, song phải có thể ăn được, người tỳ vỹ mạnh mới nên dùng.

2) Trị thốt nhiên ngực tắc đau: Dùng chỉ thực giã nhỏ nước điều uống 1 thìa xúc, ngày 3 lần đêm 1 lần. (Trửu hậu phương)

3) Trị ngực tắc, kết ngực, dưới tâm bĩ cứng, khí lưu động kết ở ngực, dưới sườn khí ngược lên nhói tim. Dùng Thang chỉ thực phỉ bạch làm chủ.

Chỉ thực cũ 4 củ; Hậu phác 4 lạng; Phỉ bạch 1/2 cân; Qua lâu 1 củ; Quế 1 lạng. Nước 5 thăng. Trước sắc chỉ, phác lấy 2 thăng, bỏ bã, cho các thuốc vào, sắc sôi vài dạo chia uống ấm 3 lần, khỏi. (Kim quỹ yếu lược phương)

4) Trị thương hàn ngực đau, sau khi bị thương hàn thốt nhiên ngực cách mô bế tắc đau

Chỉ thực sao lúa nghiền nhỏ, nước cơm điều uống 2 đ.cân, ngày 2 lần. (Tế sinh phương)

5) Trị sau đẻ đau bụng: Chỉ thực sao lúa, Thược dược sao rượu, đều 2 đ.cân, nước 1 chén sắc uống, cũng có thể làm bột uống.

6) Chứng bôn đồn đau khí: Chỉ thực nướng nghiền nhỏ, điều uống 1 thìa cà phê, ngày 3 lần đêm 1 lần.(Ngoại đài bí yếu phương)

7) Trị đàn bà vùng âm nang sưng cứng đau: Chỉ thực 1/2 cân đập dập sao, gói vải chườm lạnh lại thay. (Tử mẫu bí lục phương) 

8) Trị đại tiện không thông: Chỉ thực, Tạo giáp lượng bằng nhau nghiền nhỏ, viên Với Cơm điểu uống. (Nguy thị đặc hiệu phương). 

9) Trị lỵ tích lòi dom: Chỉ thực trên đá mài phẳng, mật nướng vàng, đều thay nhau chườm, co lại bèn ngừng. (Thiên kim phương)

10) Trị trẻ con lỵ lâu, cơm nước không điều: Chỉ thực giã nhỏ uống 1-2 đ.cân (Quảng lợi phương)

11) Trị tràng phong ra máu

Chỉ thực 1/2 cân, Hoàng kỳ sao lúa nửa cân nghiền nhỏ, nước cơm điều uống 2 tiền chùy (tức 2 gam) bất kể lúc nào, cũng có thể hoàn viên uống.

(Kinh nghiệm phương).

12) Trị trẻ con 5 thứ trĩ, không kể năm tháng: Chỉ thực nghiền nhỏ, luyện mật viên bằng hạt ngô, lúc đói điều uống 30 viên.

13) Trị trẻ con đầu lở loét. Chỉ thực sao cháu hòa mỡ lợn bôi. (Thánh huệ phương). 

(14) Trị trên da bị phong chẩn, mọc nốt đỏ mẩn khắp ngoài da.  Dùng: Chỉ thực ngâm dấm nướng lửa chườm bèn tiêu. (Ngoại đài bí yếu phương)

6. Phương tễ trứ danh

1) Chỉ truật hoàn. (Khiết cổ phương)

Trị bí tích, tiêu ăn, mạnh vị. Chỉ thực 1 lạng; Bạch truật 2 lạng.

Hai vị cùng nghiền nhỏ, dùng lá sen nướng cơm làm viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên. Phương này thêm mộc hương sa nhân thì là Hương sa chỉ truật hoàn.

2) Thang chỉ truật (Kim quỹ phương)

Trị dưới tâm cứng to như cái mâm, một bên như chèn úp do thủy ẩm sinh ra.

Chỉ thực 7 quả; Bạch truật 2 lạng. Hai vị lấy nước 5 thăng nấu còn 3 thăng, chia 3 lần uống, thông bụng mềm tức như cũ.

3) Thang chỉ thực chi tử sị (Kim quỹ phương)

Sau khi bệnh nặng khỏi, lại phát bệnh lao

Chỉ thực 3 quả nướng; Chi tử 14 quả giã dập; Sị 1 thăng gói vải. Ba vị lấy nước tương trong 7 thăng, nấu lấy 4 thăng, đặt Chi tử, Chỉ thực sị, vào nấu lấy 2 thăng. Chia vài lần uống trong ngày, đắp bụng cho ra nhẹ mồ hôi, nếu có thức ăn cách đêm gia thêm Đại hoàng 5 – 6 miếng như quân cờ.

7. Tư liệu tham khảo 

1) Trương Nguyên Tố nói: Dưới tâm bĩ cùng thức ăn cách đêm không tiêu, đồng thời nên dùng chỉ thực, hoàng liên.

2) Vương Hiếu Cổ nói:

Ích khí thì giúp thêm nhân sâm, bạch truật, can khương. Phá khí thì giúp thêm đại hoàng, khiến ngưu, mang tiêu. Đó là Bản kinh sở dĩ nói ích khí mà lại nói tiêu bĩ vậy. Không phải bạch truật không thể trừ được thấp, không phải chỉ chực không thể trừ bì, cho nên Khiết Cổ chế “Chỉ truật hoàn” phương cùng điều tỳ vị.

Trương Trọng Cảnh trị dưới vùng tâm cứng to như mâm, do thủy ẩm gây ra, dùng Thang chỉ thực bạch truật dùng Chỉ thực 7 quả, Bạch truật 3 lạng, nước một đấu sắc còn 3 thăng, chia 3 lần uống, trong bụng cứng bền tiêu vậy.

3) Khấu Tôn Sáng nói:

Chỉ thực, chỉ xác là một vật vậy. Nhỏ thì tính dữ mà chóng, lớn thì tính rõ mà chậm, cho nên Trương Trọng Cảnh trị thương hàn bệnh vội vàng gấp gáp, trong Thang thừa khí dùng chỉ thực đều là lấy nghĩa sơ thông đào xẻ, cho tiết đi, phá kết thực.

Phương khác chỉ những dẫn bại phong ủng tắc, cho nên chỉ dùng chỉ xác, nghĩa nó như vậy.

4) Tô Tụng nói rằng:

Cây “chỉ” để làm chỉ thực, cây như cây quất mà nhỏ hơn, cao 5 – 7 xích (1,6m -2,1m) lá như lá cam mà nhiều gai, mùa xuân mọc hoa trắng, thu thành quả, tháng 7 – 8 lấy quả, tháng 9 – 10 hái làm chỉ xác. Nay nhà y cứ lấy vỏ dầy mà quả nhỏ làm chỉ thực, to đủ già là chỉ xác. Loại mọc gần đường, tục gọi “xú quất” (quít hôi) không thể dùng được.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm