Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Bách bộ còn gọi: Dây đẹt ác, dầy ba mươi, chích bách bộ, giã thiên đông. – Tên trong sách cổ: Bà phụ thảo (Nhật hoa), bách nãi, dã thiên môn đông (Bản thảo cương mục). Vương phú, thấu dược, bà tế, bách điều căn, bà luật hương (Hòa hán dược khảo).

– Tên khoa học. Stemona tuberosa Lour. Thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae)

1. Bộ phận dùng, thua hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Rễ củ phơi khô (radix Stemonae) của cây bách bộ.

– Thu hái: Vào mùa đông, hoặc đầu xuân, lúc cây chưa nẩy chồi. Lúc này dinh dưỡng sẽ tập trung toàn bộ ở rễ. Dùng củ lâu năm, càng lâu năm càng to càng dài.

– Hình thái

Bách bộ là thứ cây leo, dài 5 – 8m có khi còn hơn. Thân nhỏ nhẵn, lá mọc đối có cuống, hình trái tim. Trên mặt lá ngoài gân chính có 6 – 8 gân phụ chạy dọc từ cuống đến đầu lá, có những gân ngang nhỏ và rõ. Hoa tự mọc ở kẽ lá gồm 1 – 2 hoa, lớn, màu và đỏ. Quả nang có 4 hạt. Rễ c” | 10 – 20 – 30 củ có khi tới 100 dài 15 – 20cm, đường kính 15 2cm. Màu trắng vàng, vị ngọt sa rất đắng.

– Bào chế:

+ Bản Thảo Cương Mục: Lấy củ gìa rửa sạch, cắt bỏ rễ 2 đầu. Đem đồ vừa chín, hoặc nhúng qua nước sôi. Củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi. Phơi nắng, sấy khô hoặc tẩm rượu.

+ Phương Pháp Bào Chế Đông Dược: Rửa sạch ủ mềm, rút lõi thái mỏng. Phơi khô dùng sống, hoặc tẩm mật một đêm rồi sao vàng.

2. Tác dụng dược lý của Bách bộ

Stemonin có tác dụng làm giảm tính chất hưng phấn của trung khu hô hấp, có tác dụng ức chế phản xạ họ.

– Trung Quốc dùng chữa lao hạch kết quả tốt, do đó cha ông ta dùng chữa lao và ho là rất đúng.

– Có tác dụng sát trùng và chữa

– Liên Xô chứng minh bách bộ sát khuẩn ở ruột già.

– Vị thuốc Bách bộ có tác dụng kháng sinh đối với vị trùng bệnh ly, bệnh phó thương hàn.

Vị thuốc Bách bộ

Vị thuốc Bách bộ

3. Vị thuốc Bách bộ theo Đông y

– Tính chất: Ngọt, hơi ấm, không độc.

– Công dụng:

Âm phổi, trị ho lạnh, sát trùng chữa ghẻ ngứa, uống trong chuyên làm thuốc trị ho trừ đờm, dùng chữa các bệnh ho. Dùng ngoài làm thuốc sát trùng ngoài da, giết ký sinh trùng người và ngựa, như rận chất, rệp, giun sán, cái ghẻ…

– Chủ trị: Ho hắng khí xốc lên, nướng lửa ngâm rượu uống.

– Theo sách “Vân Nam Trung dược…” thì: Loại bách bộ của ta, mô tả ở trên Trung Quốc gọi là đại bách bộ, còn gọi bách bộ lá đối,  Sơn bạch căn, đại xuân căn dược, cửu trùng cắn (Stemona tuberosa Lour).

+ Tính vị: Ngọt đắng hơi lạnh. Có độc nhỏ.

+ Công dụng: Nhuận phế, ngừng ho, sát trùng ngừng ngứa, trừ đờm. Trị ho trăm ngày, trị giun đũa giun kim, định nhọt lở loét, chấy ở đầu, bệnh ly (amebic dysentery) viêm chi khí quản, viêm màng sườn kiểu ướt, ho hắng lao phổi, thấp chẩn (eczema).

Còn bách bộ ghi trong dược điển Trung Quốc là bách bộ lá hẹp, còn gọi “tuyến diệp bách bộ”, “bách bộ Vân Nam”. (Stemona mairei Leul Krause) thì có công dụng: Nhuận phế ngừng ho, sát trùng ngừng ngứa, trừ đờm. Trị ho trăm ngày, viêm chi khí quản, viêm màng sườn kiểu ướt, ho hắng lao phổi, thấp chẩn, bệnh lý (amebic dysenterp) giết giun đũa, giun kim, chất. Ta có thể dùng chữa như công hiệu ghi trên đây của nước bạn đã chữa.

* Lượng dùng: 6g-12g/ngày (sao hoặc luyện mật)

* Kiêng kỵ: Phàm tụ vợ hư hàn, đại tiện lỏng sệt thì cấm dùng.

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo nói:

Bách bộ còn gọi củ ba mươi.

Ngọt, đắng, hơi ôn, chẳng độc người.

Trừ được ho lâu còn mát phổi.

Độc cổ[mfn]Độc cổ là bị đánh thuốc độc, truyền thi, ho lao lây truyền đời nọ sang đời kia[/mfn] truyền thi, khỏi mười mươi

Bách bộ căn đào thủa tháng ba. 

Bỏ ruột ngâm rượu phép y gia. 

Hễ là đờm thấp trừ cho hết. 

Lâm, bế đều không hiện chẳng ra. 

2) Trương Sơn Lôi nói:

Vị thuốc Bách bộ giỏi sát trùng, trùng do thấp nhiệt sinh ra, tức là nhà người bệnh lao, trong phổi có trùng, cũng là do hư nhiệt, đó là thuốc chuyên dùng, hình như không thể nói tính ôn được, cho nên Ngõa Quyền cho rằng ngọt, Đại Minh nói rằng đắng. Tô Cung nói rằng hơi lạnh. Họ Mậu kinh sơ bảo thẳng Biệt lục là nhầm, cũng có lý. Song dù nói rằng: hơi ấm, cũng như bảo tử uyển ôn nhuận chuyên trị phế ho, xét ra không phải là cái ôn của ôn nhiệt, cho nên hễ có ho là có thể thông dụng vậy. Vốn là thứ rễ của cây cỏ mà có đến mấy mươi củ, tính chuyên giáng xuống, cho nên có thể trị khí xốc lên. Ông Tần Hồ bảo bách bộ cũng như loại thiên môn đông, cho nên đều chữa bệnh phế, sát trùng. nhưng bách bộ khí ấm mà không lạnh, ho lạnh thì nên dùng. Thiên môn đồng tính lạnh mà không nóng, ho nóng thì nên dùng. Tôi cho rằng Tần Hồ nói vậy sợ còn quá nệ, thực ra thì môn đồng ngọt nhầy, chỉ có thể trị cái ho táo nhiệt, mà người phế có chất âm lạnh, đờm trệ động đều nên kiêng. Bách bộ tuy nói rằng ấm lạnh, song nhuận mà không tạo và lại có thể mở tiết ra, giáng khí xuống, nên cứ chứng ho thì họ nào cũng nên dùng, nhất là ho lâu ho do hư thì là thuốc tốt cần thiết.

Ông Trình Trung Linh trong y học Tâm ngộ” bài “Chỉ thấu tán” tương đối có công hiệu, Công lực chính ở 2 vị tử uyển và bách bộ tuyên thông khí phế.

“Chỉ thấu tán” Kinh giới 2 – 3 đ.cân; Cát cánh 1 – 2 đ, cân; Tử uyển 2 – 4 đ.cân; Bách bộ 3 đ.cân; Bạch tiền 2 – 3 đ.cân; Trần bì 2 – 3 đ.cân; Cam thảo 1 đ.cân “Thiên kim phương” bảo 1 vị bách bộ sắc đặc có thể chữa khỏi họ đã 30 năm, là có nguồn gốc có lý do vậy.

Ông Thạch Ngoan bảo: Phế nhiệt suyễn ho ho lao, có sán nên dùng, giun kim, lọ cùng truyền thi, nóng trong xương dùng nhiều. Lại bảo người tỳ vị hư chớ dùng vì cái có vị đắng tổn thương vụ. Tôi bảo chuyên chủ trị khí xốc lên chính vì cái công của vị đắng vậy. Nói chung họ đều khí phế ngược lên trên, không phải bách bộ không trị được, nếu hiếm vì tổn thương tính trung hòa của vị thổ thì dùng vật phẩm bố trung như sâm truật cùng giúp phỏng có ngại gì.

5. Phối hợp ứng dụng

1) Trị các loại ho do hư:

Bách bộ; Tang căn bạch bì Thiên môn đông; Mạch môn đông; Bối mẫu; Tỳ bà diệp; Ngũ vị tử; Tử uyển (Không chữa được ho do thực tích).

2) Trị đột ngột ho (bạo khái thấu)

Dùng rễ bách bộ ngâm rượu mỗi lần uống 1 chén, ngày uống nhiều lần. 

Hoặc: Bách bộ;  Gừng sống. Lượng bằng nhau sắc uống. 

Hoặc: Bách bộ hòa mật sắc uống,

3) Trị trẻ bị ho lạnh (Bách bộ hoàn)

Bách bộ (sao) 30g; Ma hoàng (bỏ đốt) 30g;  Hạnh nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn) sao cùng nghiền nhỏ, lấy nước nấu sSôi 3 – 5 dạo, nghiền như bùn, hoàn viên như hạt bồ kết, mỗi lần uống 2 – 3 viên nước ấm điều uống. (Tiền Ất Tiểu nhi phương) 

4) Trị ho đã 30 năm

Dùng: Bách bộ 20 cân (giã nhừ lấy nước) sắc như mạch nha, ngày 3 lần uống, mỗi lần 1 thìa cà phê.

+ Thâm sư thêm 2 cân mật/

+ Ngoại Đài thêm di đường 1 cân.

(Thiên kim phương) 

5) Trị khắp mình sưng vàng:

Đào lấy những củ bách bộ tươi rửa sạch giã nhừ đắp lên rốn, lấy cơm nếp nửa cân, rượu cùng nước 1/2 hợp giã nhuyễn đắp lên trên thuốc lấy bằng buộc lại, sau 1 – 2 ngày thấy trong miệng có mùi rượu thì nước đã theo tiểu tiện mà ra, sưng tự tiêu vậy. . (Dương thị kinh nghiệm phương)

6) Trị lầm nuốt phải đồng tiền:

Dùng bách bộ 4 lạng, Rượu 1 cân, ngâm 1 đêm, uống ấm 1 thăng, ngày 2 lần. (Ngoại đài bí yếu phương) 

7) Trị trăm thứ trùng vào tai:

Bách bộ (sao) nghiền, hòa dầu sống một chữ (0,3 gam) đắp trên nhĩ môn. (Thánh Lễ tổng lục phương) 

8) Hun áo trừ rận:

Bách bộ, tần giao nghiền nhỏ cho vào chậu đất đốt khói hun, rận tự rụng rơi xuống, cũng có thể nấu nước ngâm giặt áo. (Kinh nghiệm phương)

Rượu bách bộ: Cắt bách bộ thành miếng sao cho vào túi ngâm rượu, uống hàng ngày. Trị các loại họ mới bị hay đã lâu.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm