Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Hạnh nhân tên gọi khác là Bạch hạnh nhân, hạnh nhân nê, khổ hạnh nhân, bắc hạnh nhân. – Tên cổ trong sách cổ: Điểm mai (Cương mục). Đức nhi, lão âm tử, thảo kim đan (Hòa hán dược khảo).

– Tên khoa học: Prunus armeniaca Linn. 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Hạnh nhân là nhân của hạt qủa Mơ (Prunus armeniaca L.), họ Hoa hồng (Rosaceae).

– Thu hái: Vào mùa hè khi quả chín.

– Phép chế:

Làm thuốc trị bệnh phổi bị phong, hàn để liền cả vỏ và đầu nhọn, mục đích cho nó phát tan ra ngoài vậy. Còn nói chung dùng lấy nước ngâm bỏ vỏ và đầu nhọn, sao vàng dùng. Hoặc dùng miến bột sao qua.

2. Tác dụng dược lý của Hạnh nhân

+ Giảm ho suyễn: Do Glucosid trong hạnh nhân thủy phân thành cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp. 

+ Tác dụng nhuận tràng: Benzaldehyde trong dầu hạnh nhân có thể ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, có tác dụng nhuận tràng. 

+ Ức chế giun đũa, giun móc câu, giun kim, trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn. 

+ Độc tính: 

Sau khi ăn hạnh nhân, chất amygadalin kết hợp với amygdalase sinh ra prunasin và mandelonitrile. 2 chất này bị phá hủy trong ruột sinh ra benzaldehyde và hydrocyanic acid rất độc. 

Triệu chứng ngộ độc: chóng mặt, nôn, tiêu chảy, đau bụng, mệt lả người, nóng rát vùng thượng vị, huyết áp tăng, thở gấp. Nghiêm trọng có thể dẫn đến suy hô hấp, thở nông chậm, hôn mê, co giật, giãn đồng tử, tụt huyết áp, dẫn đến tử vong. 

Liều gây độc: Người lớn: 40 – 60 nhân; Trẻ em 10 – 20 nhân có thể gây ngộ độc nghiêm trọng. Anhydric acid, liều gây chết ở người lớn là 0,06g . 

Thuốc được giảm liều và sắc sắc lên, cho thêm đường để giảm bớt độc. Trường hợp quá liều có thể cho uống than hoạt hoặc sirô. Trong dân gian dùng vỏ cây hoặc vỏ rễ mơ làm chất giải độc.

Vị thuốc Hạnh nhân

Vị thuốc Hạnh nhân

3. Vị thuốc hạnh nhân theo Đông y

– Tính chất: Đắng, ấm, có độc nhỏ. 

– Quy kinh: vào kinh phế, đại trường

– Công dụng: Ngừng ho, bình suyễn, tuyên phế nhuận tràng, trừ đờm, trị hen suyễn, ho ngoại cảm, chướng đầu, tắc hầu, tràng táo, tiện bí.

– Tác dụng:

Sau khi vào dạ dày cùng vị toan phân giải mà thành ra (thanh toan) loại axit trong, đến ruột bị vách ruột hút vào đến trong máu thì có thể ức chế tổ chức cơ quan oxy hóa khiến nó không giữ lấy (toan tố) sinh tố chua, đồng thời đại não thần kinh bị kích thích sinh ra ma túy toàn thân, trị giác cũng cảm thấy không nhanh nhẹn lắm mà thần kinh phí cũng bị ma túy cho nên hay ngừng ho, lại trị viêm chi khí quản nhỏ, viêm chi phí quản mãn tính. 

– Chủ trị

Ho ngược đưa khí lên, họng tắc hạ khí, vết đâm chém, tâm lạnh bôn đồn. Kinh giản, dưới tâm phiền nhiệt, khí phong đi lại, váng đầu thời tiết, giải cơ, tiêu tan cấp mãn ở dưới vùng tâm, còn trừ độc chó.

Qua thực nghiệm của ( Trương Trọng Cảnh)

Chủ trị: Nước đình chứa ở khoảng ngực, cho nên chưa được suyễn họ,

Kiêm trị: Ngắn hơi, kết ở ngực, tâm đau, hình thể phù thũng.

Lượng dùng của các bài thuốc: 1 bài lượng dùng 70 hạt (28 gam).

4 bài lượng dùng 50 hạt (20 gam).

2 bài lượng dùng 40 hạt (16 gam).

2 bài bằng lượng thuốc khác.

* Lượng dùng: 6g-12g/ngày.

* Kiêng kỵ:

+ Chú ý: Người tỳ vị hư không dùng. Thuốc có độc tính không dùng quá liều, cẩn thận khi dùng cho trẻ em. Để tránh ngộ độc, cần dùng Hạnh nhân đã ngâm nước ấm cho hết đắng, không dùng sống, phải bóc vỏ sắc lên mới dùng

+ Phàm người hư mà không cảm tà ho hắng không dùng loại 2 nhân không dùng. Ghét, hoàng cầm, hoàng kỳ, cát căn sao lửa tốt.

4. Người đời xưa đã dùng để điều trị

+ Trị phúc tố không thông ra mồ hôi, bệnh ôn chân sưng, ho khí xốc lên, suyễn xúc cùng thiên môn đông làm nhuận tâm phế.

+ Trừ phế nóng, trị phong táo thượng tiêu, lợi khí ở ngực cách mô, và nhuận khí bí ở đại tràng.

+ Sát trùng trị lở ngứa, tiêu sưng trừ mọi phong ở đầu mặt.

5. Nên hiểu và dùng hạnh nhân như thế nào?

+ Nói trị ho ngược đưa khí lên, chữa hầu tý vì: Hạnh nhân vào kinh thủ thái âm phế, thái âm là cái tạng trong sạch yên lặng, nếu có tà trú ngụ ở đó thì ho ngược khí xốc lên, hỏa bốc lấn phế kim thì sinh ra tắc hầu. Hạnh nhân nhuận lợi mà đi xuống, đắng ấm mà làm tan trệ, do đó họ ngược khí sốc và hầu tý trừ được.

+ Tính chất của nó nói là lạnh lợi, không phải là nói lạnh đầu, mà là nói nó tính nhuận lợi đi xuống.

+ Nói trị phiền nhiệt dưới tâm: Tức là nói trị tàn nóng trú ở khoảng tâm phế.

+ Nói trị khí phong mắc đi mắc lại, váng đầu do thời tiết là vì phế chủ đề da lông thế mà phong tà ở ngoài vào làm cho váng đầu… Nay hạnh nhân ấm có thể giải cơ, đắng có thể tiết nóng, chính là hạnh nhân hay phát tán nên trị được.

+ Tóm lại: Hạnh nhân cay hay tan tà, ấm thì hay tuyên thông trệ, hành đờm, nhuận thì hay thông khí, đắng thì hay hạ khí. cho nên: Hạnh nhân có tác dụng phát tán phong hàn lại có năng lực hạ khí trừ suyễn.

+ So sánh hạnh nhân và tử uyển. Đều thuộc loại tuyên phế, trừ uất, mở khiếu đái, nhưng tử uyển chủ trị huyết ở kinh phế, còn hạnh nhân thì trị khí của kinh phế.

+ So sánh hạnh nhân với đào nhân.

Điều trị bí đại tiện, nhưng hạnh thì thấy mạch phù khí suyễn tiện bí mà thấy ban ngày. Còn đào thì chứng thấy mạch trầm, phát cuồng tiện bí mà thấy ban đêm.

+ So sánh hạnh nhân cùng qua lâu.

Đều thuộc loại trừ đờm, nhưng hạnh thì từ trong chân lông thở thịt, phát tán để trừ đờm, cho nên người biểu hư rất nên kiêng, còn qua lâu thì từ trong trang vị thanh lợi để trừ đờm, cho nên người lý hư rất kiêng. , + Hạnh nhân hao khí, nên khi dùng hạnh nhân trị đại tiện bí, người xưa hay đi với trần bị làm tá thì khí mới thông, vì vậy không nên uống lâu, uống lâu lông tóc rụng.

+ Bỏ loại 2 nhân, khi muốn phát tán thì để cả vỏ cả đầu nhọn nghiền nhỏ dùng, còn dùng vào việc khác thì bỏ vỏ, đầu nhọn sao qua dùng.

+ So sánh ma hoàng cùng hạnh nhân đều là thuốc phát tán, nhưng ma hoàng thì sức ở lỗ chân lông mà hạnh thì sức ở trong huyết lạc, vì thế có một số phương thang ma, hạnh cùng dùng thì lực phát tán mới sâu, vì thế có người nói ma với hạnh cũng như quế chi với thược dược, do đó khi chỉ cần phát tan ở chân lông và các khiếu thì dùng riêng ma hoàng, khi tà có cả ở trong huyết lạc, thì sự vận chuyển không chậm và không tổn thương..

+ Phế khí không lợi mà họ ngược suyễn gấp phổi chịu phong hàn mà họ hắng có đờm, khí phế uất đóng mà sinh đại tràng táo kết, đó đều là chứng khí trệ ở phổi, dùng hạnh nhân vừa có công lý khí, nhuận phế lại có ích là nhuận tràng trị táo. Bởi vì phế và đại tràng có quan hệ biểu lý, tạng thông thì phủ thông, tạng thuận thì phủ thuận, xem đó thì biết hạnh nhân trị khí nhuận táo rõ lắm.

+ Dùng hạnh nhân trị sát trùng, lở ngứa, tiêu sưng, chủ yếu là dùng cái độc của hạnh nhân, hơn nữa phế chủ bì mao, nay hạnh nhân giỏi trừ phế nhiệt, trị được cái phong táo ở thượng tiêu, cho nên có ích cho da lông vậy.

6. Phối hợp ứng dụng

1) Trị mắc bệnh phổi lâu, suyền gấp đến ho lắm, không quá 2 thang sẽ khỏi.

Hạnh nhân bỏ vỏ đầu nhọn 80g ngâm nước tiểu trẻ con, mỗi ngày 1 lần thay, mùa hạ 3 – 4 lần thay, đầy 1/2 tháng lấy ra sấy khô nghiền nhỏ. Mỗi lần uống bằng Quả táo ta; Bạc hà 1 lá; Mật 1 cục bằng quả trứng, nước 1 chung sắc còn 7 phần, sau bữa ăn uống ấm, kiêng ăn tanh.

2) Trị ho nghịch khí xốc lên

Không kể người lớn trẻ con, lấy hạnh nhân 3 tháng, bỏ vỏ đầu nhọn, sao vàng nghiện thành cao, cho 1 lít mật vào đảo chín, trước bữa ăn ngậm nuốt nước,

3) Trị khí xốc lên suyễn gấp

Hạnh nhân, đào nhân đều 20g. bỏ vỏ đầu nhọn sao giã nhỏ, dùng nước và bột hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10 viên, nước gừng, mật đưa thuốc, lấy hơi lợi làm mức, lợi một chút thì thôi không uống nữa.

4) Trị suyễn súc phù thũng, tiểu tiện dầm dề nhỏ giọt.

Dùng hạnh nhân 40g, bỏ vỏ đầu nhọn sao nghiền, cùng gạo nấu cháo, lúc đói ăn 2/10 lít.

5) Trị phong hư váng đầu như muốn vỡ ra

Dùng: Hạnh nhân bỏ vỏ đầu nhọn phơi khô nghiền nhỏ, nước 9 lít sắc như keo, lấy cùng canh hoặc cháo ăn, sau 7 ngày mồ hôi ra mạnh, mọi phong dần giám. Phép này thần diệu lắm. Kiêng thịt lợn, gà, cá, tỏi, dấm..

6) Trị phong trệt 1 bên người, mất tiếng không nói

Nuốt sống hạnh nhân 7 hạt không bỏ vỏ và đầu nhọn, mỗi ngày nâng dần lên đến 49 hạt rồi lại bắt đầu, sau bữa ăn vẫn uống nước trúc lịch, lấy khỏi làm mức.

7) Trị hầu tắc, đờm ho

Hạnh nhân bỏ vỏ sao vàng 3 phân (1,6g) cùng bột quế 0,5g nghiền nhỏ ngậm, nuốt nước, còn trị họng nóng sinh lở, thốt nhiên mất tiếng.

8) Trị thốt nhiên không đái được

Hạnh nhân 27 hạt, bỏ vỏ đầu nhọn sao vàng nghiền nhỏ, nước cơm điếu thuốc uống. 

9) Trị 5 chứng trị ra máu

Hạnh nhân bỏ vỏ đầu nhỏ cùng loại 2 nhân, nước 3 lít, nghiền nhỏ lọc, sắc còn một nửa cùng gạo nấu cháo ăn.

10) Trị âm hộ có dòi sưng. Trùng thư đau ngứa không thể chịu được.

Dùng: Hạnh nhân bỏ vỏ, sao tồn tính, gói vải màn đặt trong âm hộ. Cộng hiệu. 

11) Trị trong mũi sinh lở: Hạnh nhân nghiền nhỏ hòa sữa rỏ vào mũi,

12) Trị mắt sinh mộng thịt, hoặc ngứa hoặc đau, dần lấp cả con ngươi.

Dùng: Hạnh nhân bỏ vỏ 15g, bột kem bôi 2g nghiền đều, gói bông lọc sạch, rỏ vào.

(13) Trị trẻ họng sưng. Hạnh nhân sao đen nghiền nhỏ ngâm

14) Trị ăn thịt chó, dưới tâm đầy chướng cứng, miệng khô, phát nóng nói càn:

Hạnh nhân 1 dm3 bỏ vỏ đầu nhọn, nước 3 lít sắc sôi, bỏ bã lấy nước chia 3 lần uống, ỉa ra thịt chó là được.

15) Trị nốt ban cho bạch điện phong: Hạnh nhân cả vỏ và đầu nhọn, mỗi sáng nhá 27 viên, đêm đi nằm lại nhá.

16) Trị trẻ lở đầu: Hạnh nhân sao nghiền đắp

17) Trị lỗ đít có trùng, đau sinh ngứa dùng: Hạnh nhân nghiền thành cao, luôn luôn đắp.

18) Trị uốn ván (phá thương phong) sưng tấy: Hạnh nhân nghiền như cao đắp dầu lên trên vết thương rồi cứu ngải.

19) Trị âm hộ lở loét sưng đau: Dùng: Hạnh nhân sao đen nghiền như cao đắp,

20) Trị cam ăn lở loét mũi: Dùng: Hạnh nhân sao (nén lại) lấy dầu rỏ vào.

21) Trị trẻ con rốn lở loét thành phong: Hạnh nhân bỏ vỏ nghiền đáp.

22) Trị kim vào trong thịt không ra: Dùng: Hạnh nhân 2 hạt giã nhừ trên mỡ lợn đắp, kim tự ra. 

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm