Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Mộc hương:  Một số mộc hương thường dùng:

1) Mộc hương: Rosa bankside R. Br.

2) Vân mộc hương: Aucklandia lappa (Decne) Ling (= Saussurea lappa C. B Clarke).

3) Việt tây mộc hương

4) Xuyên mộc hương:

5) Thố mộc hương.

6) Mộc hương: Aucklandin costus,

Thuộc họ Cúc (Cúc Compositae)u

Nay tôi chỉ biên soạn 1 loại mộc hương, một trong 2 loài mà di thực được, đang trồng rộng rãi là Vân mộc hương.

– Tên khoa học: Saussurea lappa clarke.

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Là rễ của cây vân mộc hương, thuộc họ Cúc (Compositae).

– Hình thái

Cây vân mộc hương còn gọi là quảng mộc hương là cây sống lâu năm, rễ to mẫm, đường kính có thể đạt tới hơn 5cm, vỏ ngoài mầu nâu nhạt, phía gốc có lá hình 3 cạnh tròn, dài 12 – 30cm, rộng 6- 15cm, cuống dài 20 – 30cm có ria; mép lá nguyên và hơi lượn sóng, hai mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Trên thân cũng có lá hình 3 cạnh. nhưng càng lên trên các lá cành nhỏ dần, mép có răng cưa, cuống lá càng lên cao càng ngắn lại, phía trên cùng lá gần như không cuống hay có khi như ôm lấy thân cây: hoa hình đầu, màu lam tím. Quả bế, hơi dẹt và cong queo, màu nâu nhạt có những đốm màu tím.

– Thu hái: Mùa hoa tháng 7-9 Mùa quả tháng 8 – 10.

Bào chế. Lát mộc hương: Đem mộc hương rễ về rửa sạch phơi khô thái từng miếng một, lại phơi khô.

Mộc hương nướng: Đem lát, miếng một hương đặt vào trong chảo sát, một tầng giấy lại một tầng mộc hương xếp vài tầng, đặt bên lò lửa, đến lúc trong mộc hương hàm chứa dầu bay hơi thấm vào các tầng giấy, lấy ra để nguội.

Có một số vùng đem 1 cân miếng mộc hương, vỏ lúa chấu) 4 lạng đặt trong chảo sao đến sắc vàng không kém làm mức, sàng bỏ Vó lúa để nguội.

Lưu ý: Dùng sống có tác dụng hành khí. Dùng lùi có tác dụng hoà hoãn hơn và có tác dụng cầm ỉa chảy.

Vị thuốc Mộc hương

Vị thuốc Mộc hương

2. Tác dụng dược lý 

Tác dụng giai co quắp cùng giáng áp

Bộ phận ancaloit của Vân mộc hương đối với histamine (tổ chức an) làm cho chi khí quản chuột lớn cùng cơ bình hoạt (smooth muscle) tiều tràng của nó có quắp, có tác dụng giải co quắp (kính) rõ rệt. Đối với histamin và adrenalin làm cho máu tai thỏ co bóp thì không đối kháng, đối với cơ cốt cách chuột lớn cơ cách mô) cũng không tác dụng. Đối với tác dụng hô hấp và huyết áp rất nhỏ với mèo và thỏ nhà.

Từ rễ cây mộc hương trong dầu chiết xuất lấy lactone (nội chư) cùng với bỏ dầu lactone cũng có tác dụng giải trừ cơ bình hoạt (smooth muscle) co quắp, dãn nở chi khí quán và giáng thấp huyết áp. Tác dụng giải co quắp (kính) thuộc kiểu hướng cơ, giống như papaverine (anh túc kiềm) mà tương đối yếu. Tác dụng mạnh nhất là bỏ dầu lactone (nội chỉ du) cùng với Dihydrodehy drocostuslactone. Đối Với histamine cùng acetylcholine dẫn sinh ra chi khí quản chuột cống co quắp (kính loan) có tác dụng bảo hộ không cùng trình độ. Có thể dùng chữa hen suyễn chi khí quản. Tác dụng giáng áp xuống rất mạnh là bỏ được dầu lactone cùng với 12 – Methoxy – dihydrocostunolide, chủ yếu là xung quanh ngoài ống máu dãn nở cùng tạng tâm ức chế sinh ra. Trên đây các loại thành phần đều không có tác dụng ngừng ho, nhưng có tác dụng lợi tiểu nhẹ.

2) Tác dụng kháng khuẩn

Thuốc sắc vân mộc hương trong ống nghiệm đối với khuẩn trụ phó thương hàn (Bacillus paratyphosus) có tác dụng ức chế nhẹ, đối với khuẩn trụ bệnh lỵ (Bacillus dysenteriae), khuẩn trụ mủ xanh (Salmonellatyphi), khuẩn cầu bồ đào (Staphylococcus), liên cầu khuẩn thì không có tác dụng ức chế, Đối với khuẩn fungus, hay Eumycetes nào đó gây nên bệnh thì có tác dụng ức chế, nhưng đối với khuẩn cầu ẩn kiểu mới (cryptococcus neoformans) thì không ức chế rõ ràng. Thí nghiệm ngoài cơ thể, đối với loại mao trích trùng cũng có tác dụng ức chế nhẹ.

3. Vị thuốc Mộc hương theo Đông y

– Tính vị: Cay đắng, ấm. 

+ Bản kinh: Vị cay, ấm. 

+ Thang dịch bản thảo: Khí nóng, vị cay đắng, không độc. 

– Về kinh: Vào phế can tỳ.

+ Bản thảo khiên nghĩa bổ dị: Hành kinh can.

+ Lôi Công bào chế dược tính luận: Vào 6 kinh tâm, phế, can, tỳ, vị, bàng quang.

– Công dụng chủ trị:

Hành khí ngừng đau, ấm trung tiêu hòa vị, trị trúng lạnh khí trệ, ngực bụng chướng đau, nôn mửa, tiết tá, đi lỵ mót rặn đi nhanh về chậm, hàn sán,

+ Bản kinh: Chủ trị tà khí, tránh độc dịch, mạnh chí, chủ lâm lộ.

+ Biệt lục: Chữa khí kém, trong cơ thiên về lạnh. Chủ khí không đủ, tiêu độc, trị ôn ngược, vận hành cái tình của thuốc. .

+ Bản thảo kinh tập chú: Chữa đặc sưng, tiêu khí ác xú. 

+ Dược tính luận:

Trị con gái huyết khí nhói tim, đau không thể nhịn, tán bột rượu điều uống. Trị 9 loại tâm đau, tích khí lạnh lâu, huyền tích trưng khối, chướng đau, đuổi mọi khí ủng ắc xung lên phiền muộn; trị hoắc cạn nôn tả, trong bụng đau ngầm.

+ Nhật Hoa tử bản thảo:

Trị các loại khí ở vùng tâm bụng, ngừng tả, hoắc loạn, bệnh lỵ, an thai, mạnh tỳ tiêu ăn. Chữa gầy yếu, bàng quang lạnh đau, nôn ngược, ăn vào nôn ra (phản vỵ).

+ Vương Hiếu Cổ: Trị mạch xung gây bệnh khí nghịch lên, đi nhanh về chậm, Chủ trị thấm da, bế tiểu tiện.

+ Bản thảo thông huyền: Trị sán khí. 

* Cách dùng lượng dùng: 

+ Uống trong: Sắc nước 2g – 12g/ngày. Mài nước hoặc làm viên, tán bột

+ Dùng ngoài: Nghiền bột đắp, hoặc mài nước đắp.

* Kiêng kỵ:

Người âm hư tân dịch không đủ cẩn thận khi uống.

+ Bản thảo kinh sơ: Người phế hư có nhiệt cẩn thận chớ phạm. Nguyên khí hư thoát cùng âm hư nội nhiệt, mọi bệnh có nhiệt, tâm đầu thuộc hỏa cấm dùng.

+ Đắc phối bản thảo: Tạng phủ táo nhiệt người vỵ khí hư yếu cấm dùng.

4. Phương chọn lọc

1) Trị các loại tẩu chú, đau khí không hòa: Quảng mộc hương nước ấm mài đặc cho vào rượu nóng điều uống. (Giản tiện đơn phương) 

2) Trị nội điếu gây đau bụng:Mộc hương; Nhũ hương, một dược đều 5 phân, sắc nước uống. (Nguyễn thị tiểu nhi phương)

3) Trị các loại khí, công kích bụng sườn chướng đầu, đại tiện không lợi:

Mộc hương 2 – 3 lạng. Chỉ xác (sao lúa hơi vàng, bỏ trấu vỏ) 2 lạng. Đại hoàng (đập vỡ sao qua) 4 lạng. Khiên ngưu tử (sao qua) 4 lạng. Vỏ kha lê lặc 3 lạng. Thuốc trên nghiên nhỏ luyện mật trộn đều viên như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên. (“Thánh huệ phương” Mộc hương hoàn).

4) Trị các loại tích chìm đọng thúy khí, hai sườn nhói đau, trúng đầu không thể ăn, đầu mắt xây xẩm

Có thể dùng “Trà điều tán” sau uống phương này:

Mộc Chương 1 lạng; Binh lang 1 lạng; Thanh bì 1 lạng; Trần bì 1 lạng; Quảng mậu (sao) 1 lạng; Hoàng liên (sao lúa); Hương phụ tử (sao) 4 lạng; Hoàng bá 3 lạng ;Khiên ngưu 4 lạng; Đại hoàng 3 lạng.

Cùng nghiền nhỏ, nước hoàn viên như hạt đậu xanh, mỗi lần uống 30 viên, sau bữa ăn nước gừng điều uống. (Nho môn sự thân” Mộc hương binh lang hoàn)

5) Trị tràng vị hư yếu, lạnh nóng không điều, tiết tả phiền khát, cơm thức không tiêu hóa, bụng chướng ruột reo, ngực cách mô bị muộn, dưới sườn dải sườn chướng đầu; hoặc đi ly ra máu mủ, đi nhanh một rặn, đêm dậy luôn luôn, không thiết uống ăn; hoặc tiểu tiện không lợi, chân tay mình mẩy mỏi mệt, dần thành gầy yếu:

Hoàng liên 20 lạng (dùng thù du 10 lạng cùng sao khiến đỏ, bỏ thù du không dùng); Mộc hương (không thấy lửa) 4 lạng 8 đồng cân 8 phân. Cùng nghiền nhỏ, dấm hoàn viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên, sắc đặc nước cơm điều uống, lúc đói uống, ngày 3 lần. (Cục phương” Đại hương liên hoàn).

6) Trị hạ lỵ ra máu mủ, đi vội một rặn, ngày đêm không chừng mực

Thược dược 1 lạng; Đương quy 5 đ.cân; Đại hoàng 1,5 đ.cân; Hoàng cầm 1,5 đ.cân; Hoàng liên 1,5 đ.cân; Mộc hương 1,5 đ.cân; Binh lang 1,0 đ.cân.

Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 – 5 đ.cân. Nước 1 bát sắc còn 7/ 10 bỏ bã, uống ấm. Nếu chưa ngừng lại uống, khỏi mót rặn thì ngừng.

(Tố vấn bệnh cơ bảo mệnh tập” Đạo khí thang)

7) Trị hàn sán, cùng thiên trụy (hạt dái bên to bên nhỏ) tiểu tràng sán khí:

Xuyên luyện từ 3 đ.cân; Tiểu hồi hương 5 phân; Mộc hương 1 đ.cân; Đạm ngô thù du 1 đ.cân. Nước sông suối sắc uống. (“Y phương giản nghĩa” Đạo khí thang)

8) Trị hoắc loạn chuyển gân: Nước Mộc qua 1 chén; Mộc hương bột 10g. 2 vị trên rượu nóng điều uống, không kể lúc nào. (Thánh Lễ tổng lục)

9) Trị trẻ con kinh dương minh phong nhiệt cùng chống chọi nhau. Với khí thấp, âm hành vô cớ sưng hoặc co đau 

Quảng mộc hương 2,5 đ.cân; Chích cam thảo; Chỉ xác (sao lúa) 2,5 đ.cân. Sắc nước uống. (Tăng thị tiểu nhi phương)

10) Trị hôi nách, (âm nang thấp hôi lở cũng dùng được): Dấm tốt ngâm Thanh mộc hương, đặt dưới nách kẹp chặt lại. Hàng ngày xát luôn, (Tất hiệu phương) 

11) Trị tâm khí nhói đau. 

Thanh mộc hương 1 lạng; Bồ kết nướng 1 lạng. Nghiền nhỏ hồ viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng nước nóng điều uống 50 viên, rất công hiệu.

Lại 1 phương dùng mộc hương và diện hồ sách,

12) Trị khí trệ eo lưng đau

Thanh mộc hương; Nhũ hương đều 2 đ.cân tẩm rượu, hấp cơm, lấy rượu điều uống.

Lại 1 cách: Mộc hương; Quất bi; Sa nhân; Bạch đậu khấu; Lá tía tô. Điều tất cả các loại khí không thuận, cùng khí lạnh công kích gây ra tiết tả. Sau khi giận dữ lớn khi nghịch lên làm cho ngực cách mô chướng đầy, 2 sườn đau. 

13) Trị tràng phong la ra máu

Mộc hương; Hoàng liên. lượng bằng nhau nghiền nhỏ, cho vào | trong ruột già lợn đã làm sạch, buộc 2 đầu chặt, nấu rất kỹ bỏ thuốc ăn ruột lợn, hoặc cả thuốc và ruột lớn giã viên uống.

5. Các nhà luận bàn

1) Dược loại pháp tượng:  Vị thuốc Mộc hương, trừ khí trệ ở trong phổi, nếu chưa kết trệ ở trung và tiêu nên dùng Binh lang làm sứ.

2) Thang dịch bản thảo: Mộc hương, Bản kinh nói chủ khí yếu, khí không đủ, bổ vậy.

Thông khí ủng tắc dẫn các loại khí phá vậy. An thai mạnh tỳ vị, bổ vậy. Trừ huyền tích khối, phá vậy. Cùng điều này bổ phá không giống nhau sao vậy? Địch lão cho rằng thuốc phá khí, không nói bổ vậy. 

3) Chu Chấn Hanh: 

Điều khí dùng mộc hương. Vị cay, khí có thể đi lên, như khí uất không đạt thì nên. Nếu âm hỏa xung lên trên ấy thì ngược lại là giúp tà hỏa, nên dùng Hoàng bá Trị mẫu mà lấy ít Mộc hương làm tá thôi. 

4) Bản thảo hội biên: Vị thuốc Mộc hương, cùng thuốc bổ làm tá thì bổ, cùng thuốc cho tiết ra làm quân thì tiết ra vậy.

5) Cương mục:

Mộc hương là thuốc tam tiêu khí phận, có thể đưa lên đưa xuống khí, mọi khí phẫn uất đều thuộc Phế, cho nên thượng tiêu khí trị dùng nó, đó là kim uất thì tiết vậy. Trung khí không vận chuyển đều thuộc về tỳ, cho nên trung tiêu khí trệ nên dùng đấy, tỳ vị thích thơm tho vậy. Đại tràng khí trệ thì mót rặn (hậu trọng), bàng quang khí không hóa thì đái rắt bí đai, khí can uất thì gây đau, cho nên hạ tiêu khí trệ nên dùng đấy, đó là tắc lấp thì thông vậy.

6) Bản thảo dựng ngôn:

Quảng mộc hương, (bản thảo) nói thuốc tổng trị khí, hòa khí vị, thông khí tâm, giáng khí phế, sơ khí can, khoái khí tỳ, ấm khí thận, tiêu khí tích, ấm khí lạnh, thuần khí nghịch, dẫn khí ra phần biểu thông khí ở trong tổng quản lý mọi khí trong ngoài trên dưới toàn thân, đó là nói riêng về công. Song tính vị thơm ráo mà mãnh liệt. Nếu người phế hư có nhiệt, huyết khô mạch táo ấy người âm hư hỏa xung ấy, người tâm vỵ đau thuộc hỏa ấy, người nguyên khí hư thoát ấy, mọi bệnh có nhiệt nằm phục ấy cẩn thận chớ coi thường mà dùng.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm