Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Nhục Thung Dung: Còn gọi: Nhục tùng dung (Ngô phổ bản thảo). Thung dung (Bản thảo kinh tập chủ). Địa tinh (Thạch dược nhĩ nhã). Kim duẩn (Hiện đại thực dụng trung dược), đại vân (Thanh hải dược tài).

Loại này bổ nhưng không mãnh liệt, có tính chất thung dung hòa hoãn nên gọi (nhục là thịt, thung dung là hòa hoãn).

– Tên khoa học: 

1) Nhục thung dung. Cistanche salsa (C. A. Mey) G. Beck.

2) Thung dung: Cistanche deserticcola Y.C.MA. 

3) Mê nhục thung dung: Cistanche ambiqua (Bge) G. Beck. Thuộc họ Liệt đương (Orobanchaceae).

Nước ta chưa có loại này. Ba loại tên khoa học trên, loại 1 có ở Mông Cổ, Hiệp Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, Tân Cương. Loại 2 có ở Nội Mông, loại 3 có ở mọi nơi Nội Mông Cổ.

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Nhục thung dung là cây thân có mang lá vẩy của cây Nhục thung dung 

– Hình thái:

Nói chung Nhục thung dung phần nhiều ký sinh ở rễ cây “tần” (Semen coryli heterophyllae) cao 6 – 7 thốn đến hơn 1 xích, dáng hình trụ, chất nạc tựa như thịt, lá có váy xếp như lá thông, khi dài thì bên trong rỗng, mùa hè vùng đỉnh mọc hoa hình môi cùng lá dọc đều hiện sắc vàng xanh.

– Bào chế: Nhục thung dung:

Loại bỏ tạp chất, lấy nước trong ngâm, mỗi ngày thay nước 1 – 2 lần (nếu là thung dung mặn thì ngâm hết vị mặn) cắt miếng bổ dọc phơi khô.

Tửu thung dung:

Lấy miếng thung dung bổ dọc trên dùng rượu ngon trộn đều đặt trong bình kín, đặt trong nồi nấu kiểu cách thủy đến hết rượu làm mức, lấy ra, phơi khô trong mát. (Cứ 100 cân nhục thung dung dùng 30 cân rượu).

Lôi công bào chích luận: Trước đem rượu trong ngâm 1 đêm, đến sáng, lấy bàn chải xoa bỏ đất cát, vảy nổi, bổ đôi bỏ 1 lần màng trắng như dạng màng trong ống tre trúc, nấu từ ngọ đến dậu, bỏ ra, lại nướng dấm vừa phải. Tôi thì không làm thế, vì nhục thung dung không độc đem nấu mất chất, nên chỉ chải bỏ đất cát, vảy ngoài, bổ đội bóc màng ở lõi vì để màng đó khiến người khí xốc lên. Xong thì nướng với dấm cho thơm rồi dùng. Kể cả loại nhục thung dung mặn tôi không làm cho hết mặn đi.

2. Tác dụng dược lý

Vật ngâm bằng cồn loãng với nhục thung dung thêm nước vào nuôi chuột cống non thi thể trọng tăng trưởng so với tổ đối chiếu nhanh hơn. Thuốc ngâm nước, rượu, sắc cho ra chất dịch của nhục thung dung thí nghiệm đối với chó, mèo cùng thỏ mọi giống này đều đã gây mê, chứng minh rằng có tác dụng hạ huyết áp. Nhục thung dung đối với chuột con có tác dụng xúc tiến rãi dịch bài tiết ra và hô hấp ma tý. Thành phần bài tiết bọt rãi là một loại vật chất axit hữu cơ nào đó, thành phần làm ma túy hô hấp có thể là loại glycoside.

3. Vị thuốc Nhục thung dung theo Đông y

– Tính vị: Ngọt chua mặn, ấm. 

– Vào kinh: Thận, đại tràng.

+ Bản thảo kinh sơ: Vào thận, tâm bão, mạnh môn. 

+ Bản thảo kinh giải: Vào can, tỳ, thận. 

+ Ngọc thu dược giải: Can, thận, đại tràng. 

– Công dụng chủ trị: Bổ thận ích tinh, nhuận táo, trơn ruột. Trị con trai dương yếu, Con gái không đẻ, ra khí hư băng huyết, eo gối lạnh đau, huyết khô tiện bí.

+ Bản kinh:

Chủ trị 5 chứng lao, 7 chứng tổn thương, bổ trung, trừ đau nóng lạnh trong ngọc hành, nuôi 5 tạng, mạnh âm, ích tinh khí, đàn bà trưng hà.

+ Biệt lục: Trừ tà khí ở bàng quang, ngừng đi lỵ, trị eo lưng đau. 

+ Dược tính luận: Ích tủy, đẹp nhan sắc, sống lâu. trị con gái băng huyết, mạnh dương, đại bổ ích, chủ trì đại tiện đỏ trắng.

+ Nhật Hoa tử bản thảo:

Trị con trai tuyệt dương không dậy không hứng, con gái tuyệt âm không đẻ, nhuận 5 tạng, lớn cơ nhục ấm eo lưng đầu gối, con trai tiết tinh, đái máu, di lịch, ra khi hư, âm hành đau.

+ Bản thảo kinh sơ: Rượu trắng nấu nhừ ăn, trị người già đại tiện táo bí kết.

* Cách dùng, lượng dùng: Dùng uống trong Sắc nước4g – 12g/ngày. Hoặc làm thuốc hoàn.

* Kiêng kỵ: Vị yếu ỉa sệt, tướng hỏa vương kiêng dùng.

+ Bản thảo mông thuyên: Kiêng đồ sắt. 

+ Bản thảo kinh sơ: Tiết tả cấm dùng, trong thận có nhiệt, dương mạnh dễ dấy mà tinh không bền chặt kiêng dùng.

+ Dược phẩm hóa nghĩa: Tướng hỏa vượng, Vị tràng vếu kỵ dùng.

+ Đắc phối bản thảo: Kỵ đồng, sắt. Hỏa thịnh tiện bí, tâm hư khí chướng cấm dùng.

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị con trai 5 chứng lạo 7 chứng tổn thương, âm nuy không dấy, đã bệnh 10 năm, ngứa thấp tiểu tiện buốt rắt nhỏ giọt, lúc đái đỏ lúc vàng:

– Nhục dung; Thỏ ty tử; Sà sàng tử; Ngũ vị tử; Viễn chí; Tục đoạn; Đỗ trọng đều 4 phân. Tán nhỏ rất kỹ, mật hoàn viên như hạt ngô, sáng sớm uống 5 viên, ngày 2 lần.

(‘Y phương tâm: Nhục thung dung hoàn) 

2) Trị vùng hạ bộ hư tổn, trong bụng đau đớn, không thích uống ăn, bình bổ:

Nhục thung dung 2 cân, ngâm rượu 3 ngày, cắt vụn sấy khô, giã nhừ nghiền nhỏ, chia 1 nửa nấu với rượu làm cao, còn 1 nửa cho vào trong cối giã viên như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên, tăng đến 30 viên, rượu ấm hoặc nước cơm điều uống trước bữa ăn lúc đói.

(“Thánh tễ tổng lục” Nhục thung dung hoàn)

3) Bổ tinh bại, mặt đen lao thương:

Thung dung 4 lạng (nấu nước cho nhừ, cắt mỏng nghiền nhỏ) thịt tinh dê chia làm 4 lần, cho ngũ vị vào, lấy nước nấu cháo lúc đói uống.

(Dược tính luận) 

4) Mạnh gân đầy tủy: Thung dung, Lươn. Cùng nghiền nhỏ, rượu hoàng tinh viên uống. (Bản thảo thập di)

5) Trị hư tổn, ấm hạ nguyên, ích tinh tủy, lợi eo lưng đầu gối: 

Nhục thung dung (ngâm rượu 1 đêm, cạo bỏ vỏ nhăn nướng khô); Sà sàng tử; viễn chí (bỏ lõi); ngũ vị tử; phòng phong (bỏ đầu, bẹ); phụ tử (bào chế bó vẻ rốn); thỏ ty tử (ngâm rượu 3 ngày, phơi khô, nghiền riêng); ba kích; đỗ trọng (bỏ có thô, nướng hơi vàng, cắt) đều 1 lạng.

Thuốc trên nghiền nhỏ luyện mật làm viên như hạt ngô đồng. Mỗi ngày lúc đói rượu ấm điều uống 20 viên, nước muối điều thuốc cũng được, dần tăng đến 40 viên làm mức.

(“Thánh huệ phương” Nhục thung dung hoàn)

6) Trị thận hư đái đục trắng:  

Nhục thung dung; lộc nhung; hoài sơn; bạch phục linh. Lượng bằng nhau, nghiền nhỏ viên với gạo hồ, làm viên như hạt ngô mỗi lần dùng nước táo điều uống 30 viên.

(Thánh Lễ tổng lục)

7) Trị phát hãn, lợi tiểu tiện, mất tân dịch, đại phủ bí kết. Người già người hư đều có thể uống:

Nhục thung dung (ngâm rượu, sấy khô, 2 lạng, trầm hương nghiên riêng) 1 lạng. Nghiền đều nhỏ, dùng nước vùng nấu hổ làm viên như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 70 viên, lúc đói nước cơm điều uống.

(“Tế sinh phương” Nhuận tràng hoàn) 

8) Trị tuổi cao huyết dịch khô cạn, đại tiện táo kết trong ngực buồn bực: Nhục thung dung to 3 lạng ngâm rượu trắng rứa bỏ vảy, cắt miếng, lấy nước 3 bát sắc còn 1 bát, uống. (Y học quảng bút ký) 

9) Trị tiêu trung dễ đói: Nhục thung dung; Sơn thù; Ngũ vị tử. Nghiền nhỏ viên mật bằng hạt ngô, mỗi lần 20 viên với nước muối. (Y học chỉ nam) 

10) Trị đàn bà không sinh để: Nhục thung dung; Bạch giao; Đỗ trọng; Địa hoàng; Đương qui; Mạch môn đông

11) Trị phá thương phong (uốn ván) miệng cấm khấu, cắn răng, mình cứng:

Nhục thung dung cắt miếng phơi khô dùng 1 bát nhỏ đặt đốt trong thùng kín có lỗ hổng, lấy khói hun lên vết thương, rất công hiệu.

12) Trị thận hư tại điếc, hoặc phong tà vào kinh lạc trong tại có tiếng kêu:

Nhục thung dung; Sơn thù nhục; Thạch xương bồ; Thạch long nhuế; Thỏ ty tử; Khương hoạt; Lộc nhung; Thạch hộc; Từ thạch; Phụ tử (Đều 1 lạng). Toàn yết 7 con; Xạ hương 1/2 chữ.

Cùng nghiền nhỏ hoàn viên với mật như hạt ngô, mỗi lần uống 100 viên với rượu hoặc nước muối khi. đói.

(Tế sinh phương) 

– Tham khảo:

Can ninh ký: Mạnh gân mạnh tủy dùng thung dung, Lươn. Hai vị nghiền nhỏ, lấy nước hoàng tinh viên uống, lực có thể gấp mười. 

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ